Tìm hiểu các loại vắc xin phòng ngừa dịch bệnh Covid-19 trên toàn cầu

Sang năm thứ hai, đại dịch Covid-19 tiếp tục hoành hành trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tiêm vắc xin phòng ngừa Covid-19 được xem là biện pháp tối ưu để ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh.

vắc xin phòng ngừa dịch bệnh Covid-19
Vắc xin ngừa Covid-19 là giải pháp ngừa đà lây lan của dịch bệnh

Tiến trình tiêm chủng vắc xin COVID-19

Hiện nay FDA (Hoa Kỳ) đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vắc xin COVID-19 của Pfizer-BioNTech cho người từ 12 đến 15 tuổi vào ngày 10/5/2021. Vắc xin sẽ được sử dụng hai liều cách nhau 3 tuần trong cùng một phác đồ cho bất kỳ ai từ 16 tuổi trở lên.

Pfizer cho biết đang tiến hành các thử nghiệm lâm sàng đối với vắc xin coronavirrus cho trẻ từ 6 tháng đến 11 tuổi. Các thử nghiệm của nhà sản xuất cho lứa tuổi 12 – 15 tuổi cho thấy vắc xin có hiệu quả tới 100% cho các đối tượng.

Ban đầu, nhân viên y tế và người cao tuổi là đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin Pfrizer. Sau thành công của việc sản xuất và phân phối hàng loạt vắc xin tại nhiều nước, từ tháng 4 vắc xin được tiêm mở rộng cho đối tượng từ 16 tuổi.

Tuy nhiên, vắc xin Moderna và Johnson & Johnson, hai nhà sản xuất vắc xin khác được FDA chấp thuận chỉ sử dụng được cho người từ 16 tuổi trở lên ở Mỹ.

Tại Việt Nam, vào ngày 1/2/2021, Bộ Y tế đã cấp phép lưu hành vắc xin đầu tiên chống COVID-19 tại Việt Nam – Vắc xin AstraZeneca. Vắc xin này được sử dụng cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên. Lịch tiêm gồm hai mũi, mũi tiêm sau cách mũi tiêm đầu từ 4 – 12 tuần.

Ngày 23/3/2021, vắc xin phòng COVID-19 thứ 2 được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam là vắc xin Sputnik V (Nga). Theo nghiên cứu lâm sàng, vắc xin này có hiệu quả lên tới 91,6%. Vắc xin này cũng được tiêm hai liều, liều sau cách liều đầu 21 ngày.

Cơ chế phòng bệnh của các loại vắc xin COVID-19

vắc xin phòng ngừa dịch bệnh Covid-19
Vắc xin Pfizer dùng thông tin di truyền RNA để ngừa virus gây bệnh

Vắc xin Pfizer sử dụng thông tin di truyền RNA (mRNA). Trong đó chứa các thông tin tạo ra protein “tăng đột biến” cho phép virus xâm nhập vào tế bào của con người. Vắc xin mRNA thông tin với các tế bào miễn dịch để tạo ra protein và hoạt động tương tự như chúng đã bị nhiễm coronavirrus, từ đó mang lại khả năng miễn dịch chống lại virus gây bệnh.

Vắc xin Johnson & Johnson sử dụng DNA để kích hoạt phản ứng miễn dịch với virus corona.

Vắc xin Sputnik V sử dụng nền tảng vec-tơ virus – sử dụng virus vô hại để đưa vật chất di truyền từ virus gây COVID-19 vào hệ thống miễn dịch – tương tự như vắc xin Astra Zenena và Johnson & Johnson.

Một số loại vắc xin làm suy yếu các phiên bản của adenovirus, một trong những loại virus gây cảm lạnh thông thường. Vắc xin này kết hợp với các gen từ protein tăng đột biến của coronavirus để kích hoạt kệ miễn dịch chống lại chúng.

Tiêm chủng vắc xin COVID-19 có tác dụng gì?

vắc xin phòng ngừa dịch bệnh Covid-19
Vắc xin được coi là giúp chặn đứng đà lây lan virus COVID-19 trên toàn cầu

Khi bạn tiếp xúc với virus hoặc vi khuẩn, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tạo ra các kháng thể chống lại chúng.

Vắc xin buộc hệ miễn dịch của bạn tạo ra kháng thể để chống lại một bệnh cụ thể, thường là với dạng vi trùng đã chết hoặc suy yếu. Sau đó, nếu bạn tiếp xúc lại với chúng, hệ miễn dịch sẽ tự động biết cách phòng chống chúng. Tiêm chủng vắc xin sẽ cung cấp cho bạn khả năng miễn dịch, khi đó bạn sẽ không bị lây bệnh hoặc nếu có bị thì bệnh sẽ nhẹ hơn nhiều so với người chưa tiêm chủng.

Vắc xin sẽ làm chậm sự lây lan của đại dịch COVID-19 trên toàn cầu. Tiêm chủng mở rộng sẽ giúp giảm lượng người mắc bệnh và cứu sống được nhiều mạng sống hơn.

Vắc xin được phát triển như thế nào?

vắc xin phòng ngừa dịch bệnh Covid-19
Vắc xin Covid-19 đang được phát triển với tốc độ siêu thần tốc

Việc phát triển vắc xin chống lại COVID-19 đang diễn ra với tốc độ cực kỳ nhanh chóng. Thông thường, việc nghiên cứu và phát triển một loại vắc xin cần kéo dài nhiều năm, tuy nhiên do ảnh hưởng lớn của đại dịch nên hàng nghìn nhà nghiên cứu trên khắp thế giới đang nghiên cứu hơn 100 dạng vắc xin khác nhau.

Hiệu quả và an toàn chính là mối quan tâm chính đối với các loại vắc xin được ban hành. Vắc xin Pfizer được tiêm rộng rãi ở nhiều nước và được xem là có hiệu quả tới 95% phòng chống bệnh sau khi tiêm đủ hai liều.

Trước khi bất kỳ loại vắc xin nào được cấp phép lưu hành rộng rãi, cần phải trải qua quá trình phát triển và thử nghiệm để đảm bảo rằng chúng có hiệu quả chống lại virus hoặc vi khuẩn và không gây ra các tác dụng phụ. Các giai đoạn phát triển vắc xin thường tuân theo tiến trình sau:

  • Giai đoạn thăm dò: Đây là bước đầu của nghiên cứu trong phòng thí nghiệm để tìm ra thứ gì có thể điều trị hoặc ngăn ngừa bệnh tật. Giai đoạn này thường kéo dài từ 2 đến 4 năm.
  • Giai đoạn tiền lâm sàng: Các nhà khoa học sử dụng thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và thử nghiệm trên động vật (như chuột hoặc khỉ), để tìm hiểu xem vắc xin có thể hoạt động hay không. Giai đoạn này thường kéo dài từ 1 đến 2 năm. Nhiều loại vắc xin tiềm năng không vượt qua được giai đoạn này. Nhưng nếu như thử nghiệm thành công và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành thì đó là giai đoạn thử nghiệm lâm sàng.
  • Diễn biến lâm sàng: Đây là một quá trình ba giai đoạn thử nghiệm ở người. Giai đoạn I kéo dài từ 1 đến 2 năm và có dưới 100 người tham gia. Giai đoạn II mất ít nhất 2 năm và thử nghiệm trên vài trăm người. Giai đoạn III kéo dài 3 đến 4 năm và thử nghiệm trên hàng nghìn người. Nhìn chung, quá trình thử nghiệm lâm sàng một loại vắc xin có thể kéo dài đến 15 năm hoặc hơn. Khoảng một phần ba số vắc xin được thực hiện từ giai đoạn I cho đến khi được phê duyệt lưu hành.
  • Xem xét và phê duyệt lưu hành tiêm chủng rộng rãi: Các nhà khoa học cùng với Bộ Y tế sẽ xem xét các dữ liệu từ các thử nghiệm lâm sàng, nếu đảm bảo yêu cầu sẽ ký tên cấp phép lưu hành.
  • Chế tạo: Vắc xin được đưa vào sản xuất rộng rãi. Cơ quan chức năng sẽ kiểm tra nhà máy và phê duyệt nhãn thuốc.
  • Kiểm soát chất lượng: Các nhà khoa học và cơ quan chính phủ cần theo dõi quá trình sản xuất thuốc và những người được tiêm chủng để đảm bảo an toàn.

Đào Tâm