Hội chứng Covid kéo dài do đâu, có cách nào giải quyết nhanh?

Nhiều bệnh nhân Covid dù đã khỏi bệnh nhưng các triệu chứng vẫn còn, đây được gọi là hội chứng Covid kéo dài. Làm thế nào để khắc phục nhanh tình trạng này?

Hội chứng Covid kéo dài
Hội chứng Covid kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống

Hội chứng Covid kéo dài là gì?

Thông cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 6/10/2021 có định nghĩa về Hội chứng Covid kéo dài như sau: Tình trạng sau khi mắc Covid-19 xảy ra ở những người từng nhiễm SARS-CoV-2, thường là 3 tháng kể từ khi mắc bệnh với các triệu chứng kéo dài ít nhất 2 tháng.

Các triệu chứng phổ biến gồm: mệt mỏi, khó thở, rối loạn nhận thức, mất ngủ, mất khứu giác, tim đập nhanh, chóng mặt, đau khớp, trầm cảm… ảnh hưởng đến các hoạt động ngày ngày.

Các triệu chứng này có thể xuất hiện khi Covid-19 mới khởi phát hoặc sau khi người bệnh đã hồi phục. Các triệu chứng kéo dài có thể thay đổi hoặc tái phát theo thời gian.

Ngoài những triệu chứng phổ biến trên, các chuyên gia y tế nhận định có khoảng 200 triệu chứng liên quan đến hội chứng hậu Covid-19, đặc biệt là ở những người đã phải điều trị tích cực.

Hội chứng Covid kéo dài
Hội chứng Covid kéo dài với nhiều biểu hiện

Tại sao đã khỏi bệnh Covid nhưng các triệu chứng vẫn kéo dài?

Theo các chuyên gia, hội chứng Covid kéo dài được gây ra bởi các cơ chế chính là:

(1) Sự xâm nhập của virus SARS-CoV-2 vào tế bào

Virus xâm nhập và gây ra tổn thương cấu trúc và rối loạn chức năng của tế bào ở các cơ quan như: hệ hô hấp, tiêu hóa, tim mạch, nội tiết, cơ xương khớp, thần kinh…

(2) Phản ứng viêm và phản ứng miễn dịch quá mức của cơ thể

Phản ứng viêm và phản ứng miễn dịch quá mức của cơ thể để chống lại virus thường được gọi là hội chứng “cơn bão cytokines”. Đây là hiện tượng hệ thống miễn dịch tự tấn công cơ thể và các cơ quan, gây tổn hại đa cơ quan trong đợt bệnh cấp.

(3) Yếu tố tâm lý của người bệnh

Một số tình trạng như lo lắng khi bị bệnh, cách ly, mất việc, hết tiền, mất người thân, sợ hãi khi nằm trong phòng điều trị tích cực… gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe tâm thần của người bệnh. Tình trạng này nếu không có biện pháp kiểm soát sẽ kéo dài cả sau khi bệnh Covid đã khỏi.

(4) Các virus khác trong cơ thể được “kích hoạt” trở lại

Một số chuyên gia cũng nghi ngờ các triệu chứng Covid kéo dài có thể là kết quả của việc các virus khác trong cơ thể bùng phát trở lại và gây bệnh.

Đối tượng nào dễ gặp phải hội chứng Covid kéo dài?

Một nghiên cứu do Trung tâm Nghiên cứu y sinh Leicester (thuộc Viện Nghiên cứu y tế Quốc gia Anh – NIHR) thực hiện cho thấy người bị béo phì, bệnh nền và những người cần máy trợ thở trong quá trình điều trị Covid-19 tại bệnh viện có nguy cơ mắc Hội chứng Covid kéo dài cao hơn so với những đối tượng khác.

Cơ quan Thống kê Anh từng ghi nhận Hội chứng Covid kéo dài xuất hiện phổ biến hơn ở nhóm đối tượng từ 35-49 tuổi, những người có vấn đề sức khỏe khác hoặc tàn tật.

Hội chứng Covid kéo dài
Cơn bão cytokines có thể gây tổn thương đa cơ quan

Cách khắc phục hội chứng Covid kéo dài

Các chuyên gia cảnh báo, mặc dù đã khỏi Covid-19 nhưng người bệnh vẫn cần theo dõi, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của mình.

1. Đi khám khi có dấu hiệu bất thường

Không phải ai sau khi khỏi bệnh cũng bị mắc hội chứng Covid kéo dài, tuy nhiên, mỗi người, đặc biệt là những người có bệnh nền, vẫn cần tự theo dõi và chăm sóc sức khỏe của bản thân, nhằm phát hiện sớm những bất thường để đi khám và điều trị phù hợp. Vì Covid-19 vẫn còn là căn bệnh mới với các nhà khoa học và tất cả chúng ta, nên những gì mà nó có thể gây ra vẫn chưa được xác định rõ ràng.

Khi phát hiện các triệu chứng bất thường hoặc các triệu chứng Covid-19 kéo dài sau khi đã âm tính, tốt nhất là nên đi khám sức khỏe tổng quát để bác sĩ kiểm tra.

2. Chú ý dinh dưỡng đúng

Sau khi đã khỏi Covid, cần chú ý thực đơn để cân bằng và bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể nhanh hồi phục. Mỗi ngày nên ăn khoảng 5 bữa, kết hợp đa dạng các nhóm chất, ưu tiên các món ăn bài thuốc bổ dưỡng.

Khi mắc Covid và cả khi đã điều trị khỏi, người bệnh có thể tham khảo sử dụng bài thuốc Thập toàn đại bổ để bồi bổ khí huyết, tăng cường thể lực. Bài Thập toàn đại bổ được kết hợp từ bài Bát trân thang và 2 vị thuốc quý là Hoàng kỳ và Quế vỏ. Bài thuốc đã được ghi trong Dược điển, được các thầy thuốc Đông y tin dùng để điều trị các tình trạng suy nhược cơ thể kèm dương hư với các tình trạng mệt mỏi, không có sức, tim đập nhanh, đánh trống ngực, mất ngủ, chân tay lạnh…

Người mắc hội chứng Covid kéo dài với các biểu hiện mệt mỏi, sức yếu, mất ngủ… có thể sử dụng bài thuốc Thập toàn đại bổ để bồi bổ cơ thể, tăng cường thể lực, giảm các triệu chứng trên.

Bài thuốc Thập toàn đại bổ hiện đã được nghiên cứu, bào chế và sản xuất thành dạng viên nén tiện dụng. Tiêu biểu trong số đó là Thập Toàn Đại Bổ Nhất Nhất do Dược phẩm Nhất Nhất sản xuất và phân phối. Sản phẩm hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Hội chứng Covid kéo dài
Bài thuốc Thập toàn đại bổ đã được nghiên cứu, sản xuất thành dạng viên nén

3. Bổ sung kẽm tăng cường miễn dịch

Hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp cơ thể chống chọi lại các tác nhân gây bệnh và cũng giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi sau bệnh. Để tăng cường miễn dịch, người bệnh đừng quên bổ sung kẽm. Vì kẽm là vi chất thiết yếu giúp tế bào miễn dịch sản sinh. Ngoài ra, kẽm cũng là một trong những dưỡng chất được Tổ chức Y tế thế giới khuyên dùng để giúp giảm các triệu chứng Covid-19.

Khi bổ sung kẽm, có thể bổ sung dạng kẽm gluconate – đây là dạng kẽm mà cơ thể dễ hấp thu nhất, cho hiệu quả cao nhất.

4. Tập thở đúng cách

Phục hồi chức năng phổi với các bài tập thở cũng là giải pháp được các chuyên gia khuyến nghị. Người bệnh nên tập hít vào, thở ra chậm, hít sâu dần dần và thở ra nhẹ nhàng.

Có thể tìm hiểu các bài tập thở bụng hoặc thở luân phiên để tăng cường chức năng phổi.

5. Tập thể dục hàng ngày

Vận động giúp khí huyết lưu thông, hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và cơ xương khớp đỡ nhức mỏi. Để giúp ngăn ngừa các triệu chứng Covid-19 kéo dài, mỗi người nên tập thể dục hàng ngày, có thể là đi bộ chậm, đạp xe hoặc các bài tập dưỡng sinh. Nên cố gắng tập thể dục 30 phút mỗi ngày, 5 ngày một tuần.

6. Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc

Cùng với suy giảm sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần cũng bị ảnh hưởng nặng nề sau Covid-19. Để giảm thiểu căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi và những suy nghĩ tiêu cực, mỗi người nên sắp xếp thời gian ngủ, nghỉ ngơi hợp lý và có biện pháp để kiểm soát căng thẳng.

Cố gắng đảm bảo cả thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ bằng cách lên lịch đi ngủ và thức dậy cùng một thời điểm mỗi ngày, tắt các thiết bị di động trước khi đi ngủ…

Để kiểm soát căng thẳng, hãy ngồi thiền hoặc bất kỳ thú vui nào khác mà bạn thích như nghe nhạc, xem phim, cắm hoa hoặc khiêu vũ…

Ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục vừa sức và kiểm soát căng thẳng thật tốt, các triệu chứng của hội chứng Covid kéo dài sẽ sớm thuyên giảm.

Vân Anh