Cách bảo vệ bản thân trước biến thể Delta COVID-19 siêu lây nhiễm

Biến thể Delta của virus COVID-19 siêu lây nhiễm cho tới ngày 6/07/2021 đã lây lan sang 98 quốc gia chỉ sau hơn 6 tháng xuất hiện. Đây là chủng virus chiếm ưu thế trong đợt dịch COVID-19 thứ 4 đang bùng lên ở Việt Nam. Tìm hiểu các thông tin về biến chủng Delta và cách bảo vệ bản thân.

biến thể Delta Covid-19
Mức độ lây lan nhanh của biến thể Delta COVID-19

Biến thể Delta COVID-19 còn được gọi là B1617.2

Biến thể Delta COVID-19 còn được gọi với tên khoa học là B1617.2, được tìm thấy ở Ấn Độ vào tháng 12 năm 2020. Hiện đây là chủng chiếm tỷ lệ vượt trội ở Ấn Độ, Anh và ở cả Việt Nam trong đợt dịch này.

Theo Viện trưởng Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, GS.TS. Phan Trọng Lân cho biết giữa biến chủng Alpha đầu tiên phát hiện ở Anh có khả năng lây nhiễm cao hơn 70% so với các biến thể cũ, nghĩa là chủng virus ban đầu phát hiện ở Trung Quốc 1 người trung bình lây cho 2 – 4 người khác, còn biến chủng Alpha có thể lây cho 7 người khác.

Tuy nhiên, biến thể Delta còn dễ lây nhiễm hơn biến thể Alpha. Ước tính có thể lây nhiễm nhiều hơn từ 40 – 60%.
Các nhà nghiên cứu vẫn không chắc là tại sao biến thể delta của COVID-19 dễ lây lan hơn những biến thể khác. Họ cho rằng những biến đổi trong protein của biến chủng có thể giúp xâm nhập vào tế bào của người nhanh và dễ dàng hơn. Một nghiên cứu ban đầu thì cho răng một đột biến trong biến thể delta giúp nó dễ dàng hòa trộn với tế bào của con người khi chúng tự gắn vào. Khi virus dễ hòa trộn với tế bào của người thì sẽ dễ lây nhiễm sang nhiều tế bào hơn và dễ chế ngự được hệ miễn dịch của con người.

Biến thể Delta COVID-19
Người nhiễm phải biến chủng Delta COVID-19 có triệu chứng bệnh nặng hơn

Biến thể Delta gây bệnh nặng hơn so với biến thể Alpha

Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo biến chủng COVID-19 Delta có khả năng gây bệnh nặng hơn (cao gấp 2,6 lần) đối với người chưa từng tiêm vắc xin.

Một nghiên cứu ở Scotland cho thấy tỷ lệ nhập viện của bệnh nhân nhiễm biến chủng COVID-19 Delta cao hơn 85% so với biến chủng Alpha. Tuy nhiên, có khoảng thời gian chênh lệch giữa nhập viện và tỷ lệ tử vong nên chưa có thống kê cụ thể biến chủng này có khả năng gây tử vong cao hơn so với các biến chúng khác hay không. Tuy nhiên biến chủng Delta có thể gây bệnh theo cấp số nhân.

Nhiều nghiên cứu cho thấy triệu chứng COVID-19 biến chủng delta gây ra nặng hơn gấp đôi so với biến chủng alpha. Tại Trung Quốc, các bác sĩ cho biết cá bệnh nhân mắc phải biến chủng delta thường yếu hơn so với các bệnh nhân trước đây đã từng được điều trị trong đại dịch. Tình trạng bệnh cũng tiến triển nhanh hơn nên dẫn tới nguy cơ tử vong cao.

Các triệu chứng hàng đầu khi mắc phải biến chủng này được báo cáo gồm có:

  • Đau đầu
  • Đau họng
  • Sổ mũi
  • Sốt cao

Triệu chứng ho đang trở nên ít phổ biến hơn đối với người mắc COVID-19 biến chủng mới. Tương tự, mất khứu giác cũng là một triệu chứng ít phổ biến hơn. Chính vì thế mà các chuyên gia lo ngại mọi người có thể nhầm lẫn các triệu chứng nhiễm COVID-19 với các triệu chứng cảm lạnh. Khi đó việc phát hiện bệnh, cách ly và dễ khiến cho biến thể lây lan rộng.

Làm cách nào để tự bảo vệ mình trước biến thể mới Delta COVID-19

Biến thể Delta COVID-19
Tiêm vắc xin phòng COVID-19 là cách tốt nhất để tránh nhiễm biến thể mới

Để bảo vệ chính bản thân mình cũng như người thân thì việc tiêm phòng vắc xin COVID-19 đầy đủ là cách bảo vệ tốt nhất. Các báo cáo cho thấy, những ai tiêm đủ hai liều vắc xin Pfizer – BioNTech có khả năng bảo vệ chống lại nhiễm biến thể delta đến 79%. Vắc xin có hiệu quả 88% đối với các triệu chứng nếu như nhiễm bệnh.

Tiêm đầy đủ 2 liều vắc xin AstraZeneca có khả năng bảo vệ bạn tránh nhiễm COVID-19 lên tới 92% kể cả biến chủng delta.

Trong khi đó, một liều duy nhất của vắc xin AstraZeneca có hiệu quả 71% đối với việc nhập viện do mắc biến chủng Delta gây ra và chỉ tránh được nhiễm COVID-19 có 33,5%. Nghiên cứu này đã chỉ ra tầm quan trọng của việc tiêm đầy đủ hai liều vắc xin.

Các chuyên gia khuyến cáo người dân nên thực hiện nghiêm quy tắc 5K của Bộ y tế:

  • Đeo Khẩu trang
  • Khử khuẩn
  • Giữ Khoảng cách an toàn (Cách nhau 2m)
  • Không tập trung
  • Khai báo y tế

Sức mạnh của tiêm chủng đủ liều vắc xin trong phòng ngừa biến chủng COVID-19

Biến thể Delta COVID-19
Người trẻ thường là những người chần chừ trong việc tiêm chủng

Chính vì thế, tiêm chủng được coi là công cụ tốt nhất để chống lại sự gia tăng các ca COVID-19 biến chủng Delta ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp 5K theo khuyến cáo của Bộ y tế thì nên đưa càng nhiều người tiêm chủng vắc xin càng nhanh càng tốt. Việc chần chừ và từ chối tiêm vắc xin từ phía người dân vẫn là trở ngại lớn. Hiện nay, tiêm vắc xin COVID-19 ở Việt Nam là hoàn toàn miễn phí và là cách bảo vệ duy nhất bạn khỏi lây nhiễm bệnh.

Ở Anh, người trưởng thành từ 18 – 29 tuổi có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất so với mọi lứa tuổi. Bởi những người trong nhóm tuổi này thường có nguy cơ bị COVID – 19 tiến triển nặng và tử vong thấp hơn. Tuy nhiên, đối tượng này vẫn dễ nhiễm COVID và kéo theo các triệu chứng bệnh trong lâu dài.

Bạn nên biết rằng đối với người tiêm chủng đủ hai liều vắc xin COVID-19 thì hầu như không cần phải lo lắng với biến thể Delta. Chỉ một phần rất nhỏ người đã tiêm chủng đủ hai liều vắc xin bị nhiễm bệnh. Và những người tiêm chủng đầy đủ khi nhiễm thì bệnh cũng không tiến triển nặng hoặc không có triệu chứng bệnh.

Khi có lượng lớn người dân chưa được tiêm chủng trên khắp thế giới thì các biến thể mới khác của virus COVID-19 sẽ tiếp tục xuất hiện. Có thể kể tới như một phiên bản mới của Delta là Delta Plus cũng đang xuất hiện trên thế giới. Không những thế, biến thể Delta Plus còn kháng lại phương pháp điều trị bằng kháng thể đơn dòng. Nên tiêm phòng được coi là cách duy nhất hiệu quả để chống lại Covid-19 trên toàn cầu.

Đào Tâm