Một số quốc gia đã tạm dừng sử dụng vắc xin AstraZeneca phòng ngừa COVID-19 vì có báo cáo cho rằng vắc xin này có thể liên quan tới vấn đề cục máu đông.
Ngừng tiêm vắc xin Covid-19 AstraZeneca tại một số nước châu Âu
Đức, Pháp, Ý và Tây Ban Nha đã trở thành những quốc gia mới nhất ngừng sử dụng vắc xin cùng với Ireland, Đan Mạch, Thái Lan, Hà Lan, Na Uy, Iceland, Công Gô và Bulgaria.
AstraZeneca đã đưa ra một tuyên bố cho biết 15 trường hợp bị cục máu đông và 22 trường hợp thuyên tắc phổi đã được báo cáo trong những người được tiêm vắc xin ở vương quốc Anh và liên minh châu Âu.
Vắc xin Covid-19 đang nhận được sự quan tâm từ truyên thông toàn thế giới
Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) cho biết việc ngừng tiêm vắc xin phòng Covid-19 AstraZeneca là một biện pháp phòng ngừa được thực hiện trong bối cảnh các quốc gia châu Âu này. Tuy nhiên EMA cũng như Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho biết không có dữ liệu nào cho thấy tiêm vắc xin sẽ gây ra cục máu đông và người dân các nước nên tiếp tục tiêm vắc xin vì lợi ích đem lại cao hơn nguy cơ.
Nhiều nghìn người bị tiến triển các bệnh cục máu đông hằng năm ở châu Âu vì những lý do khác nhau. Số lượng các biến chứng tắc huyết khối mạch nói chung ở những người được tiêm chủng dường như cũng không cao hơn số lượng đã có trong dân số nói chung.
AstraZeneca đưa ra sự bảo đảm về độ an toàn của vắc xin
Theo thông cáo báo chí của Giám đốc Công ty AstraZeneca Ann Taylor có nói “Khoảng 17 triệu người ở châu Âu và vương quốc Anh hiện đã tiêm vắc xin của chúng tôi. Số trường hợp đông máu được báo cáo trong nhóm này thấp hơn hàng trăm trường hợp bị bệnh liên quan đến cục máu đông trong dân số nói chung”.
Bản chất tính nghiêm trọng của đại dịch dẫn tới sự quan tâm tăng lên khi bắt gặp các biến chứng sau tiêm. Theo phía nhà sản xuất vắc xin thì vắc xin phòng Covid-19 AstraZeneca đã đảm bảo vượt qua các tiêu chuẩn an toàn của vắc xin được cấp phép.
AstraZeneca cho biết trong các nghiên cứu lâm sàng thì vắc xin của họ có hiệu quả khoảng 70% so với hiệu quả 95% và 94% của hai loại vắc xin Pfizer và Modern. Cả ba loại đều đang được tiêm rộng rãi ở châu Âu.
Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã cấp phép lưu hành vắc xin AstraZeneca được sản xuất tại Đại học Oxford vào ngày 15/02/2021. Vắc xin này được Liên Hợp Quốc phân phối lượng lớn cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.
AstraZeneca cho biết họ đang có kế hoạch khẩn cấp xin cấp phép sử dụng với FDA để tiêm chủng rộng rãi tại Mỹ.
Sưu tầm
Đào Tâm