Cảnh báo tổn thương gan do thuốc và cách phòng tránh tốt nhất

Tổn thương gan do thuốc thường là do sử dụng một số loại thuốc trong thời gian dài hoặc uống kèm rượu bia hay dùng các chất kích thích gây hại.

tổn thương gan do thuốc
Tổn thương gan do thuốc có nhiều dấu hiệu cảnh báo

Thuốc gì gây tổn thương gan?

Tìm hiểu về các loại thuốc gây tổn thương gan sẽ giúp bạn nhận thức rõ về lợi ích cũng như nguy cơ mà thuốc gây ra. Nhận biết đúng sẽ giúp phòng tránh nguy cơ dùng quá liều và tránh dùng kèm với rượu bia.

1. Acetaminophen

Acetaminophen là một loại thuốc được sử dụng để giảm đau và hạ sốt.

Nhiều nghiên cứu về tổn thương gan do thuốc đã phát hiện ra acetaminophen là thủ phạm phổ biến.

Acetaminophen có trong nhiều loại thuốc không kê đơn, bạn có thể tự mua mà không cần chỉ định của bác sĩ. Dùng đúng liều lượng khuyến cáo thì tương đối an toàn, nhưng nếu dùng quá liều hoặc dùng liên tục trong thời gian dài có thể dẫn đến tổn thương gan.

Acetaminophen gây tổn thương gan bằng cách hạn chế tác dụng của glutathione. Tế bào chứa glutathione – một chất chống oxy hóa và giải độc các hóa chất như chất ô nhiễm và thuốc. Khi dùng quá nhiều acetaminophen, nó sẽ làm giảm tác động của glutathione, khiến các hợp chất độc hại tích tụ trong gan, làm suy giảm khả năng thải độc ra khỏi cơ thể và gây tổn thương.

Ngoài ra, uống kèm acetaminophen với các loại thuốc khác hoặc rượu cũng có thể làm tăng khả năng mắc các vấn đề về gan.

tổn thương gan do thuốc
Để tránh tổn thương gan do thuốc, cần dùng thuốc theo đúng hướng dẫn

2. Inhalants (chất bay hơi)

Dung môi, sơn, bình xịt tẩy rửa gia dụng, chất tẩy rửa bàn phím, chất làm mát không khí, keo dán, bút đánh dấu và chất lỏng tẩy rửa… có chứa Inhalants – một chất bay hơi.

Inhalants tác động đến hệ thần kinh làm thay đổi tâm trí, tạo ra sự hưng phấn, ảo giác, choáng váng, các vấn đề về hô hấp, tổn thương tủy xương, não và tổn thương gan.

Trong số các tác dụng phụ của chúng, phổ biến và nguy hiểm nhất là ngạt thở, khiến người bệnh không nhận đủ oxy lên não, gây hôn mê và tổn thương vĩnh viễn.

3. Heroin

Heroin là một chất dạng thuốc phiện bất hợp pháp, rất độc hại và gây nghiện. Nó thường được hút hoặc tiêm để tạo ra các tác dụng phụ gây hưng phấn và an thần.

Ngoài tác hại đến gan, heroin còn là nguyên nhân gây ra bệnh phổi, mất ngủ, bệnh tâm thần, rối loạn chức năng tình dục, các vấn đề về khả năng sinh sản, nhiễm trùng mô mềm…

Khi tiêm heroin, nó sẽ đi vào gan qua đường máu. Công việc của gan là giải độc các loại thuốc này và loại bỏ chúng khỏi cơ thể. Hầu hết các loại thuốc đều hòa tan trong chất béo, có nghĩa là chúng khó đi qua nước tiểu. Gan khắc phục vấn đề này bằng cách phá vỡ các chất này và chuyển chúng thành các dạng hòa tan trong nước để chúng có thể đi qua mật hoặc nước tiểu.

Mặc dù gan có chức năng giải độc nhưng nếu sử dụng quá nhiều heroin có thể khiến gan phải làm việc nhiều hơn, dẫn đến suy giảm chức năng.

4. Cocain

Cocain là một chất kích thích hệ thần kinh trung ương gây nghiện và gây hại cho cơ thể. Cocain có thể gây viêm gan, huyết áp thấp, suy thận, rò rỉ các chất vào tuần hoàn máu.

Ngoài ra, gan phải làm việc liên tục để đào thải chất độc dẫn đến quá sức và cuối cùng là ngừng hoạt động bình thường.

Sử dụng cocain lâu dài cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, dùng quá liều dẫn đến tử vong.

tổn thương gan do thuốc
Cocain có cả trong thuốc gây tê cục bộ

5. Methamphetamine

Methamphetamine là một chất kích thích thần kinh trung ương được sử dụng rộng rãi để điều trị tăng động giảm chú ý, béo phì và ngủ gà, do đó tạo ra một nguồn cung cấp chuyển hướng sang sử dụng bất hợp pháp.

Methamphetamine dễ bị sản xuất bất hợp pháp.

Giống như cocain, methamphetamine có thể được hít, tiêm hoặc nuốt. Methamphetamine làm tăng sự tỉnh táo, năng lượng và các chức năng sinh lý như thở, nhịp tim và huyết áp.

Sử dụng methamphetamine lâu dài thường liên quan đến các vấn đề như bệnh ngoài da, sâu răng, tổn thương gan nghiêm trọng.

Tổn thương gan do methamphetamine thường là do tình trạng tăng thân nhiệt hoặc nhiệt độ cơ thể cao bất thường. Tăng thân nhiệt gây căng thẳng oxy hóa và làm cạn kiệt glutathione, có thể gây tổn thương tế bào và mô, ảnh hưởng đến khả năng phân hủy độc tố và giải độc của gan.

Nếu không điều trị, những người bị nghiện loại thuốc này có khả năng bị suy các cơ quan.

6. Dextromethorphan

Dextromethorphan có trong nhiều loại thuốc giảm ho không kê đơn. Mặc dù là một loại thuốc không kê đơn, nhưng những người dùng những loại thuốc có chứa hoạt chất này thường dùng liều cao, dẫn đến viêm gan và nhiễm độc gan.

Các dấu hiệu cảnh báo bệnh gan do thuốc

Tổn thương gan do thuốc có thể gây ra một số triệu chứng bất thường như:

  • Da và mắt hơi vàng
  • Da ngứa và khô
  • Đau và chướng bụng
  • Mắt cá chân và chân bị phù
  • Nước tiểu đậm màu
  • Đi tiểu khó
  • Phân nhạt
  • Mệt mỏi thường xuyên
  • Buồn nôn và nôn
  • Ăn không ngon
  • Tăng cân đột ngột
  • Dễ bị bầm tím
  • Khó ngủ
tổn thương gan do thuốc
Tổn thương gan do thuốc có thể gây ra một số triệu chứng bất thường

Những ai dễ bị tổn thương gan do thuốc?

  • Dùng các chất kích thích gây nghiện bất hợp pháp
  • Dùng thuốc giảm đau không kê đơn nhiều hơn liều lượng được khuyến cáo
  • Nghiện rượu
  • Đã mắc một bệnh gan khác, như xơ gan, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu hoặc viêm gan virus
  • Uống rượu trong khi dùng một loại thuốc hoặc chất bổ sung
  • Làm việc trong môi trường có sử dụng hóa chất công nghiệp độc hại
  • Bị đột biến gen ảnh hưởng đến hoạt động của gan

Chẩn đoán tổn thương gan do thuốc

Nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào và có bất kỳ điều gì làm tăng khả năng tổn thương gan, hãy đi khám để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Bác sĩ sẽ khám sức khỏe, đồng thời xem xét các triệu chứng và tiền sử bệnh. Hãy thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc hoặc thảo dược đang bổ sung, rượu hoặc sử dụng bất kỳ hóa chất nào tại nơi làm việc.

Các xét nghiệm để chẩn đoán có thể gồm:

  • Xét nghiệm máu: đánh giá mức độ men gan để xem gan đang hoạt động như thế nào
  • Siêu âm: kiểm tra hình ảnh chi tiết về gan
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): sử dụng máy X-quang để kiểm tra hình ảnh lá gan
  • Sinh thiết gan: lấy một mẫu mô từ gan và xem xét dưới kính hiển vi để kiểm tra xem có bệnh gan nặng hay không.

Điều trị tổn thương gan do thuốc

Bước đầu tiên là ngừng tất cả những vấn đề khiến gan bị tổn thương, bao gồm chuyển thuốc, tránh bất kỳ loại thuốc hoặc hóa chất nào gây hại cho gan. Cắt bỏ hoàn toàn rượu bia vì nó gây hại cho gan. Các triệu chứng thường thuyên giảm trong vòng vài ngày nếu ngừng tiếp xúc với nguyên nhân.

Nếu bạn đã dùng quá liều acetaminophen, hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được sử dụng thuốc Acetylcysteine giúp ngăn ngừa tổn thương gan.

Các trường hợp tổn thương gan nặng cần được điều trị tại bệnh viện để giảm các triệu chứng. Nếu bị tổn thương nghiêm trọng, có thể cần phải ghép gan.

tổn thương gan do thuốc
Ghép gan chỉ được thực hiện khi có gan của người hiến tặng

Phòng ngừa tổn thương gan do thuốc

Để phòng ngừa tổn thương gan do thuốc, hãy nghiêm túc thực hiện theo một số gợi ý sau:

  • Chỉ dùng thuốc khi cần thiết
  • Với những thuốc không kê đơn, cần uống đúng theo hướng dẫn trên bao bì hoặc hướng dẫn của người bán thuốc
  • Với những thuốc kê đơn, chỉ uống theo chỉ dẫn của bác sĩ
  • Khi đang uống thuốc giảm đau chứa acetaminophen, thì đừng uống rượu
  • Tuân thủ các quy tắc an toàn nếu sử dụng bất kỳ hóa chất hoặc dung môi nào tại nơi làm việc. Tránh hoặc hạn chế tiếp xúc nếu có thể.
  • Để thuốc xa tầm tay của trẻ em, tránh để trẻ ăn phải thuốc
  • Tham khảo dùng thuốc bổ gan Đông y để tái tạo gan, giải độc gan do dùng nhiều bia rượu, tân dược.

Vân Anh