Triệu chứng suy thận và mối quan hệ nguy hiểm giữa suy thận và Covid-19

Những ngày qua, truyền thông đưa tin một số bệnh nhân không qua khỏi sau khi mắc Covid-19 trên nền bệnh suy thận mạn. Suy thận có mối quan hệ gì với Covid-19 và có thể nhận biết sớm triệu chứng suy thận để điều trị và phòng ngừa suy thận hay không?

Triệu chứng suy thận

Thận có nhiệm vụ lọc máu, thải độc tố đến bàng quang rồi loại bỏ chất độc ra ngoài cùng với nước tiểu. Suy thận xảy ra khi thận mất khả năng lọc chất thải từ máu. Suy thận có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị.

Người bị suy thận có thể nhận thấy một số triệu chứng dưới đây, hoặc không nhận thấy triệu chứng gì.

  • Lượng nước tiểu giảm
  • Sưng chân, mắt cá chân và bàn chân do giữ nước (suy thận làm giảm khả năng loại bỏ nước thải)
  • Khó thở không giải thích được
  • Buồn ngủ quá mức hoặc mệt mỏi
  • Buồn nôn
  • Lú lẫn
  • Đau hoặc tức ngực
  • Co giật
  • Hôn mê

Dấu hiệu sớm của suy thận

  • Lượng nước tiểu giảm
  • Ứ nước dẫn đến sưng chân tay
  • Hụt hơi


Có nhiều triệu chứng suy thận dễ nhận biết

Nguyên nhân gây suy thận

  • Giảm lưu lượng máu đến thận do một cơn đau tim, bệnh tim, xơ gan hoặc suy gan, mất nước, phản ứng dị ứng, nhiễm trùng nặng, chẳng hạn như nhiễm trùng huyết, huyết áp cao và dùng thuốc chống viêm…
  • Có vấn đề về loại bỏ nước tiểu khiến chất độc tích tụ trong thận. Một số bệnh ung thư có thể chặn đường dẫn nước tiểu như: tuyến tiền liệt, đại tràng, cổ tử cung, bàng quang, sỏi thận, có cục máu đông trong đường tiết niệu, tổn thương dây thần kinh kiểm soát bàng quang…

Những yếu tố nguy cơ khác:

  • Có cục máu đông trong hoặc xung quanh thận
  • Nhiễm kim loại nặng
  • Dùng ma túy và uống nhiều rượu
  • Viêm mạch máu
  • Lupus – một bệnh tự miễn có thể gây viêm nhiều cơ quan
  • Viêm cầu thận, viêm các mạch máu nhỏ của thận
  • Hội chứng urê huyết tán huyết, liên quan đến sự phá vỡ các tế bào hồng cầu sau khi bị nhiễm vi khuẩn, thường là ở ruột
  • Đa u tủy, ung thư các tế bào plasma trong tủy xương
  • Xơ cứng bì – một tình trạng tự miễn dịch ảnh hưởng đến làn da
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu – một rối loạn gây ra cục máu đông trong các mạch nhỏ
  • Thuốc hóa trị liệu điều trị ung thư và một số bệnh tự miễn
  • Một số loại kháng sinh
  • Mắc bệnh đái tháo đường nhưng không kiểm soát bệnh tốt.

Điều trị suy thận

Có một số phương pháp điều trị suy thận phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

1. Lọc máu

Đây là phương pháp sử dụng máy giúp thực hiện chức năng của thận. Tùy thuộc vào loại lọc máu, bạn có thể được kết nối với một máy lớn hoặc túi ống thông di động. Bạn cũng cần thực hiện chế độ ăn ít kali, ít muối khi đang lọc máu. Lọc máu không giúp chữa bệnh suy thận, nhưng nó có thể kéo dài cuộc sống của bạn nếu bạn điều trị thường xuyên theo đúng lịch mà bác sĩ đưa ra.


Lọc máu là biện pháp dùng máy để lọc máu thay chức năng của thận

2. Ghép thận

Một quả thận ghép có thể hoạt động bình thường, bệnh nhân không cần phải lọc máu nữa. Tuy nhiên, thường phải chờ đợi thời gian lâu để nhận được một quả thận của người hiến tương thích với cơ thể bạn. Bạn cần phải dùng thuốc ức chế miễn dịch sau phẫu thuật để ngăn ngừa cơ thể từ chối quả thận mới.

3. Thay đổi chế độ ăn uống

Không có chế độ ăn uống cụ thể nào cho những người bị suy thận. Những hướng dẫn thường phụ thuộc vào giai đoạn bệnh và sức khỏe của người bệnh. Một số lời khuyên mà người bệnh thận có thể thực hiện gồm:

  • Hạn chế natri và kali
  • Hạn chế photpho
  • Lưu ý với protein (chất đạm): trong giai đoạn bệnh thận sớm thì nên cắt giảm protein, nhưng trong suy thận giai đoạn cuối thì nên ăn nhiều protein hơn.
  • Ngừng uống rượu bia

Người bị suy thận sống được bao lâu?

Không thể biết chính xác một người bị suy thận sẽ sống được bao lâu, bởi phụ thuộc rất lớn vào tình trạng bệnh, sức khỏe và chế độ ăn uống, sinh hoạt của người bệnh. Ví dụ, một người trẻ tuổi bị suy thận không có các yếu tố nguy cơ phức tạp hoặc các tình trạng khác có thể sống lâu hơn một người già bị suy thận giai đoạn 4, 5 kèm theo bệnh đái tháo đường và bệnh tim mạch.

Nhìn chung, một người bị suy thận đang cần phải lọc máu có thể sống được khoảng 5-10 năm, miễn là họ tuân theo đúng phác đồ điều trị. Ghép thận có khả năng kéo dài tuổi thọ khoảng 5-10 năm.

Bệnh suy thận và Covid-19 có mối liên quan gì?

Theo Quỹ Thận quốc gia Mỹ (National Kidney Foundation), các báo cáo ban đầu từ Vũ Hán cho thấy, khoảng 3-9% bệnh nhân Covid-19 được xác nhận đã phát triển tổn thương thận cấp tính. Tổn thương thận cấp tính dường như là một dấu hiệu của nhiễm trùng do sars-cov-2 và làm tăng tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân này.

Covid-19 cũng được cho là góp phần gây ra tổn thương thận cấp tính bao gồm: chấn thương ống thận (hoại tử ống cấp tính) với sốc nhiễm trùng, viêm vi mô, tăng đông máu và nhiễm trùng thận. Hầu hết những bệnh nhân tổn thương thận cấp tính liên quan đến Covid-19 có chức năng thận bị suy giảm kể cả sau khi đã xuất viện.

Bởi vậy, những người bị bệnh thận cần đặc biệt cẩn trọng trong việc phòng ngừa dịch bệnh Covid-19, cần nghiêm túc thực hiện tất cả các biện pháp mà Bộ Y tế đưa ra. Bên cạnh đó, những người không bị suy thận nhưng có dấu hiệu mắc bệnh thận, có triệu chứng suy giảm chức năng thận cũng cần sớm điều trị để tránh những biến chứng và nguy hiểm không đáng có.

>> Xem thêm: Cẩm nang chủ động phòng chống dịch viêm phổi do virus corona


Bệnh suy thận và Covid-19 có mối liên quan với nhau

Phòng ngừa suy thận bằng cách nào?

  • Uống thuốc Tây theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu dùng thuốc không kê đơn thì cần uống theo đúng hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Dùng liều quá cao và dùng trong thời gian dài có thể làm tăng nồng độ độc tố trong máu, làm quá tải thận và gây hại cho thận.
  • Điều trị các nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến suy thận, như: bệnh tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường…
  • Có chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.
  • Dùng thuốc bổ thận, trị thận suy Đông y thế hệ 2

Những người có các chứng thận dương suy, lãnh cảm, di tinh, tiểu đêm, tiểu nhiều, đau lưng, mỏi gối, cơ thể suy nhược, kém ăn, ít ngủ, tóc bạc, tai ù, chân tay tê lạnh có thể điều trị bằng bài thốc bổ thận tráng dương, sinh tinh cường lực bí truyền trong dân gian. Hiệu quả của bài thuốc này đã được nhiều thế hệ chứng minh. Hiện nay bài thuốc này đã được chuyển giao sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy dược phẩm đạt chuẩn GMP-WHO, tạo nên thuốc bổ thận, trị thận suy Đông y thế hệ 2 dạng viên nén tiện dụng. Hiện nay loại thuốc này có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc, những người có dấu hiệu thận yếu, chức năng thận suy giảm có thể mua về sử dụng. Những người bị cao huyết áp cần thận trọng với loại thuốc này.

Vân Anh