Giải đáp thắc mắc “Người bệnh ung thư phổi sống được bao nhiêu lâu?”

Ung thư phổi là loại bệnh ung thư khá thường gặp hiện nay. Để biết được một người được chẩn đoán ung thư phổi sống được thêm bao nhiêu lâu phụ thuộc rất nhiều vào loại ung thư phổi, giai đoạn bệnh cũng như khả năng điều trị của họ.

ung thư phổi sống được bao lâu
Thắc mắc người bệnh ung thư phổi sống được bao lâu?

Ung thư phổi khu trú là khi chưa lan ra ngoài phổi. Tuy nhiên, theo thời gian, ung thư phổi sẽ di căn sang các bộ phận khác của cơ thể. Theo các chuyên gia thì tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với ung thư phổi khu trú sẽ cao hơn 10 lần so với người bệnh bị ung thư phổi di căn.

Khi bị chẩn đoán bị mắc ung thư phổi có thể khiến cho nhiều người bệnh vô cùng lo lắng và đặt ra nhiều câu hỏi cho tương lai. Dưới đây là các thông tin về bệnh ung thư phổi, mức độ lây lan và sự ảnh hưởng đối với tính mạng người bệnh.

Ung thư phổi là gì?

Ung thư phổi là một loại ung thư bắt đầu ở phổi. Ung thư bắt đầu khi các tế bào trong cơ thể phát triển bất thường ngoài tầm kiểm soát và lây lan sang các bộ phận lân cận hoặc cơ quan xa theo các hạch bạch huyết.

Tìm hiểu về cấu trúc và chức năng phổi

ung thư phổi sống được bao lâu
Phổi có chức năng chính là hấp thu oxy và loại bỏ CO2

Phổi gồm có hai lá phổi giống như bọt biển trong lồng ngực. Phổi bên phải có ba phần được gọi là các thùy. Phổi trái có hai thùy. Phổi trái nhỏ hơn vì để dành vị trí cho tim.

Khi chúng ta hít vào, không khí đi qua miệng hoặc mũi và đi vào phổi thông qua khí quản. Khí quản chia thành các ống gọi là phế quản, đi vào phổi và chia thành các phế quản nhỏ hơn – gọi là tiểu phế quản. Ở cuối các tiểu phế quản là các túi khí nhỏ gọi là phế nang.

Các phế nang hấp thụ oxy vào máu từ không khí hít vào và loại bỏ CO2 khỏi máu khi thở ra. Chức năng chính của phổi chính là hấp thu oxy và loại bỏ CO2.

Ung thư phổi thường bắt đầu từ các tế bào lót phế quản và các bộ phận của phổi như tiểu phế quản hoặc phế nang.

Ung thư phổi có tiến triển nhanh không?

Hiện nay có hai loại ung thư phổi chính bao gồm: ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) hoặc ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC).

Các loại ung thư phổi khác nhau sẽ tiến triển với tốc độ khác nhau.

Cụ thể thì ung thư phổi không tế bào nhỏ chiếm tới 85% các trường hợp ung thư phổi. Ung thư phổi tế bào nhỏ tuy ít phổ biến hơn nhưng lại lây lan mạnh và nhanh chóng hơn. Không những thế việc chẩn đoán ung thư phổi tế bào nhỏ từ sớm là rất khó khăn nên khi phát hiện thường đã ở giai đoạn muộn.

Ung thư phổi dễ điều trị hơn ở giai đoạn đầu nhưng việc phát hiện sớm là tương đối hiếm. Có tới 57% người bệnh ung thư phổi khi được chẩn đoán thì khối u đã di căn ra khỏi lồng ngực.

Tỷ lệ này còn cao hơn ở những người bị ung thư phổi tế bào nhỏ. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ thì có tới 2 trên 3 trường hợp người bị ung thư phổi tế bào nhỏ khối u đã lan ra ngoài phổi vào thời điểm chẩn đoán.

Việc tầm soát ung thư phổi thường xuyên đặc biệt ở người có nguy cơ cao như tiền sử hút thuốc là rất quan trọng trong việc cứu sống tính mạng người bệnh.

Triệu chứng bệnh ung thư phổi

ung thư phổi sống được bao lâu
Ho kéo dài là một trong những dấu hiệu bệnh ung thư phổi

Ung thư phổi thường không xuất hiện dấu hiệu ở giai đoạn sớm nhất của bệnh. Khi đã có các dấu hiệu rõ ràng thì thường bệnh đã chuyển qua giai đoạn nặng.

Một số dấu hiệu của ung thư phổi bao gồm:

  • Ho ra máu, dù chỉ ra lượng nhỏ
  • Hụt hơi
  • Ho kéo dài không khỏi
  • Đau ngực
  • Khàn tiếng
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Đau xương
  • Đau đầu

Nguyên nhân gây ung thư phổi

Hút thuốc gây ra phần lớn các trường hợp bệnh ung thư phổi. Tuy nhiên, bệnh ung thư phổi cũng có thể xảy ra ở những người chưa từng hút thuốc và cũng không tiếp xúc lâu dài với khói thuốc. Trường hợp này thì có thể không có nguyên nhân gây ra ung thư.

Hút thuốc lá gây ra ung thư phổi như thế nào?

ung thư phổi sống được bao lâu
Hút thuốc lá được xem là nguyên nhân chính gây ra các trường hợp ung thư phổi

Theo các bác sĩ, hút thuốc lá gây ung thư phổi do làm hỏng các tế bào lót phổi. Khi con người hít phải khói thuốc lá có chứa chất gây ung thư, những thay đổi trong mô phổi bắt đầu gần như ngay lập tức.

Ban đầu, cơ thể có thể tự sửa chữa những thay đổi này trong mô phổi. Tuy nhiên, hút thuốc lá kéo dài với tần suất cao thì các tế bào khỏe mạnh trong phổi bị tổn thương nặng nề. Theo thời gian, tổn thương khiến cho các tế bào hoạt động bất thường và ung thư có thể khởi phát.

Ung thư phổi di căn sang đâu?

Để tìm hiểu xem ung thư phổi có di căn hay không, bác sĩ cần thực hiện một loạt các xét nghiệm bao gồm:

  • Xét nghiệm máu
  • Chụp X-quang ngực
  • Chụp cộng hưởng từ MRI
  • Chụp CT cắt lớp
  • Quét PET
  • Quét xương

Kết quả xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ xác định được liệu ung thư mới đang khu trú ở phổi và lồng ngực hay đã di căn sang các bộ phận khác của cơ thể.

Trong giai đoạn đầu, ung thư phổi có thể di căn đến các hạch bạch huyết gần đó nhưng vẫn nằm trong khoang ngực.

Theo thời gian, ung thư phổi có thể lây lan sang các bộ phận xa hơn của cơ thể khi di căn. Một số cơ quan dễ bị ung thư phổi di căn gồm:

  • Gan
  • Xương
  • Não
  • Tuyến thượng thận

Tế bào ung thư phổi có thể lây lan vào mô lân cận trong ngực hoặc lan ra khắp cơ thể thông qua các mạch máu hoặc hệ bạch huyết.

Người bệnh ung thư phổi có khả năng sống thêm được 10 năm hay không?

ung thư phổi sống được bao lâu
Tuổi thọ của người bệnh ung thư phổi sẽ phụ thuộc vào giai đoạn bệnh

Triển vọng về tuổi thọ của người bệnh ung thư phổi phụ thuộc vào loại ung thư, giai đoạn bệnh khi được chẩn đoán và sức khỏe tổng thể của họ.

Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với bệnh nhân ung thư phổi tại Mỹ được xác định ở mức 20,5%. Nghĩa là trong 5 người bị ung thư phổi thì có 1 người có khả năng sống thêm được 5 năm hoặc lâu hơn bắt đầu từ thời điểm được chẩn đoán bệnh.

Triển vọng về tuổi thọ của người bệnh sẽ được cải thiện khi được chẩn đoán và điều trị sớm. Nếu khi phát hiện bệnh mới đang ở giai đoạn ung thư phổi khu trú thì thường sẽ sống thêm được 5 năm hoặc lâu hơn.

Tỷ lệ sống sót của người bệnh ung thư phổi không phải tế bào nhỏ cao hơn đối với người bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ.

Người bệnh ung thư phổi không phải tế bào nhỏ

Theo báo cáo của một số chuyên gia ung thư trong giai đoạn từ 2010 – 2016, tỷ lệ sống sót sau 5 năm:

  • 63% đối với ung thư phổi không tế bào nhỏ khu trú
  • 35% đối với ung thư phổi không tế bào nhỏ lan sang các mô lân cận
  • 7% đối với ung thư phổi không tế bào nhỏ đã lan sang các bộ phận xa của cơ thể

Tỷ lệ sống sót sau 5 năm của người bị ung thư phổi không phải tế bào nhỏ là 25%.

Người bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ

Theo báo cáo của các chuyên gia thì giai đoạn 2010 – 2016, tỷ lệ sống sót sau 5 năm:

  • 27% đối với ung thư phổi tế bào nhỏ khu trú
  • 16% đối với người bị ung thư phổi tế bào nhỏ lan sang các mô lân cận
  • 3% đối với người bị ung thư phổi tế bào nhỏ lan sang các bộ phận xa của cơ thể.

Tỷ lệ sống sót sau 5 năm của người bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ chỉ ở mức 7%.

>> Xem thêm Tìm hiểu các giai đoạn của bệnh ung thư ai cũng nên biết

Người bệnh ung thư phổi nếu không điều trị có thể sống được bao lâu?

ung thư phổi sống được bao lâu
Điều trị ung thư phổi giúp cải thiện tuổi thọ cho người bệnh tuy nhiên có thể giảm chất lượng cuộc sống

Việc chẩn đoán sớm và điều trị ung thư phổi sẽ giúp cải thiện tỷ lệ sống sót cho người bệnh. Nếu không điều trị sớm thì triển vọng cho người bệnh là rất thấp.

Một đánh giá năm 2013 về các nghiên cứu cho thấy thời gian sống sót trung bình của người bị ung thư phổi không tế bào nhỏ nếu không điều trị chỉ là hơn 7 tháng. Một đánh giá khác năm 2012 cho thấy người bị ung thư phổi tế bào nhỏ nếu không điều trị chỉ sống thêm được 2 – 4 tháng.

Các bác sĩ sẽ cho người thân và bệnh nhân biết được lợi ích và rủi ro của các phương pháp điều trị ung thư phổi. Họ có thể xem xét một số yếu tố gồm:

  • Loại và giai đoạn của bệnh ung thư phổi
  • Tuổi và sức khỏe tổng thể của bệnh
  • Sở thích và mục tiêu cá nhân của người bệnh

Điều trị ung thư phổi tuy có thể giúp cải thiện khả năng sống sót nhưng lại kèm theo các tác dụng phụ có thể làm giảm chất lượng cuộc sống.

Phòng ngừa ung thư phổi

Ung thư phổi là một dạng ung thư tiến triển nhanh và lây lan mạnh. Tỷ lệ sống sót đối với người bệnh hiện đang dần được cải thiện nhưng vẫn ở mức rất thấp đặc biệt với người bệnh bị ung thư phổi tế bào nhỏ.

Việc chẩn đoán và điều trị sớm sẽ cải thiện cơ hội sống cho một số người bệnh trong 5 năm hoặc lâu hơn khi bắt đầu phát hiện bệnh.

Người từng hút thuốc lá hoặc đang hút thuốc nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc tầm soát ung thư phổi thường xuyên.

Đào Tâm