Nhận biết ngay các dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày

Hầu hết bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn đầu đều không có triệu chứng hoặc không biểu hiện rõ ràng, đến khi phát hiện đã ở giai đoạn muộn. Triệu chứng nào cảnh báo ung thư dạ dày?

Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày khó phát hiện ở giai đoạn sớm

Nguyên nhân gây ung thư dạ dày

Không rõ nguyên nhân chính xác gây ra ung thư dạ dày, mặc dù nghiên cứu đã xác định nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Các nhà khoa học nhận thấy rằng ung thư dạ dày bắt đầu khi một tế bào trong dạ dày phát triển những thay đổi trong DNA của nó. DNA của tế bào chứa các chỉ dẫn cho tế bào biết phải làm gì.

Những thay đổi cho biết tế bào phát triển nhanh chóng và tiếp tục sống khi các tế bào khỏe mạnh sẽ chết. Các tế bào tích tụ tạo thành một khối u có thể xâm lấn và phá hủy các mô khỏe mạnh. Cùng với thời gian, các tế bào có thể vỡ ra và di căn đến các khu vực khác của cơ thể.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày bao gồm:

Ung thư dạ dày
Hút thuốc là yếu tố nguy cơ của nhiều loại ung thư, trong đó có ung thư dạ dày

Các triệu chứng, dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày

Điều quan trọng đối với những bệnh nhân có nguy cơ cao phát triển ung thư dạ dày, chẳng hạn như những người bị nhiễm trùng helicobacter pylori (một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn trong đường tiêu hóa), tham khảo ý kiến bác sĩ của họ khi có các triệu chứng tiềm ẩn. Các dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày ban đầu có thể bao gồm:

Buồn nôn và nôn

Đặc biệt là nôn trớ thức ăn đặc ngay sau khi ăn. Nôn đôi khi có thể chứa máu.

Cảm thấy no sau khi ăn một lượng nhỏ (no sớm)

Nhiều bệnh nhân ung thư trải qua cảm giác ‘no’ ở bụng trên sau khi ăn một lượng nhỏ thức ăn.

Phân có máu

Một số bệnh nhân bị chảy máu trực tràng, có thể phát hiện bằng cách nhận thấy máu có – màu đen, trông như hắc ín trong phân, bồn cầu hoặc trên giấy vệ sinh của họ. Điều này cho thấy chảy máu từ dạ dày hoặc phần trên của ruột non.

Giảm cân không rõ nguyên nhân

Người bệnh có thể chán ăn và sụt cân đột ngột hoặc không rõ nguyên nhân.

Đau dạ dày

Đau bụng hoặc khó chịu ở trên rốn có thể là dấu hiệu của khối u dạ dày. Sưng và chất lỏng tích tụ trong bụng cũng có thể do ung thư dạ dày.

Ung thư dạ dày
Giảm cân đột ngột là dấu hiệu tiềm ẩn của ung thư dạ dày

Phòng ngừa ung thư dạ dày như thế nào?

Để giảm nguy cơ ung thư dạ dày, bạn có thể:

Duy trì cân nặng hợp lý

Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, hãy nói chuyện với bác sĩ về các chiến lược giúp bạn giảm cân. Đặt mục tiêu giảm cân chậm và ổn định 1 hoặc 2 kg một tuần.

Ăn nhiều rau củ quả

Cố gắng kết hợp nhiều trái cây và rau quả vào chế độ ăn uống của bạn mỗi ngày. Chọn nhiều loại trái cây và rau quả nhiều màu sắc.

Giảm muối và thực phẩm hun khói

Hãy bảo vệ dạ dày của bạn bằng cách hạn chế những thực phẩm này.

Bỏ thuốc lá

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, cũng như nhiều loại ung thư khác.

Khám sức khỏe định kỳ

Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn có nguy cơ bị ung thư dạ dày. Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư dạ dày có thể xem xét các xét nghiệm, chẳng hạn như nội soi, để tìm các dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày.

Ung thư dạ dày
Chế độ ăn uống lành mạnh giúp giảm nguy cơ bị ung thư dạ dày

Sống chung với ung thư dạ dày như thế nào?

Được chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày dường như là một bản án tử hình đối với hầu hết mọi người, tuy nhiên một số biện pháp hỗ trợ sau đay có thể giúp người bệnh đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị và kéo dài thời gian sống.

Hồi phục sau phẫu thuật

Việc hồi phục sau phẫu thuật có thể mất nhiều thời gian. Điều quan trọng là hãy tiếp nhận mọi thứ một cách từ từ và cho bản thân thời gian để phục hồi. Trong thời gian phục hồi sức khỏe, tránh nâng các vật nặng như trẻ em hoặc túi mua sắm, và các công việc vất vả như làm việc nhà. Người bệnh cũng có thể được khuyên không nên lái xe.

Một số phương pháp điều trị khác, đặc biệt là hóa trị và xạ trị, có thể khiến người bệnh rất mệt mỏi, có thể cần phải tạm dừng một số hoạt động bình thường của mình trong một thời gian.

Theo dõi sức khỏe thường xuyên

Sau khi điều trị xong, người bệnh cần kiểm tra sức khỏe định kỳ, thường là ba tháng một lần trong năm đầu tiên. Trong quá trình kiểm tra, bác sĩ sẽ khám và yêu cầu các xét nghiệm máu hoặc chụp cắt lớp để xem tình trạng đáp ứng với điều trị như thế nào.

Ăn kiêng sau phẫu thuật

Nếu phẫu thuật cắt bỏ một phần dạ dày, bệnh nhân sẽ chỉ có thể ăn một lượng nhỏ thức ăn trong một thời gian sau khi phẫu thuật. Điều này là do dạ dày không có khả năng chứa nhiều thức ăn như trước khi phẫu thuật và cơ thể sẽ cần có thời gian để điều chỉnh dung tích dạ dày mới. Nên tăng dần dần số lượng ăn khi dạ dày bắt đầu mở rộng.
Nếu đã phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ dạ dày, có thể phải mất một thời gian lâu hơn để có thể ăn uống bình thường trở lại. Cũng giống như khi cắt một phần dạ dày, bệnh nhân chỉ có thể ăn một lượng nhỏ thức ăn cho đến khi cơ thể thích nghi. Nên ăn ít và thường xuyên, và thay đổi đa dạng loại thực phẩm hấp thu.

Phẫu thuật cắt bỏ dạ dày cũng có nghĩa là bệnh nhân sẽ cần phải tiêm vitamin B12 thường xuyên. Vitamin B12 thường được hấp thụ qua dạ dày từ thực phẩm bạn ăn và cần thiết để giúp ngăn ngừa một tình trạng gọi là thiếu máu và các vấn đề thần kinh.

DS Phan Hiền