Hiểu đúng về bệnh U phì đại tiền liệt tuyến

Gần 20% nam giới ở độ tuổi 41-50 và trên 80% nam giới trên 70 tuổi mắc chứng phì đại tiền liệt tuyến (còn gọi là u phì đại tiền liệt tuyến). Bệnh gây nhiều phiền toái như tiểu dắt, bí tiểu, tiểu đêm nhiều lần làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ngoài ra nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm khó lường khác.

Tuyến tiền liệt của nam giới ở đâu?

Tuyến tiền liệt (TTL) là một tuyến nằm ngay dưới bàng quang, nối với niệu đạo. Các tuyến ở trong mô tuyến tiền liệt tiết ra một chất dịch màu trắng, trong quá trình giao hợp, tuyến co bóp và đẩy chất nhờn xuống đường niệu đạo, ở đây nó trộn lẫn với các chất nhày khác tạo thành tinh dịch.

Tuyến tiền liệt thay đổi nhiều lần trong cuộc đời nam giới. Lúc mới sinh, kích thước tuyến tiền liệt chỉ bằng hạt đậu. Ở thời niên thiếu nó lớn dần lên và mềm, nhưng sau đó tuyến tiền liệt bắt đầu lớn lên nhanh chóng. Sau tuổi 20 tuyến tiền liệt sẽ ổn định kích cỡ và hình dạng thông thường. Trong giai đoạn trưởng thành tuyến tiền liệt có kích thước bằng quả óc chó. Sau đó, tuyến tiền liệt thường giữ nguyên kích thước đến tuổi ngủ tuần và bắt đầu to lên ở những năm sau đó.

Sự gia tăng kích cỡ này là do các tế bào tuyến nhân lên, dẫn tới sự phì lên của các mô tuyến tiền liệt hay còn được gọi một cách khoa học là: “Bệnh phì đại tuyến tiền liệt lành tính” hay “U phì đại tuyến tiền liệt lành tính”.

Nguyên nhân gây phì đại tuyến tiền liệt (PĐTTL)

U phì đại lành tính TTL là căn bệnh không thực sự nguy hiểm. Khi trẻ ra đời, TTL có kích thước chỉ bằng hạt đậu và tiếp tục phát triển đến khi 20 tuổi, lúc này nó đạt khối lượng từ 15 – 20g. Giai đoạn tuổi từ 30 -45, kích thước TTL duy trì ổn định, sau tuổi 45 bắt đầu phình to lên. Mức độ PĐTTL ở mỗi người sẽ khác nhau, thông thường từ 30 – 80g, cá biệt có trường hợp từ 100-200g.

Tuyến tiền liệt bình thường
Tuyến tiền liệt bình thường và phì đại tuyến tiền tiền liệt

Nguyên nhân PĐTTL chủ yếu là do 2 nguyên nhân chính: thay đổi nội tiết tố sinh dục nam và lối sống sinh hoạt (ít uống nước, ăn nhiều chất béo, rượu, cà phê, thuốc lá…). Các yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh gồm có tiểu đường, tiền sử gia đình có người đã từng mắc bệnh. Cơ chế bệnh sinh là sự thay đổi hormone sinh dục ở những người đàn ông lớn tuổi dẫn đến tăng sản dihydrotestosterone, bên cạnh đó có sự tích tụ của estrogen trong các tuyến bị lão hóa và thiếu hụt các acid béo, kẽm và các acid amin. Đa phần những người bị mắc PĐTTL không biết các dấu hiệu của bệnh, ít chú ý tới những thay đổi bất thường khi đi tiểu

>> Xem thêm Vì sao tiểu đêm đáng lo ở người bệnh tiểu đường

Lasota – Giải pháp cho u xơ phì đại tiền liệt tuyến

Những dấu hiệu của phì đại tuyến tiền liệt

Những dấu hiệu của PĐTTL gồm có: bí tiểu, tiểu són, tiểu ngắt quãng, đi tiểu nhiều lần vào trong ngày và đêm. Bệnh thường đi kèm với sự hình thành sỏi bàng quang, các triệu chứng có thể nặng lên nếu thay đổi thời tiết, uống rượu bia hoặc sử dụng thuốc chống Cholinergic, thuốc thần kinh. Cần chú ý là bệnh ung thư tiền liệt tuyến cũng có thể có những triệu chứng vừa nêu trên. Để chẩn đoán chính xác, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để các bác sĩ siêu âm u tuyến tiền liệt đo độ nhô của tiền liệt tuyến và lượng nước tiểu tồn lưu. Dùng xét nghiệm PSA để biết đó là bướu lành hay ác tính.

PĐTTL không phải là bệnh nguy hiểm và có nhiều loại thuốc giúp cải thiện đáng kể tình trạng rối loạn đi tiểu của người bệnh, cũng như có nhiều phương pháp can thiệp nhưng điều quan trọng nhất là cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời tránh những biến chứng như: Sỏi bàng quang, nhiễm trùng niệu tái đi tái lại, bí tiểu mạn tính, suy giảm chức năng thận… và có thể suy thận . Do vậy, khi thấy những dấu hiệu của bệnh cần đến bác sĩ chuyên khoa được khám và điều trị kịp thời.