Lạc nội mạc tử cung – bệnh phụ khoa thường thấy ở 50% phụ nữ vô sinh

Lạc nội mạc tử cung là bệnh lý lành tính, thường gặp ở phụ nữ 35-50 tuổi. Khi mô tuyến lạc vào trong cơ tử cung sẽ tạo ra tình trạng bệnh lý bất thường với triệu chứng phổ biến nhất là đau bụng kinh, kinh nguyệt nhiều và rong kinh.

Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung đang ngày càng trở thành căn bệnh được nhắc đến phổ biến ở nữ giới

Lạc nội mạc tử cung đang ngày càng trở thành căn bệnh được nhắc đến phổ biến ở nữ giới. Trong số các bệnh nhân, có nhiều cái tên nổi tiếng như Lena Dunham (nữ diễn viên của series phim nổi tiếng Girls) hay Daisy Ridley (ngôi sao của Star Wars). Mặc dù là một căn bệnh lành tính, nhưng những cơn đau do lạc nội mạc tử cung gây ra có thể rất dữ dội, gây suy kiệt cả về sức khỏe lẫn tinh thần cho người bệnh cùng hệ quả lâu dài dẫn đến vô sinh. Trong khi đó, có đến 80% phụ nữ không biết gì về chứng bệnh này. Vì những dấu hiệu không rõ ràng, khó nhận biết nên lạc nội mạc tử cung bị coi như một căn bệnh “vô hình” và thường chỉ được phát hiện sau nhiều năm.

>> Xem thêm Tại sao bệnh phụ khoa thường xuyên tái đi tái lại?

Bệnh lạc nội mạc tử cung là gì?

Nội mạc tử cung là lớp tế bào trên bề mặt tử cung, là địa điểm làm tổ cho phôi trong quá trình mang thai. Mỗi kì kinh nguyệt, do quá trình thụ thai không diễn ra, lớp nội mạc sẽ bị bong đi và trôi ra ngoài cùng máu kinh. Song vì các nguyên nhân khác nhau, các mảnh vụn của lớp nội mạc này bị chảy ngược trở lại vào ống dẫn trứng hay lên đến buồng trứng. Khi bị tắc lại ở các bộ phận ngoài tử cung, các mảnh vụn sẽ bám vào nơi đó và bắt đầu phát triển, gây viêm nhiễm nghiêm trọng và chảy máu. Hiện tượng này được gọi là chứng lạc nội mạc tử cung. Trong một vài trường hợp, các mảnh vụn nội mạc còn có thể xâm nhập đến những vùng xa hơn trong khoang bụng như khu vực quanh ruột hay bàng quang.

Nội mạc tử cung
Nội mạc tử cung là lớp tế bào trên bề mặt tử cung – địa điểm làm tổ cho phôi trong quá trình mang thai

Tình trạng này thường phổ biến ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản và ít gặp ở những phụ nữ đã mãn kinh. Độ tuổi có nguy cơ mắc căn bệnh này cao nhất là trong khoảng từ 30 – 40 tuổi, song bệnh có thể xuất hiện ở các bé gái từ 8 tuổi trở lên. Theo thống kê tại Mỹ, trung bình có từ 6 – 10% nữ giới bị mắc chứng lạc nội mạc tử cung. Tại Anh, cứ 10 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thì có 1 người đang gặp phải tình trạng này.

Điều gì gây ra lạc nội mạc tử cung?

Theo các nhà nghiên cứu, hiện chưa có nguyên nhân nào được chứng minh rõ ràng là gây ra căn bệnh này, tuy nhiên, giả thuyết về yếu tố di truyền đang được nhiều bằng chứng ủng hộ.

Một nguyên nhân khác có khả năng gây ra bệnh là các tác nhân trong hệ thống miễn dịch hoặc rối loạn kinh nguyệt, cụ thể là sự thay đổi dòng chảy của máu kinh khiến các mảnh vụn nội mạc chảy ngược về phía ống dẫn trứng thay vì chảy xuống đường âm đạo. Các tế bào lớp nội mạc tử cung cũng có thể được phát tán ra những bộ phận khác trên cơ thể qua hệ tuần hoàn máu hoặc qua hệ bạch huyết.

Triệu chứng của bệnh lạc nội mạc tử cung

Các triệu chứng chính của bệnh là những cơn đau ở vùng chậu, vùng lưng dưới và vùng bụng dưới. Những cơn đau này có thể trở nên trầm trọng hơn vào mỗi kì kinh nguyệt hoặc khi quan hệ tình dục.

đau ở vùng chậu
Các triệu chứng chính của bệnh là những cơn đau ở vùng chậu, vùng lưng dưới và vùng bụng dưới

Ngoài ra, các biểu hiện như đau ruột, đầy hơi và buồn nôn khi đau hay các vấn đề về tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón, khó tiêu…) khi có kinh nguyệt cũng là các dấu hiệu phổ biến của bệnh.

Một triệu chứng điển hình khác của lạc nội mạc tử cung là hiện tượng rối loạn kinh nguyệt như đau đớn, chu kỳ kéo dài và ra máu nhiều. Nếu bạn thấy chu kỳ kinh nguyệt của mình không ổn định, lượng kinh thất thường thì cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám. Rất nhiều phụ nữ thậm chí không phát hiện ra bệnh cho đến khi bị phát hiện vô sinh.

>> Xem thêm Rong kinh và rong huyết: Nguyên nhân và giải pháp điều trị

Cách điều trị và phòng ngừa bệnh lạc nội mạc tử cung

Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để đối với căn bệnh này. Các phương pháp chữa trị hiện tại được đưa ra chỉ nhằm làm giảm đau đớn cho người bệnh và giảm tình trạng phát triển của nội mạc tử cung. Thông thường, những người mắc bệnh sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc giảm đau hoặc thuốc giúp cân bằng hormone, nhưng những thuốc này không thể trị triệt để bệnh và sẽ mất tác dụng khi ngừng dùng. Đồng thời, bạn có thể sẽ phải đối mặt với nhiều tác dụng phụ nguy hại như mãn kinh sớm, khô âm đạo, giảm mật độ xương, dẫn đến tăng nguy cơ loãng xương. Trong trường hợp nặng nhất, bạn có thể phải tiến hành phẫu thuật nội soi hoặc cắt bỏ tử cung.

phương pháp chữa trị
Các phương pháp chữa trị hiện tại được đưa ra chỉ nhằm làm giảm đau đớn cho người bệnh

Do đó, việc phát hiện sớm cũng như tích cực đề phòng căn bệnh này là vô cùng cần thiết. Những biện pháp phòng ngừa bệnh lạc nội mạc tử cung là:

  • Thường xuyên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình: Hãy để ý đến độ ổn định về thời gian, lượng máu kinh nguyệt cũng như các cơn đau trước và trong khi hành kinh. Nếu chu kỳ kinh nguyệt diễn ra bất thường, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám.
  • Vệ sinh vùng kín hàng ngày: để giữ khu vực này luôn sạch sẽ, khô ráo. Bạn cũng nên chú ý không tác động mạnh vào sâu bên trong âm đạo để tránh các loại vi khuẩn xâm nhập sâu vào bên trong có thể gây viêm nhiễm.
  • Luôn giữ lối sống lành mạnh: tập luyện thể thao thường xuyên, đặc biệt cần tránh tình trạng béo phì. Bạn cũng nên tránh xa rượu và các chất kích thích như caffeine. Những biện pháp này giúp duy trì sự cân bằng của estrogen – một hormone có tác dụng kích thích sự phát triển của các tế bào nội mạc tử cung.