Nấm da (hắc lào): Bệnh học, nguyên nhân và cách phòng tránh

Nấm da là gì?

Nấm da là bệnh nấm ảnh hưởng tới các vùng da trên cơ thể. Có một số loại nấm da như: nấm chân (tên tiếng Anh là Tinea Pedis, athlete’s foot), nấm vùng háng (jock itch), nấm da dầu, nấm dưới ngực. Ngoài ra, nấm da còn được gọi là hắc lào.

Thông thường bệnh nấm da sẽ được điều trị bằng cách bôi kem chống nấm và vệ sinh vùng da bị nấm sạch sẽ.

Bệnh nấm chân

Nấm chân là gì?

Nấm chân (Athlete’s foot hay Tinea Pedis) là khi bị nhiễm nhấm ở bàn chân gây ra bong tróc, đỏ, ngứa, rát đôi khi có mụn nước là vết loét trên da.

Nhiễm nhấm ở bàn chân
Nhiễm nhấm ở bàn chân gây ra bong tróc, đỏ, ngứa, rát đôi khi có mụn nước là vết loét trên da

Nấm chân là bệnh nhiễm trùng rất phổ biến. Loại nấm này thường phát triển mạnh trong môi trường ấm ướt và ẩm như trong giày, tất, trong hồ bơi, phòng thay đồ và ở sàn nhà tắm công cộng. Bệnh thường phát triển vào mùa hè khi thời tiết nóng ẩm. Bệnh nấm chân dễ xảy ra ở người thường xuyên đi giày hoặc hay tắm ở bể bơi công cộng.

>> Xem thêm Lời khuyên của chuyên gia giúp giảm ngứa cho người viêm da cơ địa

Nguyên nhân và triệu chứng nấm chân

Nấm chân do một loại nấm vi mô sống ở mô chết của lông, móng chân và các lớp da bên ngoài. Có ít nhất 4 loại nấm gây ra nấm chân, phổ biến nhất là trichophyton rubrum.

Các dấu hiệu và triệu chứng nấm chân sẽ không giống nhau ở mỗi người. Tuy nhiên thông thường sẽ gặp một số triệu chứng sau:

  • Da bàn chân bị bong tróc, nứt và lột da.
  • Đỏ, phồng rộp trên da.
  • Ngứa, đau rát ở da bị nấm.

Các loại nấm chân

Nấm kẽ chân: Đây là loại nấm chân thường gặp nhất ở giữa hai ngón chân út và áp út. Nấm kẽ chân gây ngứa, rát và dễ bị nhiễm trùng lan ra toàn bàn chân.

Nấm da chân: Nhiễm trùng bàn chân có thể bắt đầu với một phần da nhỏ bị kích ứng, khô, ngứa hoặc có vảy. Khi nấm phát triển khiến da dày lên và nứt. Nấm da chân có thể lan ra toàn bộ bàn chân và cả hai mặt bên của bàn chân.

Mụn nước: Đây là tình trạng nấm chân hiếm gặp. Thường sẽ có dấu hiệu là bùng phát các mụn nước dưới da chân. Tuy nhiên chúng có thể xuất hiện giữa các ngón chân, trên gót chân hoặc trên đầu bàn chân.

>> Xem thêm Nhận biết ngay chức năng và cấu tạo da

Chẩn đoán và điều trị bệnh nấm chân

Không phải chân cứ bị ngứa và có vảy đều là bị nấm chân nên cách tốt nhất để bác sĩ chẩn đoán bệnh chính là cạo một phần da và kiểm tra dưới kính hiển vi.

điều trị nấm chân
Để điều trị nấm chân cần dùng đều đặn kem trị nấm

Để điều trị nấm chân cần dùng đều đặn kem trị nấm. Trường hợp nấm chân nặng có thể cần dùng thuốc uống. Bàn chân cần được giữ sạch sẽ và khô ráo do nấm chân phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt.

Phòng tránh nấm chân

Để phòng tránh nấm chân thì bạn cần:

  • Dùng dép riêng tại nhà tắm công cộng hay khi tới bể bơi. .
  • Đi dép hoặc săng đan để cho chân được thông thoáng.
  • Rửa chân hàng ngày với xà phòng và nước sạch và lau khô.
  • Không dùng chung khăn tắm
  • Rửa sạch tay sau khi chạm vào vùng da bị nấm.

Nấm bẹn hoặc háng (tên tiếng Anh: Jock Itch)

Nấm bẹn hoặc háng là vùng da bị nhiễm trùng nấm mốc ở các vùng da bên trong đùi, mông hoặc ở bộ phận sinh dục. Thường nấm bẹn sẽ dễ gặp vào mùa hè khi trời nóng ẩm.

Nấm bẹn
Nấm bẹn hoặc háng là vùng da bị nhiễm trùng nấm mốc ở các vùng da bên trong đùi

Triệu chứng bệnh thường sẽ là các mụn cóc xuất hiện dưới dạng ban đỏ có màu tròn.

Nấm bẹn có lây không?

Bệnh này có tính lây nhiễm nhẹ khi tiếp xúc trực tiếp với vùng da hở của người bệnh hoặc gián tiếp khi dùng chung quần áo.

Các triệu chứng của nấm bẹn hoặc háng

  • Các vết ngứa, ban đỏ ở háng hoặc ở đùi
  • Bong tróc, nứt da
  • Vết ban đỏ tròn nổi hẳn trên da.

Điều trị nấm bẹn hoặc háng

Để trị bệnh nấm bẹn hoặc vùng háng bạn cần bôi kem kháng nấm trên da. Trong thời gian điều trị bạn nên lưu ý:

  • Rửa và lau khô vùng da bị nấm bằng khăn sạch.
  • Thoa kem kháng nấm theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thay quần áo đặc biệt là đồ lót hàng ngày.