Nghiên cứu đặc điểm rối loạn Lipid máu của cán bộ, chiến sĩ Học viện Cảnh sát nhân dân

Tạp chí CSND – Những năm gần đây, rối loạn chuyển hóa lipid máu và béo phì đã trở thành vấn đề được toàn thế giới quan tâm. Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các nước trên thế giới là các bệnh tim mạch mà chủ yếu do xơ vữa động mạch gây nhồi máu cơ tim, tổn thương động mạch não. Trong các yếu tố nguy cơ đó, rối loạn lipid máu là yếu tố quan trọng nhất.

Việc phát hiện và điều trị kịp thời rối loạn lipid máu có ý nghĩa rất quan trọng trong dự phòng các bệnh tim mạch, kéo dài tuổi thọ và cải thiện cuộc sống cho người bệnh. Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào về rối loạn mỡ máu của cán bộ, chiến sĩ Học viện Cảnh sát nhân dân. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài này với mục tiêu: Xác định tỉ lệ rối loạn lipid máu của cán bộ, chiến sỹ tại Học viện Cảnh sát nhân dân và khảo sát mối liên quan giữa rối loạn lipid máu với các chỉ số BMI, vòng bụng/ vòng mông, nhóm tuổi, giới. Từ đó đưa ra giải pháp dự phòng, phát hiện và điều trị có hiệu quả.

Chúng tôi nghiên cứu dựa trên kết quả khám chữa bệnh của 527 cán bộ, chiến sĩ tham gia khám sức khỏe định kỳ tại Học viện Cảnh sát nhân dân, thời gian tháng 4 năm 2015, bằng phương pháp mô tả cắt ngang. Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân đang được điều trị bằng thuốc hạ mỡ máu; Bệnh nhân đang mắc một số bệnh gây rối loạn chuyển hóa lipid, suy thận, suy gan, basedow, suy giáp, bệnh tuyến yên…

Bằng các phương pháp tiến hành như trên, chúng tôi đã thu được kết quả cụ thể như sau:

1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 1: Phân bố theo tuổi, giới

GiớiNam (n=318)Nữ

(n=209)

Tổng (n=527)p
Tuổi
Trung bình (năm)37.0 ± 10.335.1 ± 9.3736.2 ± 9.98>0.05
Nhóm tuổi19 – 32 n,( %)136 (56)107(44)243 (100)>0.05
33 – 50 n,(%)125 (61.9)77 (38.1)202 (100)
Trên 50n,(%)57 (69.5)25 (30.5)82 (100)
Tổng (n, %)318 (60.3)209 (39.7)527 (100)

Nhận xét: Tỷ lệ nam nhiều hơn nữ (60,3% so với 39,7%).

Tuổi thấp nhất là 19 tuổi, cao nhất là 61 tuổi, tuổi trung bình là 36.2± 9.98. Tuổi trung bình của nam cao hơn nữ là 1,9 tuổi.

Tỷ lệ người trong nhóm tuổi 19-32 là nhiều nhất (46,1%).

Tỷ lệ nam trong các nhóm tuổi 19-32, 33-50,và trên 50 đều cao hơn nữ. Đây là đặc thù của các trường lực lượng vũ trang nói chung và Học viện Cảnh sát nhân dân nói riêng. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Bảng 2. Đặc điểm các chỉ số nhân trắc

GiớiNữNamp
Đặc điểm(n=209)(n=318)
BMITrung bình19,2±7.121.4±7.6>0.05
≥ 23 n, (%)50 (23.9)193 (60.7)<0.05
VBTrung bình74.6±6.785.2±7.6>0.05
Tăng n,(%)37(17.7)80(25.2)<0.05
VB/VMTrung bình0.81±0.060.86±0.06>0.05
Tăng (n, %)83(39.7)80(25.2)<0.05

Nhận xét: Tỷ lệ thừa cân, tăng chu bi vòng bụng ở nam cao hơn nữ. Tỷ lệ tăng chỉ số vòng bụng/vòng mông ở nữ cao hơn nam(39,7% so với 25,2%) nhưng giá trị trung bình ở hai giới là tương đương nhau.

2. Về tình hình rối loạn lipid máu

2.1. Tỷ lệ lệ rối loạn lipid máu với BMI, Vòng eo/ vòng mông

Bảng 3

RLLMRLLMTổngp
Đặc điểmKhông
Béo bụngKhôngn,(%)188(56.1)176(48.4)364(100)< 0.05
n,(%)58(36.5)105(64.4)163(100)
BMI<23n,(%)174 (61.3)110(38.7)284(100)< 0.05
≥ 23n,(%)72(29.6)171(70.4)243(100)
TổngN(%)246(46.7)281(53.3)527(100)

Nhận xét: Số người có rối loạn lipid máu là 281 người, chiếm tỷ lệ 53,3%.

Tỷ lệ rối loạn lipid máu ở người bình thường và béo bụng lần lượt là 48.4% và 64.4%

Tỷ lệ rối loạn lipid máu ở người bình thường và thừa cân lần lượt là 38,7% và 70,4%.

Như vậy,tỷ lệ rối loạn lipid máu ở người thừa cân và béo bụng cao hơn người bình thường (p < 0,05)

2.2. Rối loạn các thành phần lipid máu theo nhóm tuổi

Bảng 4:

Nhóm tuổiChung

(n= 527)

 

19-32 (n=243)

 

33-50 (n=202)

 

>50

(n=82)

 

p

Thành phần
CTTrung bình mmol/l4.92±1.34.69±1.214.98±1.315.5±1.36<0.05
Tăng n,(%)243(46.1)88(36.2)98(48.5)56(68.3)<0.05
TGTrung bình mmol/l1.86±1.621.77±1.671.89±1.482.04±1.79>0.05
Tăng n,(%)131(24.9)50(20.6)54(26.7)27(32.9)>0.05
HDL-CTrung bình mmol/l1.29±0.331.3±0.261.27±0.311.32±0.51>0.05
Tăng n,(%)79(15)33(13.6)31(15.3)15(18.3)>0.05
LDL-CTrung bình mmol/l2.91±0.862.71±0.813.01±0.853.15±0.93<0.05
Tăng n,(%)158(30)53(21.8)71(35.1)34(41.5)<0.05
RLLM n,(%) 

281(53.3)

106(43.6)115(56.9)60(73.2)<0.05

 

Nhận xét: Tuổi càng cao, tỷ lệ rối loạn mỡ máu càng tăng. Cao nhất ở nhóm tuổi trên 50 (73,2%). Sau đó là nhóm tuổi 33-50tuổi (56,9%), thấp nhất là nhóm tuổi 19-32 (43.6%) với p< 0,05.

Nồng độ trung bình và tỷ lệ rối loạn Cholesterol, LDL-C cao nhất ở nhóm tuổi >50. Sau đó là nhóm tuổi 33- 50. Thấp nhất ở nhóm tuổi 19-32(p<0,05).

Nồng độ trung bình và tỷ lệ rối loạn TG, HDL-C cũng tăng dần theo nhóm tuổi 19-32, 33-50, trên 50. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

2.3. Rối loạn các thành phần lipid máu theo giới

Bảng 5:

 

Giới

 

Nữ

(n= 209)

 

Nam

(n = 318)

 

Chung

( n= 527)

 

p

Thành phần
CTTrung bình4.67±1.155.08±1.384.92±1.3<0.05
Tăng n,(%)68(32.5)175(55.0)243(46.1)<0.05
TGTrung bình1.42±0.52.14±2.01.8±1.6<0.05
Tăng n,(%)20(0.1)110(34.6)131(24.9)<0.05
HDL-CTrung bình1.36±0.251.25±0.361.29±0.33>0.05
Giảm n,(%)17(8.1)62(19.5)79(15.0)<0.05
LDL-CTrung bình2.7±0.853.04±0.842.9±0.86>0.05
Tăng n,(%)45(21.5)113(35.5)158(30.0)<0.05
RLLM n,(%)75(35.9)206(64.8)281(53.3)<0.05

 

Nhận xét: Tỷ lệ rối loạn lipid máu ở nam cao hơn nữ (64,8% so với 35,9%) (p<0,05).

Nồng độ trung bìnhCT, TG ở nam cao hơn nữ (p<0,05).

Tỷ lệ rối loạn CT, TG, HDL-C, LDL-C ở nam cao hơn nữ (p<0,05).

2.4. Mức độ rối loạn các thành phần lipid máu theo nhóm tuổi

Bảng 6

Nhóm tuổi 

16-32

(n=243)

 

33-50

(n=202)

 

>50

(n=82)

 

Chung

(n=527)

 

p

Thành phần
CTp<0.05
Bình thườngn,(%)155(63.8)103(51.0)26(31.7)284(53.9)
Giới hạn cao n,(%)56(23.0)65(32.2)34(41.5)155(29.4)
Cao, n( %)32(13.2)34(16.8)22(26.8)88(16.7)
TG 

 

p>0.05

 

Bình thườngn,(%)194(79.8)148(73.3)55(67.1)397(75.3)
Giới hạn caon,(%)10(4.1)8(4.0)5(6.1)23(4.4)
Caon,(%)34(14.0)43(21.3)18(22)95(18.0)
Rất cao n,(%)5(2.1)3(1.5)4(4.9)12(2.3)
HDL-C 

p>0.05

Bình thườngn,(%)210(84.6)171(84.7)67(81.7)448(85.0)
Thấp, n (%)33(13.6)31(15.3)15(18.3)79(15.0)
LDL-C 

 

P<0.05

 

Bình thườngn,(%)190(78.2)131(64.9)48(58.5)369(70.0)
Giới hạn caon,(%)38(15.6)49(24.3)23(28.0)110(20.9)
Caon,(%)13(5.3)18(8.9)7(8.5)38(7.2)
Rất cao n,(%)2(0.8)4(2.0)4(4.9)10(1.9)

Nhận xét: Mức độ rối loạn TG, HDL-C ở các nhóm tuổi là tương đương nhau.

Tỷ lệ người có rối loạn CT, LDL-C ở các mức giới hạn cao, cao, rất cao tăng dần theo các nhóm tuổi 19-32, 33-50 và trên 50 (p<0.05)

2.5. Mức độ rối loạn các thành phần lipid máu theo giới

Bảng 7

GiớiNữ

(n=209)

Nam

(n=318)

Chung

(n=527)

 

P

Thành phần
CT 

<0.05

 

Bình thườngn,(%)141 (67.5)143 (45.0)284(53.9)
Giới hạn caon,(%)44 (21.1)111 (34.9)155 (24.9)
Caon,(%)24 (11.5)64 (20.1)88(16.7)
TG 

 

< 0.05

 

Bình thườngn,(%)189 (90.4)208 (65.4)397(75.3)
Giới hạn caon,(%)6 (2.9)17 (5.3)23(4.4)
Caon,(%)14 (6.7)81 (25.5)95(18)
Rất cao n,(%)0 (0)12 (3.8)12(2.3)
HDL-C 

<0.05

Bình thườngn,(%)192(91.9)256(80.5)448(85)
Thấpn,(%)17(8.1)62(19.5)79(15.0)
LDL-C 

 

<0.05

 

Bình thườngn,(%)164(78.5)205(64.5)369(70)
Giới hạn caon,(%)33(15.8)77(24.2)110(20.9)
Caon,(%)8(3.8)30(9.4)38(7.2)
Rất cao n,(%)4(1.9)6(1.9)10(1.9)

Nhận xét: Tỷ lệ nam có rối loạn CT, TG, LDL-C ở mức giới hạn cao, cao, và rất cao đều cao hơn nữ giới. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Tỷ lệ HDL-C thấp ở nam giới cao hơn nữ giới( p<0,05)

KẾT LUẬN:

Từ kết quả nghiên cứu trên có thể khẳng định:

Thứ nhất, về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Nghiêm cứu được tiến hành trên 527 người. Tỷ lệ nam nhiều hơn nữ (60,3% so với 39,7%).Tuổi trung bình của mẫu là 36.2 ± 9.98.Đây là độ tuổi đang có sức khỏe, sức sáng tạo và nhiệt huyết cao, đồng thời đã tương đối giàu kinh nghiệm trong công tác và chiến đấu. Đây là một ưu thế lớn của Học viện Cảnh sát nhân dân.

Giá trị trung bình và tỷ lệ tăng chu vi vòng bụng ở nam cao hơn nữ nhưng tỷ lệ tăng chỉ số VB/VM ở nữ cao hơn nam. Kết quả này tương ứng với kết quả nghiên cứu của Phạm Mạnh Hùng 2005 [6]: “nam giới thường béo bụng, nữ giới thường béo hông”.

Tỷ lệ thừa cân ở nam là 60,7%, nữ là 23,9%.Tỷ lệ béo bụng ở nam là 25,2%, nữ là 39,7% . Đây là con số đáng báo động vì là yếu tố nguy cơ làm tăng bệnh mạch vành và hội chứng chuyển hóa [2].

Thứ hai, về đặc điểm rối loạn lipid máu

Kết quả nghiên cứu tại bảng 3 cho thấy:Tỷ lệrối loạn lipid máu là 53,3%. Tỷ lệ này tăng cao ở những người thừa cân, béo bụng. Điều này phù hợp với nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước về các yếu tố nguy cơ cao của rối loạn mỡ máu.

Bảng 4 cho thấy: Tỷ lệ rối loạn CT là cao nhất (46.1%), cao hơn 1,8% sovới kết quả nghiên cứu trên 4800 người có độ tuổi từ 25-74 tuổi của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam năm 2010 về tỷ lệ rối loạn cholesterol máu ở thành thị là 44,3%[3]. Rối loạn LDL-Cvà TG với tỷ lệ lần lượt là 30%, 24,9%. Thấp nhất là HDL-C (15%). Nồng độ trung bình của các thành phần lipid lần lượt là CT (4.92±1.3), TG (1.8±1.6), HDL-C (1.29±1.03), LDL-C (2.9±0.86). Tỷ lệ và giá trị trung bình của các thành phần lipid máu tăng dần theo nhóm tuổi:19-32 (thanh niên), 33-50 (trung niên) và trên 50 (có tuổi) (p<0,05). Cũng theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, tỷ lệ này tăng nhanh chóng sau tuổi 35 và gần gấp 3 lần so với độ tuổi trước đó [3].

>> Xem thêm Giải pháp phòng ngừa mỡ máu cho người cao tuổi

Nồng độ trung bình TG là 1.8±1.6, đạt mức giới hạn cao theo tiêu chuẩn ATP III (2001) và tỷ lệ rối loạn cholesterol cao hơn 1,8% so với tỷ lệ chung của thành thị là phù hợp do cán bộ, nhân viên chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu giảng dạy, ít vận động thể lực. Bên cạnh đó, tình trạng sử dụng nhiều rượu bia, đồ ăn nhanh, chế biến sẵn,nhiều chất béo làm tỷ lệ rối loạn mỡ máu tăng lên mức báo động (53,3%).

Về mức độ rối loạn các thành phần lipid theo nhóm tuổi. Nghiên cứu cho thấy mức độ rối loạn TG, HDL-C ở các nhóm tuổi là tương đương nhau.CT và LDL-C ở các mức độ giới hạn cao, cao, rất cao tăng dần theo các nhóm tuổi 19-32 (thanh niên), 33-50 (trung niên) và trên 50 (người có tuổi) (bảng 6).Sự phân chia mức độ rối loạn từng thành phần lipid máu áp dụng vào từng trường hợp cụ thể giúp chẩn đoán và điều trị đúng từ đó đưa ra lời khuyên phù hợp với bệnh tật.

Từ bảng 5, bảng 7 ta thấy,mức độ, tỷ lệ rối loạn CT, TG, HDL-C, LDL-C ở nam cao hơn nữ (p<0,05). Nồng độ trung bình HDL-C, LDL-C ở hai giới là tương đương nhau (p>0,05). Nghiên cứu của Nguyễn Thị Loan – 2008 [1] ở những người trên 40 tuổi có nồng độ, tỷ lệ và mức rối loạn CT, LDL-C của nữ cao hơn nam. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu chứng minh nồng độ các thành phần lipid máu thay đổi theo giới: Từ nhỏ đến tuổi trung niên nồng độ CT ở nam và nữ tương đương nhau,từ 55-75 tuổi CT ở nam thấp hơn nữ[4]. Sự khác biệt này có thể do cỡ mẫu, độ tuổi và đặc điểm riêng của Học viện Cảnh sát nhân dân.

Nghiên cứu trên 527 cán bộ chiến sỹ tham gia khám sức khỏe định kỳ năm 2015 cho thấy:

– Tỷ lệ rối loạn lipid máu là 53,3%. Tỷ lệ rối loạn từng thành phần lipid máu là: tăng CT 46,1%, tăng TG 24,9%, giảm HDL-C 15%, tăng LDL-C 30%.

– Có sự tăng dần nồng độ trung bình, tỷ lệ và mức độrối loạn CT, LDL-C theo các nhóm tuổi 19-32 (thanh niên), 33-50 (trung niên) và trên 50( có tuổi) (p<0,05).

– Mức độ, tỷ lệ rối loạn các thành phần lipid máu ở nam cao hơn nữ (p<0,05). Nồng độ trung bình CT, TG ở nam cao hơn nữ (p<0,05)

– Tỷ lệ thừa cân: 46,1%, béo bụng: 30,9% . Có mối liên quan chặt chẽ giữa những người có thừa cân, béo bụng và rối loạn mỡ máu.

Do đó, trong thời gian tới, Học viện Cảnh sát nhân dân cần chú trọng những vấn đề sau:

Một là, tỷ lệ rối loạn lipid máucủa cán bộ chiến sỹ Học viện Cảnh sát nhân dân ở mức cao nên cần có chiến lược tầm soát bệnh thường xuyên, định kỳ, trọng điểm nhómđối tượng có nguy cơ caonhư:>50 tuổi, thừa cân, béo phì, đái tháo đường, tăng huyết áp, có bệnh lý tim mạch và cha/mẹ có bệnh mạch vành.

Hai là, cần truyền thông, nâng cao nhận thức, thái độ và hành vi cho cán bộ, chiến sỹ để phòng tránh, phát hiện, quản lý, theo dõi và điều trị kịp thời có hiệu quả các biến chứng tim mạch./.

Tài liệu tham khảo:

1. Nguyễn Thị Loan (2008), “Nghiên cứu thực trạng kiểm soát lipid máu ở bệnh nhân điều trị tại khoa khám bệnh Bệnh viện Bạch Mai”, Luận văn Thạc sY hc, Học viện Quân y.

2. Đặng Vạn Phước và cộng sự (2008), “Khuyến cáo 2008 của Hội Tim mạch Việt Nam về chẩn đoán và điều trị rối loạn lipid máu”, Hội Tim mạch học Việt Nam, Khuyến cáo 2008 vcác bnh lý tim mch và chuyn hóa, Nhà xuất bản Y học – Chi nhánhTPHCM, tr.365-387,476-496.

3. “ Tỷ lệ người bị cholesterol tăng cao đang gia tăng ở Việt Nam” http://www.slideshare.net

4. Katzel LI et al (2009), “Dyslipoproteinemia”,Hazzard’s Geriatric Medicine and Gerontology, The Mc Graw Hill Compaines Inc, 110: pp.1235-42

5. Nguyễn Thy Khuê (2007) “ Hội chứng chuyển hóa”, Mai Thế Trạch-Nguyễn Thy Khuê, Nội tiết học đại cương tr 503-508. Nhà xuất bản Y học Hồ Chí Minh.

6. Phạm Mạnh Hùng (2005) “Béo phì và bệnh tim mạch”, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam số 41, tr 96-99

BSCKII Nguyễn Ngọc Trìu – BS Trần Thu Hường

Phòng Y tế – Học viện Cảnh sát nhân dân