Nghiên cứu hiệu quả quy trình chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật nội soi mũi xoang tại khoa tai mũi họng Bệnh viện Quân y 103

Tóm tắt: 

Nghiên cứu 120 Bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính được phẫu thuật nội soi mũi xoang tại Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viên Quân y 103 từ 4/2012-3/2014, Chúng tôi thu được kết quả sau: Bệnh nhân gặp chủ yếu từ 16 đến 59 tuổi (57,5%), Nông dân chiếm tỷ lệ (69,7%). Triệu chứng lâm sàng thường gặp là chảy mũi (96,66%), ngạt mũi (90,83%), các triệu chứng thực thể qua khám nội soi: niêm mạc mũi phù nề, dịch ngách mũi dưới, ngách mũi giữa và polyp mũi xoang chiếm tỷ lệ cao trên 40%.Hiệu quả áp dụng QTCS: Bệnh nhân được thực hiện đúng các bước trong quy trình đạt 94,1%, số bước trung bình là 34,5 ± 2,25. Kết quả đánh giá sau 15 ngày phẫu thuật: rất tốt và tốt là 76,66%, kết quả xấu là 4,16%.

Từ khóa: Nội soi chức năng mũi xoang, tai mũi họng, điều dưỡng, viêm mũi xoang mạn tính, quy trình chăm sóc, đánh giá

STUDY ON ACTUAL SITUATION AND OUTCOME OF CURRENT CARING PROCEDURE FOR POST – FESS PATIENTS IN DEPARTMENT OF OTORHINOLARYNGOLOGY – MILITARY HOSPITAL 103

Summary: Research on 120 cases of Rhinosinusitis had examined and treated by functional endoscopic sinus surgeryat Department ENT-Hospital 103 from April 2012 to March 2014. We obtained the following results: the patients mainly from 16 to 59 for (57,5%), Farmers account for the high rate thats (69,7%), common symptoms are: nasal congestion (96,66%), sneezing (90,83%). Fluid in sulcus of inferior, middle turbinate and nasal sinus polyp is at high level. The patients who got the right steps in the procedure achieved 94,1%, the lowest number of steps is 31 and the highest number of the steps is 38, the average of the steps carried are 34,5± 2,25. The results showed that: very good, good 76,66%, less 4,16%.

Key words: FESS, ENT, nursing, chronic rhinosinusitis, caring process, assessing

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Viêm mũi xoang mạn tính (VMXMT) là một bệnh rất hay gặp trong chuyên khoa Tai Mũi Họng(TMH), trên Thế giới, năm 1997 ở Mỹ, Theo Jesica Mikilski ở Mỹ có khoảng 14-16% dân số mắc bệnh viêm mũi xoang. Tại châu Âu ước tính khoảng 5% dân số bị viêm mũi xoang mạn tính [7]. Nước ta bệnh viêm mũi xoang chiếm tỉ lệ cao, xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Trong một thống kê 5 năm tại Bệnh viện TMH Trung ương, các Bệnh nhân (BN) đến khám chữa bệnh viêm mũi xoang ở độ tuổi lao động từ 16 đến 50 tuổi chiếm 87% [3]. Tại Khoa TMH-Bệnh viện 103 viêm mũi xoang chiếm tỉ lệ 63% trong tổng số Bệnh nhân đến khám, có tới 40% trẻ em bị bệnh viêm mũi họng. Hiện nay Phẫu thuật nội soi mũi xoang (PTNSMX) là cuộc cách mạng kỹ thuật trong điều trị VMXMT [4], [6].Kỹ thuật này được áp dụng từ năm 1996ở Việt Nam.

Đi đôi với với sự phát triển của kỹ thuậtPTNSMX, việc chăm sóc, theo dõi của điều dưỡng đối với BN sau PTNSMXlà một yếu tố quan trọng đóng góp vào sự thành công của phẫu thuật, tránh được nhiều các tai biến và di chứng sau phẫu thuật. Để nâng cao chất lượng chăm sóc và và điều trị sau phẫu thuật, Chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu hiệu quả quy trính chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật nội soi mũi xoang tại Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Quân y 103” nhằm mục đích:

‐     Nhận xét đặc điểm dịch tễ và lâm sàng bệnh viêm mũi xoang mạn tính.

‐     Đánh giá hiệu quả quy trình chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật nội soi mũi xoang.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu:

120 Bệnh nhân được chẩn đoán là VMXMT và PTNSMX tại Khoa TMH-Bệnh viện Quân y 103 từ 4/2012-3/2014.

‐     Tiêu chuẩn lựa chọn:

  • Bệnh nhân VMXMT đã được chẩn đoán xác định và có chỉ định PTNSMX.
  • Bệnh nhân sau phẫu thuật được theo dõi và chăm sóc nội trú tại Bệnh viện.
  • Có đầy đủ hồ sơ và phiếu nghiên cứu.
  • Đồng ý và hợp tác nghiên cứu.

‐     Tiêu chuẩn loại trừ:

  • Bệnh nhân VMXMT không có chỉ định PTNSMX.
  • Bệnh nhân không đầy đủ hồ sơ và phiếu nghiên cứu.
  • Không hợp tác nghiên cứu.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Theo phương pháp nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang và can thiệp từng trường hợp.

‐     Hỏi bệnh: tiền sử, các triệu chứng cơ năng: đau vùng mặt, ngạt mũi, chảy mũi, mất ngửi, hắt hơi…

‐     Khám bệnh: sử dụng máy nội soi và các thiết bị nội soi TMH (Karl Storz – CHLB Đức), đánh giá tình trạng hốc mũi (niêm mạc cuốn mũi, vách ngăn, ngách mũi…), vòm họng.

‐     Đánh giá giá hiệu quả qui trình theo dõi và chăm sóc Bệnh nhân sau PTNSMX, dựa vào bảng điểm để lượng giá, thu thập thông tin điền vào phiếu điều tra.

Theo quyết định số 940/2002/QĐ-BYT ngày 22/3/2002. Chúng tôi xây dựng bảng điểm chia làm 3 giai đoạn: gồm 38 bước bao gồm: chuẩn bịBN: 2 bước, người điều dưỡng: 1 bước, dụng cụ: 6 bước,  kỹ thuật chăm sóc sau PT đến hết ngày thứ 3: 6 bước, từ ngày thứ 4 trở đi:19 bước, hướng dẫn Bênh nhân tự chăm sóc: 4 bước.

2.3. Xử lý số liệu: Phần mềm SPSS tại Học viện Quân y

2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu:

Luôn tôn trọng theo nguyện vọng của BN, tuyệt đối giữ kín thông tin của BN, không làm ảnh hưởng tới sức khỏe và tâm lý của BN.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. Đặc điểm dịch tễ

Nhận xét: Tỷ lệ nữ chiếm (52,5%) nhiều hơn nam (47,5%). Nhóm tuổi ≥ 60 chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao (25,83%). Theo nghiên cứu của chúng tôi lứa tuổi từ 16-59 (57,5%), phù hợp bới nghiên cứu của Đặng Thanh nhóm tuổi 16-40 (61,6%) [4].

Nhận xét: Tỷ lệ BNbị VMXMT sống ở nông thôn (69,7%), thành thị (30,3%), phù hợp với nghiên cứu của Trần Giám: nông thôn (68,8%), thành thị (31,2%) [2]. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01.

Nhận xét: Sử dụng thuốc co mạch kèo dài >10 ngày cao nhất (43,33%). Số Bệnh nhân được sử dụng nước muối sinh lý là (28,33%), thuốc đông y (10,83%) và corticoid (18,33%). Như vậy Bệnh nhân VMXMT trước khi vào viện thườngđược sử dụng thuốc co mạch tại chỗ kéo dài trên 10 ngày (chủ yếu sử dụng napthazolin 0,1%, Codi B…).

3.2. Đặc điểm lâm sàng bệnh viêm mũi xoang mạn tính

Nhận xét: Triệu chứng cơ năng hay gặp là chảy mũi (96,66%), ngạt mũi (90,83%), mất ngửi (80,83%), theo kết quả nghiên cứu của Trần Giám: chảy mũi (68,8%), mất ngửi (46,6%), thấp hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi [2], [7].

Nhận xét: Các triệu chứng hay gặp là dịch ngách mũi giữa, ngách mũi dưới và polyp mũi hai bên chiếm tỷ lệ trên 40%. Theo Nghiêm Thị Thu Hà, polyp xoang hàm (54,5%) [3]. Kết quả nghiên cứu của Đặng Thanh: niêm mạc mũi phù nề và thoái hóa chiếm 92,9%, dịch hốc mũi chiếm 63,4%, trong hốc mũi có polyp (29,5%), cuốn mũi giữa thoái hóa (52,7%) [4].

3.4. Đánh giá hiệu quả áp dụng QTCSBN sau PTNSMX

Nhận xét: BN được thực hiện đủ đúng các bước trong QTCS sau PTNSMX đạt tỷ lệ 94,1%. Tiến hành rửa mũi xoang làm sạch dịch, máu đọng trong xoang, làm thông thoáng giữa mũi xoang để phục hồi chức năng, được thực hiện chưa đầy đủ các bước, có bước chỉ đạt 90,8%. Khí dung mũi xoang làm giảm phù nề, tránh tái phát đảm bảo sự thành công của phẫu thuật đã được thực hiện 100% số Bệnh nhân. Theo chúng tôi nguyên nhân chính có lẽ là: điều dưỡng chuyên khoa chưa được cập nhật và tập huấn đầy đủ về cách thức chăm sóc BN sau PTNSMX nên nhiều bước bị bỏ qua. Theo nghiên cứu của Lê Thị Hải Yến, BN được chăm sóc sau PTNSMX có rửa mũi xoang chiếm tỷ lệ 85,2% [5],[8].

Nhận xét: Như vậy so sánh kết quả áp dụng các bước thực hiện QTCSBN sau PTNSMX tại Bệnh viện Quân y 103 với quy trình chuẩn của Bộ Y tế, số bước được thực hiện cho BN ít nhất là 31 bước, nhiều nhất 38 bước, số bước trung bình (34,5), độ lệch chuẩn 2,25 so với quy trình chuẩn của Bộ Y tế [1].

Nhận xét: BN được thực hiện đủ, đúng các bước trong QTCS sau PTNSMX, đạt kết quả rất tốt và tốt sau 15 ngày phẫu thuật là 76,66%, kết quả xấu là 4,16%. Như vậy để đạt kết quả tốt sau phẫu thuật, việc thực hiện đầy đủ, đúng các bước QTCSBNlà hết sức quan trọng.

1. KẾT LUẬN: 

Nghiên cứu 120 Bệnh nhân PTNSMX tại Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Quân y 103 từ 4/2012-3/2014. Chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

  • Bệnh gặp chủ yếu 16 đến 59 tuổi (57,5%), nữ (52,5%), nam (47,5%), nông thôn (69,7%) nhiều hơn thành thị (30,3%). Tình trạng lạm dụng thuốc co mạch tại chỗ kéo dài trên 10 ngày (43,3%).
  • Triệu chứng lâm sàng thường gặp là chảy mũi (96,66%), ngạt mũi (90,83%), mất ngửi (80,83%), hắt hơi (76,66%). Các triệu chứng thực thể qua khám nội soi: niêm mạc mũi phù nề, dịch ngách mũi dưới, ngánh mũi giữa và polyp mũi xoang chiếm tỷ lệ cao trên 40%.
  • Hiệu quả áp dụng QTCS: Bệnh nhân được thực hiện đủ, đúng các bước trong quy trình đạt 94,1%, số bước được thực hiện ít nhất là 31 và nhiều nhất là 38 bước, số bước trung bình là 34,5 ± 2,25. Kết quả đánh giá sau 15 ngày phẫu thuật: rất tốt và tốt là 76,66%, kết quả xấu là 4,16%.

2. KIẾN NGHỊ

  • Cần phải mở các lớp đào tạo, cập nhập kiến thức, tập huấn cho Điều dưỡng chuyên khoa Tai Mũi Họng, áp dụng QTCSBN sau PTNSMX đầy đủ và thường xuyên.
  • Nghiên cứu hoàn thiện, rút kinh nghiệmvà bổ sunghoàn thiện QTCSBN sau PTNSMX đểthống nhất trong toàn ngành.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1.  Bộ y tế (2002), Chăm sóc Bệnh nhân sau PTNSMX, Hướng dẫn QTCSBN tập I TMH, NXBY học Hà Nội, trang 346-348.
  2. Trần Giám (2009), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị VMXMT có polyp ở người lớn bằng PT mở sàng hàm, Kỷ yếu các công trình khoa học hội nghị TMH toàn quốcnăm 2009, tập II, trang 300-308.
  3. Nghiêm Thị Thu Hà (2002), Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nội soi trong chẩn đoán viêm xoang hàm mạn tính, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học TMH chào mừng 100 năm ngày thành lập trường Đại học Y khoa Hà Nội, trang 124-128.
  4. Đặng Thanh (2009), Đặc điểm lâm sàng, nội soi và C.T Scanner để chẩn đoán và chỉ định PTNS, Kỷ yếu các công trình khoa học hội nghị TMH toàn quốc năm 2009, tập II, trang 338-348.
  5. Lê Thị Hải Yến (2009), Hiệu quả chăm sóc Bệnh nhân sau PTNSMX tại BV Mắt- TMH- RHM An Giang năm 2008, Kỷ yếu các công trình khoa học hội nghị TMH toàn quốc năm 2009, tập II.
  6. Bajracharya H., Hinthorn D. (2002),Chronic sinusitis,Medecine Journal, January, 3(1),21p.
  7. Cullen M.M., Bolger W.E (2001), Revision functinonal endoscopic sinus surgery for recurrent rhinosinusitis, Disease of the Sinuses Diagnosis and Management, p. 252-253
  8. Jiang R.S., Hsu C.Y. (2001), Endoscopic sinus surgery for the treatment of chronic sinusitis in geriatric patients, Ear, Nose and Throat Journal, april: 5p.

Tác giả: CNĐD. Nguyễn Thị Tuyết Nga

HD: BSCK II Đào Gia Hiển

Bộ môn – khoa Tai mũi họng, BVQY 103