Nghiên cứu rám má trên phụ nữ có thai và một số biện pháp can thiệp

Nghiên cứu sinh: Lê Thái Vân Thanh

KẾT LUẬN

1. Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan đến rám má

rám má ở phụ nữ mang thai
Có tới 50% phụ nữ mang thai bị rám má ở 3 tháng đầu

– Hơn 1/2 thai phụ bị rám má trong 3 tháng đầu, 99,8% thể cánh bướm; 76,7% rám má hỗn hợp; 90,2% có sạm da quầng vú; 59,6% có sạm da đường giữa bụng; 39,5% tàn nhang.

– Rám má thường gặp ở thai phụ > 30 tuổi, mang thai 3 tháng cuối, đã từngsinh con; 32,8% có tiền sử rám má khi mang thai; 27,3% đã từng dùng thuốc tránh thai; 37,9% có tiền sử gia đình rám má; 39,5% tiếp xúc ánh nắng hơn 60 phút mỗi ngày; hầu hết không mang khẩu trang hoặc mangkhông đúng cách; 77,3% không có thói quen thoa kem chống nắng.

– Các yếu tố ảnh hưởng đến độ nặng của rám málà “không hiện diện tàn nhang”, “từ 30 tuổi trở lên”, và “tiếp xúc ánh nắng từ 9 -16 giờ hơn 60 phút mỗi ngày”.

>> Xem thêm Nguyên nhân dẫn đến tàn nhang có thể bạn chưa biết

2. Nồng độ nội tiết tố estradiol, progesterone và mối liên quan với rám má

– Nồng độ estradiol và progesterone tăng cao  trong thai kỳ nhưng không khác biệt giữa thai phụ có và không bị rám má. Nồng độ các nội tiết tố này không ảnh hưởng đến độ nặng của rám má xuất hiện trong thai kỳ.

rám má ở phụ nữ mang thai
Các hormone trong thai kỳ gây ảnh hưởng khiến làn da phụ nữ mang thai dễ bị rám

– Thai phụ bị rám má có sạm da đường giữa bụng hoặc sạm da quầng vú thì khả năng có nồng độ estradiol hoặc progesterone tăng cao hơn gấp 3-5 lần so với thai phụ bị rám má không có các dấu hiệu này.

3. Hiệu quả của một số biện pháp can thiệp

– Nhóm bôi azelaic acid: 20% có cải thiện lâm sàng tăng dần, cải thiện rõ nhất từ sau 3 tháng can thiệp. Nhóm bôi kem chống nắng có cải thiện lâm sàng ít thay đổi, cải thiện nhẹ lúc trước sanh. Nhóm mang khẩu trang có rám má nặng dần.

– So sánh hiệu quả giữa các nhóm: bôi azelaic acid hoặc kem chống nắng có tác dụng vượt trội hơn mang khẩu trang trong cải thiện rám má ở phụ nữ mang thai, không có sự khác biệt giữa hai phương thức bôi can thiệp.

– Tác dụng phụ: đều nhẹ và biến mất sau 4-5 tháng.