Gút là bệnh lý phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Bệnh có thể được kiểm soát bằng chế độ ăn uống, điều trị thích hợp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, còn khá nhiều quan điểm sai lầm trong điều trị gút khiến bệnh chữa mãi không khỏi. Vậy những sai lầm đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!
Bệnh gút là gì? Nguyên nhân do đâu?
Bệnh gút là tình trạng viêm khớp gây đau đớn tới mức nhiều người không thể chịu được trọng lượng của một tấm ga trải giường phủ trên bề mặt khớp. Bệnh gây đau trong khoảng 5 – 10 ngày, sau đó đỡ dần và hết. Cơn gút tiếp theo có thể tái phát sớm hay muộn tùy thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn.
Bệnh gút hình thành do nồng độ axit uric máu tăng lên quá mức. Axit uric là một chất thải từ các mô cơ thể và thường được bài tiết qua nước tiểu. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, khi lượng axit uric trong cơ thể tăng quá nhanh và thận không kịp đào thải sẽ khiến chúng kết tinh thành các tinh thể muối urat có hình kim sắc nhọn, lắng đọng tại khớp gây viêm, sưng và đau dữ dội.
Ngoài ra, một số yếu tố có thể làm cho một người dễ bị bệnh gút hơn bao gồm:
- Có tiền sử gia đình bị bệnh gút
- Thừa cân, béo phì
- Có vấn đề về thận
- Uống quá nhiều rượu, bia
- Dùng một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu,…
>> Xem thêm Một số loại thuốc làm tăng nguy cơ bệnh gút
Rất nhiều người đang có những suy nghĩ sai lầm trong điều trị, khiến bệnh không cải thiện mà ngày càng trầm trọng hơn. Dưới đây là những sai lầm trong điều trị mà phần lớn người bị bệnh gút đã và đang mắc phải:
1. Lạm dụng thuốc giảm đau và thuốc hạ axit uric máu
Thuốc giảm đau có thể giúp người bệnh gút cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều sau khi dùng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc giảm đau, thuốc hạ axit uric trong thời gian dài còn dễ gây nhờn thuốc, khiến nhiều người mắc thêm các bệnh khác liên quan đến gan, thận, dạ dày, tá tràng,…
2. Kháng sinh có thể điều trị gút
Có không ít người mắc bệnh gút vẫn đang lầm tưởng rằng, kháng sinh có thể giúp ích cho những cơn đau của họ. Thực tế, kháng sinh không có hiệu quả trong điều trị cơn đau gút hay hạ axit uric máu. Việc dùng kháng sinh còn có thể gây hại cho sức khỏe.
3. Chỉ có những người trung niên mới bị bệnh gút
Đây là tâm lý chủ quan mà khá nhiều người đang mắc phải. Họ cho rằng, chỉ có người trung niên, người hay ăn nhiều thịt, cá mới có nguy cơ mắc gút. Chính vì suy nghĩ này mà nhiều người trẻ khi thấy các cơn đau khớp lại cho rằng, đó là dấu hiệu của viêm khớp nên điều trị sai cách, khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
>> Xem thêm Những dấu hiệu bệnh gút điển hình có thể bạn chưa biết
4. Tiếp tục sử dụng thực phẩm chứa nhân purin
Nhiều bệnh nhân gút mạn tính cho rằng, đã có thuốc để giảm nồng độ axit uric máu và giảm đau nên không cần phải lo sợ bệnh tái phát. Vậy nên, họ vẫn ăn uống không kiểm soát. Sai lầm này khiến bệnh gút tái phát nhanh và mức độ đau cũng nặng nề hơn rất nhiều.
5. Chỉ điều trị ngắn hạn
Nhiều người chỉ điều trị trong thời gian ngắn, khi thấy cơn đau không còn là dừng lại, không can thiệp gì nữa. Điều này sẽ khiến bệnh càng tái phát thường xuyên hơn. Theo các chuyên gia, điều trị gút cũng giống như các bệnh mạn tính khác, người mắc cần chuẩn bị tinh thần để “chiến đấu” trong thời gian dài.
Người mắc bệnh gút nên ăn gì để hạn chế cơn đau khớp?
Chế độ ăn uống đóng vai trò không nhỏ trong việc giảm axit uric máu, phòng ngừa cơn đau gút cấp. Vậy người có nồng độ axit máu cao nên ăn gì để kiểm soát tình trạng này? Dưới đây là những thực phẩm mà người bị tăng axit uric máu nên ưu tiên lựa chọn.
- Trái cây: Hầu các loại trái cây nói chung đều tốt cho bệnh gút.
- Rau xanh: Các loại rau củ đều tốt cho người có nồng độ axit uric máu cao bao gồm: Khoai tây, đậu Hà Lan, nấm, cà tím và các loại rau có lá màu xanh đậm.
- Ngũ cốc nguyên hạt: Bao gồm yến mạch, gạo lứt và lúa mạch.
- Các sản phẩm sữa: Bao gồm sữa ít chất béo, sữa chua,…
- Trứng: Trứng có hàm lượng purin thấp nên là thực phẩm mà người bị axit uric máu cao có thể sử dụng.
- Đồ uống: Nên uống nước trái cây tươi thay cho các loại nước ngọt đóng chai hay nước có gas. Cần uống đủ 6 – 8 ly nước mỗi ngày để tăng khả năng đào thải axit uric ra khỏi cơ thể.
- Các loại thảo mộc và gia vị: Tất cả các loại thảo mộc và gia vị đều có lợi cho người bị tăng axit uric máu.
- Dầu thực vật: Nên sử dụng dầu thực vật như: Dầu đậu nành, dầu oliu, dầu hướng dương,… thay cho mỡ động vật.
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung những thực phẩm có lợi cho cơ thể, các chuyên gia cũng khuyên người mắc bệnh gút nên kết hợp sử dụng các sản phẩm chứa thành phần các thảo dược như: Trạch tả, ba kích, hạ khô thảo, nhàu, hoàng bá,… để giảm axit uric, giảm đau gút, hỗ trợ điều trị bệnh gút hiệu quả.
Xã hội ngày càng hiện đại, chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao, nhiều người sử dụng quá nhiều các món ăn bổ dưỡng dễ dẫn đến các vấn đề về sức khỏe. Một trong số đó là triệu chứng của gút.
Người bị gút thường sưng, đau và khó khăn trong đi lại, sinh hoạt cá nhân, ảnh hưởng đến công việc, chất lượng cuộc sống. Chính vì thế, để phòng ngừa gút, trước tiên chúng ta phải tự điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phù hợp với nhu cầu của cơ thể.