Theo thống kê ở Bệnh viện Bạch Mai, trong 122 ca chết do bệnh thận – tiết niệu được giải phẫu thì có đến 18% bệnh nhân có sỏi. Ở Bệnh viện Việt Đức, trong 10 năm phải mổ đến 2.316 ca sỏi thận – tiết niệu, trong đó có 667 ca phải cắt bỏ thận. Tỷ lệ suy thận mạn ở bệnh nhân sỏi thận có thể lên đến 44%.
Bệnh sỏi thận không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân mà còn ảnh hưởng đến đời sống kinh tế gia đình và xã hội. Và những biến chứng của nó thì có thể lấy đi cơ hội sống của bệnh nhân bất cứ lúc nào. Vậy biến chứng của sỏi thận là gì mà nguy hiểm vậy?
Tắc đường dẫn niệu, ứ nước tại thận, giãn thận
Sỏi đài thận, bể thận có thể rơi xuống niệu quản hoặc những viên sỏi nằm ở niệu quản gây bí tắc hệ tiết niệu. Khi đó, hệ tiết niệu sẽ phản ứng bằng cách co bóp mạnh, nhằm cố gắng tống hòn sỏi ra khỏi chỗ tắc nghẽn.
Hiện tượng bế tắc này dẫn đến các “cơn đau quặn thận”; thận ứ nước hoặc niệu quản ứ nước; bí tiểu. Nếu hòn sỏi được lấy ra kịp thời thì hiện tượng thận ứ nước hoặc niệu quản ứ nước có thể mất đi. Còn sau thời gian ứ nước kéo dài, thận có thể không còn khả năng hồi phục nữa, dù đã khỏi bệnh rồi nhưng khi siêu âm thận vẫn còn ứ nước độ I hoặc II.
Nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm tiết niệu, viêm thận
Nhiễm khuẩn tiết niệu: Sỏi di chuyển trên đường dẫn niệu gây tổn thương niêm mạc tạo điều kiện cho vi khuẩn tụ tập và phát triển. Biểu hiện của nhiễm khuẩn tiết niệu: đau lưng, đau lan xuống bụng dưới, tiểu rắt, tiểu buốt, nước tiểu màu trắng đục, tiểu ra máu, tiểu ra mủ. Trong trường hợp viêm nặng có thể sốt cao.
Nhiễm khuẩn tại nhu mô thận: Sỏi thận có thể gây viêm thận, viêm bể thận cấp với các biểu hiện sốt cao, đau thắt lưng , đau quặn thận…Với biến chứng này thì nguy cơ nhiễm khuẩn huyết hoặc làm hỏng thận do ứ mủ bể thận rất cao nếu không được điều trị kịp thời.
>> Xem thêm Nhận biết bệnh thận qua màu sắc nước tiểu
Vô niệu, suy thận cấp và mạn tính
Đây là biến chứng cơ học do sỏi di chuyển gây ra tình trạng tắc nghẽn ở cả 2 bên. Đây cũng là biến chứng nguy hiểm hoàn toàn có thể gây tử vong cho người bệnh khi cả hai quả thận đều xảy ra hiện tượng tắc dẫn đến vô niệu.
>> Xem thêm Nỗi lòng của người bệnh suy thận trong phòng chạy thận nhân tạo
Quá trình ứ nước cộng với nhiễm trùng sẽ làm hủy hoại dần dần mô thận. Lúc này, bệnh nhận sẽ cần được đưa đến các cơ sở y tế uy tín để chạy thận thận nhân tạo định kỳ chi phí khá lớn, sức khỏe kém và chất lượng cuộc sống giảm sút.
Vỡ niệu quản và vỡ thận
Đây là biến chứng cực kỳ nguy hiểm khi tình trạng nước bị ứ quá nhiều. Mặc dù biến chứng này rất ít gặp nhưng nếu xảy ra thì lại hậu quả lại rất khó lường.
Sỏi thận có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng. Vì vậy không nên chủ quan, ngay từ khi phát hiện bệnh cần uống thuốc bào mòn và đẩy sỏi ra ngoài. Cần phải điều trị triệt để sỏi, dự phòng tái phát sỏi. Mỗi người cần có trách nhiệm bảo vệ tính mạng của bản thân cũng như của những người thân yêu. Đừng để đến lúc biến chứng xảy ra, hối hận cũng không kịp.
>> Xem thêm Cô gái có 100 viên sỏi thận do ăn nhiều đồ ăn sẵn
Theo alobacsi.com