8 biểu hiện của bệnh thận dễ nhận biết mà bạn cần cảnh giác

Bệnh thận thường diễn biến âm thầm và khó phát hiện. Do đó, nhận biết sớm các biểu hiện của bệnh thận để điều trị kị thời là điều vô cùng quan trọng cho sự sống và sức khỏe của con người.

biểu hiện của bệnh thận
Thận là cơ quan bài tiết quan trọng của hệ tiết niệu

Thận – bộ phận vô cùng quan trọng

Thận là một phần quan trọng của hệ thống đường tiết niệu. Mỗi người có hai quả thận hình hạt đậu thực hiện các chức năng sau:

Làm sạch máu

Thận lọc khoảng 200 lít máu mỗi ngày, loại bỏ độc tố, axit, hóa chất và chất lỏng dư thừa. Chất thải được tiết ra vào dịch lọc để hình thành nước tiểu.

Bài tiết nước tiểu

Quá trình lọc máu qua màng lọc ở vách mao mạch cầu thận tạo ra nước tiểu đầu ở nang cầu thận. Sau đó quá trình tái hấp thu lại sẽ biến nước tiểu đầu thành nước tiểu chính thức mỗi ngày. Nước tiểu chính thức được tích trữ ở bàng quang và thoát ra ngoài nhờ ống đái.

Điều hòa huyết áp

Thận kiểm soát lượng chất lỏng trong cơ thể, và chúng sản xuất ra các hormone làm cho các mạch máu bị thu hẹp. Do vậy, có chức năng điều hòa huyết áp trong cơ thể.

Duy trì sức khỏe của xương

Thận tạo ra dạng vitamin D hoạt động và chúng cân bằng canxi và phốt pho trong cơ thể, giúp xương chắc khỏe.

Điều hòa sản xuất hồng cầu

Thận sản xuất ra các hormone thông báo cho xương để tạo ra các tế bào hồng cầu, cung cấp oxy đi khắp cơ thể.

biểu hiện của bệnh thận
Thận là cơ quan sản xuất nước tiểu

Những biểu hiện của bệnh thận chớ nên lơ là

Các dấu hiệu sau đây đều có thể là triệu chứng của các vấn đề về thận.

1. Sưng phù

Mặt sưng hoặc bàn tay, bàn chân hoặc chân bị sưng tấy có thể là dấu hiệu của bệnh thận nặng. Phù có thể liên quan đến việc thận không có khả năng đào thải chất lỏng hoặc muối trong cơ thể, hoặc có thể do giảm áp lực keo do thiếu albumin vì có quá nhiều protein trong nước tiểu.

biểu hiện của bệnh thận
Phù là dấu hiệu của bệnh thận tiến triển

2. Xuất hiện bọng mỡ quanh mắt

Protein trong nước tiểu là một dấu hiệu ban đầu cho thấy bộ lọc của thận đã bị tổn thương. Hiện tượng bọng quanh mắt này có thể là do thận đang rò rỉ một lượng lớn protein qua nước tiểu.

3. Ngứa da

Điều này có thể xảy ra nếu thận không thể đào thải chất độc ra ngoài và chúng tích tụ trong máu. Điều đó có thể gây phát ban hoặc gây ngứa ngáy khắp người. Theo thời gian, thận không cân bằng được các khoáng chất và chất dinh dưỡng trong cơ thể sẽ dẫn đến bệnh về xương và khoáng chất, khiến da bị khô và kích ứng.

4. Đau bất thường

Những cơn đau lưng trên hoặc đau mạn sườn lan ra phía trước cơ thể xuất hiện ngày càng nhiều. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng đường tiết niệu đã lan đến thận. Đau dữ dội có thể là dấu hiệu của sỏi thận. Những viên sỏi hình thành do các chất khoáng lắng đọng lại khiến đường tiết niệu sẽ bị kích thích dẫn đến tình trạng co thắt, tắc nghẽn. Khi đó, nước tiểu không thể bài tiết ra ngoài, làm tăng áp lực vùng thận.

biểu hiện của bệnh thận
Sỏi thận có thể gây ra những cơn đau dữ dội

5. Nước tiểu bất thường

Bất kỳ sự thay đổi nào của nước tiểu đều là dấu hiệu cho thấy thận có vấn đề. Những thay đổi như ít đi tiểu, đi tiểu thường xyên hơn, màu nước tiểu thay đổi, nước tiểu sủi bọt, có mùi, có máu hoặc cảm giác đau khi đi tiểu đều là bất thường.

Khi thận bị tổn thương trong các bệnh như sỏi thận, ung thư, u nang hoặc viêm nhiễm, khiến thận trở nên yếu và nước tiểu có thể có màu hồng hoặc đỏ do có máu. Bình thường nồng độ protein trong nước tiểu rất thấp do cơ chế tái hấp thu ở thận. Lượng protein trong nước tiểu trên 300g/24h được coi là bất thường. Khi thấy nước tiểu có bọt hoặc sủi bọt có thể là dấu hiệu liên quan đến bệnh ở thận, bạn nên đi khám sớm để được chẩn đoán và khắc phục kịp thời.

6. Mệt mỏi

Suy giảm nghiêm trọng chức năng thận có thể dẫn đến tích tụ nhiều chất độc và tạp chất trong máu. Điều này có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, suy nhược và khó tập trung. Có một biến chứng khác của bệnh thận cũng gây mệt mỏi, đó là thiếu máu, do thận không sản xuất ra erythropoietin – hormone điều hòa sản xuất hồng cầu.

>> Xem thêm Chớ chủ quan với chứng suy thận ở nam giới

7. Chuột rút

Sự mất cân bằng điện giải như mức canxi thấp và phốt pho được kiểm soát kém do suy giảm chức năng thận sẽ làm tăng nguy cơ chuột rút.

8. Nhiễm trùng đường tiết niệu thường xuyên

Nhiễm trùng tiết niệu tái phát làm tăng nguy cơ nhiễm trùng thận, có thể làm hỏng thận nếu không được điều trị.

Khi thấy xuất hiện đồng thời một vài biểu hiện của bệnh thận như kể trên, bạn nên đi khám sớm để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, tránh để lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng đến việc điều trị và tăng chi phí y tế.

DS Phan Hiền