Soi màu nước tiểu đoán bệnh cực chuẩn!

Bạn có biết màu sắc và tần suất đi tiểu có liên quan đến các vấn đề sức khỏe? Soi màu nước tiểu đoán bệnh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe của bản thân.

soi màu nước tiểu
Soi màu nước tiểu đoán bệnh và các vấn đề sức khỏe liên quan

Quá trình hình thành nước tiểu

Nước tiểu là chất lỏng di chuyển qua đường tiết niệu trước khi thải ra ngoài cơ thể. Nó được tạo thành từ nước, muối, chất điện giải và hóa chất.

  • Thận: Lọc chất thải và chất độc từ máu của chúng ta và tạo ra nước tiểu.
  • Niệu quản: Nước tiểu sẽ đi từ thận qua niệu quản đến bàng quang.
  • Bàng quang: Túi chứa nước tiểu.
  • Niệu đạo: Ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra khỏi cơ thể khi đi tiểu.

Đi tiểu rất quan trọng vì nó lọc chất thải ra khỏi cơ thể. Khi thận – cơ quan tạo nên hệ thống lọc tự nhiên không hoạt động bình thường, các chất độc có thể tồn đọng trong cơ thể và tác động tiêu cực đến sức khỏe.

Soi màu nước tiểu đoán bệnh gì?

Màu sắc của nước tiểu thực sự có thể cho chúng ta biết nhiều điều về sức khỏe.

Bình thường, nước tiểu có màu vàng trong, do một chất hóa học gọi là urochrome. Hóa chất này là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa protein, và nó tạo ra sắc tố vàng bình thường và tự nhiên trong nước tiểu.

Màu sắc của nước tiểu sẽ thay đổi do một số yếu tố, bao gồm chế độ ăn uống, thuốc men và sức khỏe.

1. Màu trong

Nước tiểu trong là dấu hiệu cho thấy bạn đã uống đủ nước. Nước tiểu trong suốt là điều bình thường, nhưng lúc nào nước tiểu cũng trong, không bao giờ có màu vàng thì có thể là bạn đã uống quá nhiều nước. Uống quá nhiều nước khiến chất điện giải bị mất cân bằng.

Bạn hãy thử cắt giảm bớt lượng nước để kiểm tra sự thay đổi của màu sắc nước tiểu.

màu nước tiểu
Nhìn màu nước tiểu có thể nhận biết sức khỏe của bản thân thế nào

2. Màu vàng

Màu sắc bình thường của nước tiểu là màu vàng nhạt, màu hổ phách đậm. Điều này xảy ra do urochrome, có sắc tố màu vàng, được cơ thể sản xuất khi phá vỡ hemoglobin, một loại protein mang oxy đến các tế bào hồng cầu.
Màu vàng trong nước tiểu tùy thuộc vào mức độ urochrome của chúng ta.

3. Màu nâu

Nếu nước tiểu có màu nâu, đó là dấu hiệu cơ thể bị mất nước. Nước tiểu có màu nâu, nâu sẫm cũng có thể do một số loại thuốc hoặc do mật tích tụ trong nước tiểu, đây là dấu hiệu của các vấn đề về gan.

4. Nước tiểu vẩn đục

Nước tiểu vẩn đục, có mùi hôi là triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu. Nước tiểu vẩn đục cũng có thể là dấu hiệu của bệnh thận, tiểu đường, bệnh tim, các bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu và chlamydia cũng như các vấn đề về tuyến tiền liệt.

Nếu nước tiểu luôn có màu đục, bạn hãy đi khám sức khỏe ngay!

5. Màu đỏ

Đi tiểu màu đỏ, màu hồng có thể do thực phẩm có sắc tố đỏ, tím như củ cải đường, quả việt quất. Nếu mới thấy nước tiểu có màu đỏ, bạn hãy nhớ lại xem bữa ăn gần đây bạn đã ăn gì. Nếu nước tiểu liên tục có màu hồng hoặc đỏ, bạn nên đi khám sức khỏe xem có vấn đề gì với tuyến tiền liệt, thận và bàng quang hay không.

6. Màu cam

Nước tiểu có màu cam là dấu hiệu mất nước, nhiễm trùng và các vấn đề về gan.

Một số thực phẩm (đặc biệt là những thực phẩm có thuốc nhuộm), thực phẩm bổ sung hoặc thuốc có thể làm cho nước tiểu có màu cam tạm thời.

màu nước tiểu
Soi màu nước tiểu đoán bệnh về gan, thận khá chính xác

7. Xanh lam/xanh lục

Nước tiểu màu xanh lam hoặc xanh lục khá hiếm gặp. Màu sắc này là do đã ăn thực phẩm có sử dụng màu thực phẩm hoặc do thuốc nhuộm được dùng trong các xét nghiệm y tế trên thận và bàng quang.

Dấu hiệu tiểu tiện có vấn đề

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) xảy ra khi vi khuẩn phát triển trong đường tiết niệu. Đây là một trong những bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất và thường gặp ở phụ nữ (tỷ lệ phụ nữ mắc cao gấp 30 lần nam giới).

Một số dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu:

  • Thường xuyên muốn đi tiểu
  • Nước tiểu đục
  • Có máu trong nước tiểu
  • Nước tiểu có mùi hôi
  • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu
  • Đau lưng dưới
  • Sốt

Chứng khó tiểu (Đi tiểu đau)

Chứng khó tiểu là một thuật ngữ y tế chỉ tình trạng đau và khó chịu khi đi tiểu. Tình trạng này có thể là do:

Tắc nghẽn đường tiết niệu

Tắc nghẽn đường tiết niệu là tình trạng gặp khó khăn trong việc bắt đầu hoặc duy trì dòng nước tiểu. Đây là vấn đề thường gặp ở những người đàn ông lớn tuổi bị phì đại tuyến tiền liệt, nhưng nó cũng có thể do nhiễm trùng đường tiết niệu và các vấn đề khác như tác dụng phụ của thuốc, vấn đề về tủy sống, co cứng cơ xương chậu và ảnh hưởng bởi phẫu thuật.

Tình trạng tắc nghẽn đường tiết niệu thường đi kèm với cảm giác nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu đục và đột ngột muốn đi tiểu.

Bí tiểu

Bí tiểu là khi không thể thải hết nước tiểu ra khỏi bàng quang. Bí tiểu có thể do các vấn đề về bàng quang hoặc tắc nghẽn đường tiết niệu.

Tiểu không kiểm soát

Tiểu không kiểm soát là khi bạn không thể kiểm soát tình trạng rò rỉ nước tiểu. Điều này thường là do mất kiểm soát bàng quang hoặc cơ bàng quang yếu, nhưng cũng có thể do căng thẳng.

Các dấu hiệu của tiểu không kiểm soát bao gồm nước tiểu bị rò rỉ, có thể xảy ra sau khi ho hoặc hắt hơi và muốn đi tiểu rất đột ngột.

Són tiểu

Thường xuyên són tiểu là khi bạn cảm thấy có nhu cầu đi tiểu nhiều hơn bình thường. Vấn đề này thường đi kèm với cảm giác muốn đi tiểu gấp, khi cơ bàng quang co bóp không chủ ý.

Són tiểu thường là do:

  • Đang có thai
  • Có vấn đề ở bàng quang (chẳng hạn như bàng quang hoạt động quá mức)
  • Có vấn đề về tuyến tiền liệt, thận
  • Bệnh tiểu đường
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc
  • Uống quá nhiều nước.
màu nước tiểu
Nhiều vấn đề sức khỏe gây són tiểu

Làm thế nào để đường tiết niệu khỏe mạnh?

Uống đủ nước

Uống đủ nước rất quan trọng với sức khỏe của bàng quang. Ngoài nước lọc, bạn có thể uống trà thảo mộc. Bạn cũng nên hạn chế rượu bia và cà phê (chỉ nên uống 1 – 2 tách cà phê hoặc đồ uống có chứa caffeine khác mỗi ngày).

Có chế độ ăn uống lành mạnh

Có chế độ ăn uống lành mạnh sẽ cải thiện sức khỏe của đường tiết niệu, giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe tác động tiêu cực đến việc đi tiểu.

Có 2 thực phẩm rất tốt cho đường tiết niệu là nam việt quất và tỏi. Nước ép nam việt quất giúp làm giảm nhiễm trùng đường tiết niệu, tỏi có tính kháng khuẩn cao, giúp chống lại nhiều loại vi khuẩn, bao gồm cả E. coli, vi khuẩn thường gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu.

Dùng một số chất bổ sung

Mất cân bằng hệ vi khuẩn trong cơ thể là nguyên nhân khiến nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát. Do vậy, bổ sung men vi sinh có chứa lợi khuẩn nhằm cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột là giải pháp được nhiều người tin chọn.
Ngoài men vi sinh, nhiều người cũng dùng các chất bổ sung có chứa chiết xuất nam việt quất để giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, vitamin C làm cho nước tiểu có tính axit hơn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn.

màu nước tiểu
Nam việt quất giúp phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu

Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Hệ tiêu hóa cũng hoạt động để loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Khi bị táo bón, cơ thể không thể loại bỏ chất thải đúng cách, chất thải có thể tồn đọng ở đường tiết niệu.

Để tránh táo bón, hãy ăn thức ăn giàu chất xơ và uống nhiều nước.

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể mà còn có lợi với bàng quang. Bạn nên tạo thói quen tập thể dục hàng ngày, có thể là đi bộ nhẹ nhàng, tập yoga, chạy…

Đừng nhịn tiểu

Nếu muốn đi tiểu, bạn nên đi tiểu ngay. Vì nhịn tiểu sẽ làm suy yếu cơ bàng quang và tăng nguy cơ nhiễm trùng bàng quang.

Thực hiện các bài tập Kegel

Bài tập Kegel giúp tăng cường cơ sàn chậu hỗ trợ chức năng của đường tiết niệu. Những cơ này cho phép bàng quang hoạt động bình thường.

Kegel rất hữu ích cho những người mắc chứng tiểu không tự chủ và phụ nữ có vấn đề về tiểu trong khi mang thai.
Đi tiểu sau khi quan hệ tình dục

Để loại bỏ vi khuẩn tiềm ẩn và ngăn vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo, bạn nên đi tiểu sau khi quan hệ tình dục. Điều này giúp tránh nhiễm trùng đường tiết niệu và các nhiễm trùng có thể xảy ra trong đường tiết niệu.

Tránh mặc quần bó sát

Quần chật có thể giữ hơi ẩm trong đường tiết niệu, kích thích sự phát triển của vi khuẩn.

Vân Anh