Thông tin tổng quát về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh thường gặp gây ra vô vàn phiền toái, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của không ít người. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị.

Viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày gây ra đau bụng trên rất khó chịu

Viêm loét dạ dày tá tràng là gì?

Viêm loét dạ dày tá tràng là những vết loét hở phát triển ở trên niêm mạc bên trong dạ dày và phần trên của ruột non. Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là đau bụng.

Viêm loét dạ dày
Tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày bao gồm:

  • Loét dạ dày xảy ra ở phía bên trong dạ dày.
  • Loét tá tràng xảy ra ở bên trong của phần trên ruột non. (tá tràng)

Nguyên nhân phổ biến của viêm loét dạ dày tá tràng là nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H.pylori) và sử dụng lâu dài các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen (Advil, Motrin IB và những loại khác) và naproxen sodium (Aleve). Ăn thức ăn cay và rơi vào tình trạng căng thẳng không phải là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng tuy nhiên chúng có thể khiến các triệu chứng tệ hơn.

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày
Nhiễm vi khuẩn Hp là một trong những nguyên nhây gây vết loét dạ dày tá tràng

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng sẽ xảy ra khi axit trong đường tiêu hóa ăn mòn bề mặt trong của dạ dày và phần trên ruột non. Axit có thể tạo ra vết hở gây ra đau rát và có thể chảy máu trong.

Đường tiêu hóa được bao phủ bởi một lớp nhầy giúp bảo vệ chống lại axit. Tuy nhiên, nếu như lượng axit tăng lên hoặc giảm lượng chất nhầy có thể gây ra loét bề mặt dạ dày.

Các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này là:

  • Nhiễm vi khuẩn Hp: Vi khuẩn Helicobacter pylori thường sống trong lớp nhầy bảo phủ và bảo vệ các mô lót dạ dày và ruột non. Thường, vi khuẩn H.p không tác động xấu gì tới hệ tiêu hóa tuy nhiên chúng có thể gây ra viêm lớp bên trong dạ dày và tạo ra vết loét. Người nhiễm vi khuẩn Hp có thể lây sang người khác khi tiếp xúc gần hay ăn chung uống chung đồ.
  • Thường xuyên dùng một số loại thuốc giảm đau: Dùng aspirin cũng như một số loại thuốc giảm đau không kê đơn và kê đơn được gọi là thuốc chống viêm không steroid (NSAID) cũng có thể gây kích ứng hoặc gây viêm niêm mạc dạ dày và ruột non.
  • Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc: Một số loại thuốc chứa steroid, thuốc chống đông máu, aspirin liều thấp, chất ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin, alendronate và risedronate có thể làm tăng khả năng phát triển vết loét trong dạ dày.

Một số yếu tố rủi ro có thể gây tăng nguy cơ loét dạ dày tá tràng gồm:

Viêm loét dạ dày
Ăn nhiều đồ ăn cay làm tăng nguy cơ loét dạ dày tá tràng
  • Khói thuốc: Khói thuốc có thể làm tăng nguy cơ loét dạ dày tá tràng ở những người bị nhiễm H.pylori.
  • Uống rượu: Rượu có thể gây kích ứng và ăn mòn niêm mạc dạ dày đồng thời làm tăng lượng axit dạ dày tạo ra.
  • Căng thẳng quá mức không được điều trị
  • Ăn thức ăn cay

Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày
Người bị viêm loét dạ dày dễ bị đau rát bụng trên

Người bị viêm loét dạ dày tá tràng có một số triệu chứng thường gặp gồm:

Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng thường gặp nhất là đau rát bụng trên. Axit dạ dày sẽ làm cho cơn đau trở nên tệ hơn đặc biệt khi bụng đói. Cơn đau thường xuyên giảm khi ăn một số loại thức ăn đệm axit dạ dày hoặc sử dụng thuốc giảm axit tuy nhiên sau đó có thể tái phát. Cơn đau bụng do viêm loét dạ dày trở nên tệ hơn giữa các bữa ăn và vào ban đêm.

Nhiều người bị loét dạ dày tá tràng thậm chí không gây triệu chứng.

Tuy nhiên người bị bệnh nặng có thể gây ra một số triệu chứng nghiêm trọng như:

  • Nôn ra máu
  • Có máu sẫm màu trong phân hoặc phân có màu đen hoặc hắc ín
  • Khó thở
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Giảm cân không rõ lý do

Ngay khi có các triệu chứng nguy hiểm ở trên thì bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Biến chứng khi bị viêm loét dạ dày tá tràng

Nếu không điều trị kịp thời người bị loét dạ dày tá tràng có thể gặp phải tình trạng:

  • Chảy máu trong: Chảy máu có thể xảy ra như mất máu chậm dẫn đến thiếu máu hoặc mất máu nghiêm trọng có thể cần phải nhập viện hoặc phải truyền máu. Người bị chảy máu trong do viêm loét dạ dày có thể dẫn tới nôn ra màu đen hoặc đi ngoài phân màu đen có lẫn máu.
  • Lỗ thủng trên thành dạ dày: Loét dạ dày không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra lỗ thủng xuyên qua thành dạ dày hoặc ruột non của bạn gây ra tình trạng nhiễm trung nghiêm trọng trong khoang bụng (viêm phúc mạc).
  • Đầy bụng, khó tiêu: Loét dạ dày có thể làm cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn, khiến bạn dễ no, buồn nôn và sụt cân do bị sưng tấy trong niêm mạc dạ dày.
  • Ung thư dạ dày: Nhiều nghiên cứu chỉ ra người bị nhiễm vi khuẩn H.pylori có nguy cơ ung thư dạ dày cao hơn.

Chẩn đoán và điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp

Để phát hiện vết loét, trước hết bác sĩ sẽ khám tổng quát sức khỏe và xem xét tiền sử mắc bệnh. Sau đó người bệnh cần trải qua một loạt xét nghiệm chẩn đoán, cụ thể:

  • Xét nghiệm vi khuẩn H.p: Bác sĩ có thể cần xét nghiệm máu, phân hoặc hơi thở để kiểm tra xem có vi khuẩn H.p trong cơ thể bạn hay không.
  • Nội soi đường tiêu hóa: Sử dụng một ống soi để kiểm tra hệ tiêu hóa trên của bạn từ miệng vào thực quản, dạ dày và ruột non của bạn để tìm xem có vết loét không. Nếu như bác sĩ phát hiện có vết loét, một mẫu mô nhỏ có thể được lấy ra để kiểm tra trong phòng thí nghiệm.
  • Chụp X-quang dạ dày tá tràng cản quang với Barium: Người bệnh cần nuốt hỗn hợp Bari trước khi chụp X – quang dể cho hình ảnh bề mặt niêm mạc dạ dày hiện lên rõ rệt trên film chụp X-quang.

Tùy thuộc vào chẩn đoán của bác sĩ mà điều trị sẽ bao gồm tiêu diệt vi khuẩn H.p nếu có hoặc giảm việc sử dụng thuốc NSAID kết hợp các thuốc giúp vết loét nhanh lành hơn. Một số loại thuốc được sử dụng để trị viêm loét dạ dày tá tràng bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh để diệt vi khuẩn H.p: Nếu có tìm thấy vi khuẩn H.p trong đường tiêu hóa thì bác sĩ có thể kết hợp sử dụng các loại thuốc kháng sinh để diệt chúng. Một số loại kháng sinh được sử dụng gồm: amoxicillin, clarithromycin, metronidazole, tinidazole, tetracycline và levofloxacin.
  • Thuốc ngăn chặn sản xuất axit và thúc đẩy quá trình chữa bệnh: Thuốc ức chế bơm proton (thuốc PPI) làm giảm axit dạ dày bằng cách ngăn chặn hoạt động của các phần tế bào tạo axit. Tuy nhiên nên lưu ý các loại thuốc ức chế tiêm proton trong thời gian dài ở liều cao có thể làm tăng nguy cơ gãy xương. Vì thế khi sử dụng thuốc kéo dài cần hỏi ý kiến bác sĩ có cần bổ sung canxi để phòng nguy cơ gãy xương hay không.
  • Thuốc giúp giảm sản xuất axit: Thuốc chẹn axit – thuốc chẹn histamine (H-2) – làm giảm lượng axit dạ dày tiết ra trong đường tiêu hóa của bạn để giảm đau dạ dày và nhanh lành vết loét.
  • Thuốc kháng axit trung hòa axit trong dạ dày: Bác sĩ có thể kết hợp sử dụng thuốc kháng axit trong danh mục thuốc điều trị. Thuốc kháng axit trung hòa axit giúp giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ táo bón hoặc tiêu chảy tùy vào thành phần chính.
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày và ruột non: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc giúp bảo vệ mô lót dạ dày và ruột non cho bạn.

Kết hợp sử dụng Tây y và thuốc Đông y điều trị và phòng ngừa tái phát bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày
Kết hợp Đông và Tây y trong trị bệnh dạ dày sẽ giúp bệnh được trị triệt để ngừa tái phát

Sử dụng thuốc Tây điều trị viêm loét dạ dày sẽ giúp cải thiện nhanh chóng triệu chứng. Tuy nhiên, hầu hết các thuốc Tây sử dụng kéo dài đều gây ra tác dụng phụ cho dạ dày, gan, thận.

Chính vì thế xu hướng mới trong điều trị bệnh dạ dày chính là kết hợp cả thuốc Đông và Tây y trong điều trị. Bởi thuốc Đông y giúp cân bằng âm dương, có khả năng hành khí điều vị giảm viêm giảm đau chậm nhưng hiệu quả lâu dài. Sử dụng thuốc Đông y vừa không gây tác dụng phụ vừa cải thiện tình trạng bệnh, điều trị bệnh dứt điểm, ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.

Đào Tâm