Viêm khớp là một bệnh tiến triển, có nghĩa là sẽ xấu đi theo thời gian. Biết được các triệu chứng sớm của 4 loại bệnh viêm khớp để có phương pháp điều trị sớm sẽ giúp ngăn ngừa tổn thương khớp vĩnh viễn.
Viêm khớp là tình trạng lớp sụn đệm cho xương bị hao mòn dần do lão hóa hoặc do khớp bị viêm. Khi sụn bị hao mòn, khớp có thể sưng lên và khó cử động. Tùy thuộc vào loại bệnh và các giai đoạn, viêm khớp có thể gây đau đớn, khó đi lại, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Hai triệu chứng chính của viêm khớp
Đau đớn và sưng khớp là hai triệu chứng chính của bệnh viêm khớp.
Đau đớn
Dấu hiệu đầu tiên của bệnh viêm khớp là đau. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc bỏng rát. Thông thường, cơn đau bắt đầu sau khi cử động khớp nhiều, chẳng hạn như đang làm vườn hoặc khi leo cầu thang.
Một số người cảm thấy đau nhức vào buổi sáng. Nhiều người lại bị đau khớp khi trời mưa hoặc độ ẩm trong không khí thay đổi.
Sưng tấy
Khi các khớp bị viêm, sẽ có hiện tượng sưng tấy. Sưng tấy xảy ra do tăng chất lỏng hoạt dịch trong khớp. Chất lỏng hoạt dịch hoạt động như một lớp đệm và chất bôi trơn khớp. Khi bị viêm sẽ có quá nhiều chất lỏng hoạt dịch, dẫn đến đau đớn và hạn chế cử động.
Ngoài hai triệu chứng điển hình này, mỗi loại bệnh viêm khớp sẽ có các dấu hiệu nhận biết khác nhau. Có thể dựa vào các dấu hiệu đó để nhận định loại bệnh viêm khớp.
Các triệu chứng của 4 loại bệnh viêm khớp phổ biến
1. Bệnh viêm xương khớp
Viêm xương khớp là một loại viêm khớp thường ảnh hưởng đến các khớp lớn, chịu trọng lượng lớn, chẳng hạn như khớp hông, đầu gối, lưng dưới. Bệnh này cũng có thể ảnh hưởng đến các khớp cổ, ngón tay, ngón chân.
Lúc đầu, chỉ một khớp bị đau. Ngoài cơn đau, các khớp cũng sẽ cứng, khó cử động. Cơn đau và cứng khớp thường xuất hiện vào buổi sáng và có thể mất vài phút để các khớp hoạt động trở lại.
2. Bệnh viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp cũng gây đau và sưng các khớp. Thông thường, các khớp bị đau và sưng đầu tiên là ngón tay và ngón chân. Triệu chứng phổ biến nhất là cứng khớp và mất nhiều thời gian để khớp cử động, đặc biệt là vào buổi sáng.
Căn bệnh này có tính chất đối xứng, có nghĩa là khớp ở cả hai bên cơ thể đều bị đau và viêm. Viêm khớp dạng thấp cũng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.
Các triệu chứng ngoài khớp có thể xuất hiện:
- Khó thở
- Sốt
- Tức ngực
- Viêm hoặc khô mắt
3. Bệnh viêm khớp vảy nến
Giống như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến là một tình trạng tự miễn dịch. Điều đó có nghĩa là thay vì bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật, hệ thống miễn dịch sẽ chống lại cơ thể và tấn công chính nó.
Ngoài các khớp sưng đau, tình trạng này có thể gây phát ban, đỏ mắt và các thay đổi trên móng tay. Một số người có thể bị sưng toàn bộ ngón tay hoặc ngón chân. Đây chính là dấu hiệu phân biệt viêm khớp vảy nến với các loại viêm khớp khác.
4. Bệnh gút (gout)
Bệnh gút là một dạng viêm khớp xảy ra ở các khớp lớn, như khớp ngón chân cái, mắt cá chân và đầu gối. Các đợt bùng phát bệnh gút thường là cơn đau rất dữ dội ở một khớp, với biểu hiện đỏ và sưng.
Người bệnh có thể bị bùng phát cơn đau lặp đi lặp lại ở cùng một khớp hoặc ở các khớp khác nhau.
Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp
Không có nguyên nhân duy nhất gây ra tất cả các loại viêm khớp. Nguyên nhân khác nhau tùy theo loại hoặc dạng viêm khớp.
Một số nguyên nhân phổ biến gồm:
- Chấn thương, có thể dẫn đến viêm khớp thoái hóa
- Chuyển hóa bất thường, có thể gây ra bệnh gút
- Di truyền, có thể dẫn đến viêm xương khớp
- Nhiễm trùng, có thể gây ra các triệu chứng viêm khớp
- Rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch, có thể gây viêm khớp dạng thấp và viêm khớp vảy nến
Hầu hết các loại viêm khớp có liên quan đến sự kết hợp của nhiều yếu tố. Tuy nhiên, một số không có nguyên nhân rõ ràng và dường như không thể đoán trước được khi chúng xuất hiện.
Các biện pháp điều trị bệnh viêm khớp
Điều trị viêm khớp nhằm mục đích kiểm soát cơn đau, giảm thiểu tổn thương khớp, cải thiện hoặc duy trì chức năng và chất lượng cuộc sống. Một loạt các loại thuốc và thay đổi lối sống có thể giúp giảm đau và bảo vệ các khớp khỏi bị tổn thương thêm.
1. Thuốc Tây y
Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:
- Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau như acetaminophen và tramadol. Tuy nhiên, chúng không có tác dụng đối với chứng viêm.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Những thuốc này làm giảm cả đau và viêm. NSAID bao gồm ibuprofen và naproxen sodium. Một số NSAID có sẵn dưới dạng kem, gel hoặc miếng dán, có thể được áp dụng cho các khớp cụ thể.
- Chất chống phản ứng: Một số loại kem và thuốc mỡ có chứa tinh dầu bạc hà hoặc capsaicin khi chà xát lên da vùng khớp bị đau có thể điều chỉnh tín hiệu đau từ khớp và giảm đau.
- Thuốc chống hệ miễn dịch hoạt động thái quá: Thường dùng cho bệnh viêm khớp dạng thấp và viêm khớp vảy nến.
- Thuốc sinh học: Đây là những loại thuốc được biến đổi gen nhằm vào các phân tử protein khác nhau liên quan đến phản ứng miễn dịch.
- Corticosteroid: Prednisone và cortisone làm giảm viêm và ức chế hệ thống miễn dịch.
2. Biện pháp tự nhiên
Một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng, cùng với tập thể dục thường xuyên và tránh hút thuốc và rượu bia có thể giúp những người bị viêm khớp duy trì sức khỏe tổng thể và giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.
Chế độ ăn
Ăn một số loại thực phẩm có thể giúp giảm viêm. Người bệnh có thể tham khảo chế độ ăn Địa Trung Hải bởi chế độ ăn này gồm nhiều loại thực phẩm tốt cho khớp, giúp giảm sưng viêm.
- Cá
- Các loại hạt
- Hoa quả và rau củ
- Đậu
- Dầu ô liu
- Các loại ngũ cốc
Mặt khác, những người bị viêm khớp nên tránh hoặc hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm có thêm đường và carbohydrate tinh chế. Những thực phẩm này thực sự có thể làm cho tình trạng viêm khớp trở nên tồi tệ hơn.
Vật lý trị liệu và tập thể dục
Các bác sĩ thường sẽ giới thiệu một liệu trình vật lý trị liệu để giúp bệnh nhân viêm khớp tăng khả năng vận động.
Các hình thức vật lý trị liệu có thể được khuyến nghị bao gồm:
- Các bài tập cụ thể phù hợp với tình trạng bệnh
- Các liệu pháp giảm đau như chườm đá hoặc chườm nóng và xoa bóp
- Liệu pháp nghề nghiệp: lựa chọn thiết bị và dụng cụ hỗ trợ chuyên biệt, bảo vệ khớp khỏi bị tổn thương thêm và kiểm soát mệt mỏi
- Tập thể dục hàng ngày với các môn đơn giản như đi bộ, bơi lội, đạp xe…
3. Dùng thuốc Đông y
Một số loại thảo dược tự nhiên đã được chứng minh công dụng giúp giảm đau do viêm khớp như hoa cúc, nghệ, gừng và các thảo dược quý khác như Đương quy, Đỗ trọng, Cẩu tích, Đan sâm, Tục đoạn, Cốt toái bổ…
Đông y có bài thuốc xương khớp hiệu quả thực sự, với tác dụng bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp.
Bài thuốc này được dùng để trị các chứng đau lưng, đau cột sống, đau thần kinh tọa, các chứng phong tê thấp: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, nhức mỏi, cứng cơ xương khớp, tay chân tê bại; Hỗ trợ điều trị thoái hoá, vôi hoá, gai cột sống; Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát.
Bài thuốc này đã được chuyển giao sản xuất tại Nhà máy dược phẩm Nhất Nhất hiện đại, thành sản phẩm Thuốc Xương Khớp Đông y dạng viên nén tiện dụng. Người bệnh viêm khớp có thể tham khảo sử dụng.
Vân Anh