Khó thở hụt hơi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây là tình trạng không phải ai cũng có thể nhận biết được bởi các dấu hiệu không quá rõ ràng. Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị.
Khó thở là tình trạng rất nhiều người từng gặp phải
Khó thở hoặc thở dốc khiến cho bạn khó có thể hít vào được một hơi đầy đủ. Bạn có thể cảm thấy như mình vừa chạy nước rút, leo lên vài tầng cầu thang hoặc vừa tập thể dục nhịp điệu.
Khó thở có thể là dấu hiệu của một số bệnh và vấn đề ở tim hoặc phổi. Bài viết dưới đây giúp tìm hiểu về cảm giác khó thở và nguyên nhân gây ra bệnh này.
Nguyên nhân gây ra khó thở?
Lo lắng cũng có thể gây ra khó thở
Khó thở là một triệu chứng tương đối phổ biến có thể xuất hiện trong nhiều loại bệnh. Tình trạng này được coi là cấp tính nếu kéo dài vài ngày. Bệnh được coi là mãn tính nếu kéo dài từ 4 tới 8 tuần.
Khi bị lo lắng – do rối loạn cấp tính hoặc mãn tính – đều có thể khiến bạn cảm thấy khó thở. Tình trạng lo lắng hoặc hoảng loạn đôi khi có thể bị nhầm lẫn với cơn đau tim.
Tuy nhiên không chỉ hoảng loạn mới có thể gây ra khó thở. Chỉ cần lo âu cấp độ nhẹ cũng có thể gây ra điều tương tự.
Khó thở thường có thể xảy ra do một số trường hợp sau:
- Đang ở nơi cao
- Chất lượng không khí kém, quá nhiều CO2 hoặc sương mù
- Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh
- Tập thể dục cường độ cao
Cơ bắp bị co rút đặc biệt ở một số điểm có thể khiến bạn cảm thấy khó thở.
Một số tình trạng y tế cấp và mãn tính cũng có thể gây ra triệu chứng này:
- Dị ứng
- Thiếu máu
- Hen suyễn
- Suy tim
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
- Rối loạn nhịp tim
- Bệnh nhược cơ
- Béo phì
- Viêm phổi
- Bệnh lao
Khó thở có thể xảy ra liên tục và tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh thì bạn sẽ có các triệu chứng khác của từng tình trạng bệnh lý.
Đôi khi, khó thở thậm chí có thể xảy ra khi bạn đang nghỉ ngơi như khi đang ngồi ở bàn làm việc. Ngồi lâu có thể gây khó thở do tư thế không tốt cho sức khỏe.
Nhiễm Covid-19 và tình trạng khó thở
Nhiễm Covid-19 có thể gây ra khó thở, hụt hơi
Một trong các triệu chứng đặc trưng của Covid-19 là khó thở. Các triệu chứng phổ biến khác của Covid-19 bao gồm sốt, ho và mệt mỏi.
Hầu hết người bệnh Covid-19 sẽ có các triệu chứng từ nhẹ tới trung bình và hoàn toàn có thể điều trị tại nhà. Vì thế nếu bạn nghi ngờ bản thân bị Covid-19 thì có thể thực hiện theo các bước sau:
- Xét nghiệm Covid-19, có thể dùng kit test tại nhà để biết được kết quả.
- Nếu dương tính với Covid-19 thì nên học và làm việc tại nhà, tránh tiếp xúc với người khác để tránh lây nhiễm bệnh.
- Che miệng khi ho và hắt hơi, chú ý nên đeo khẩu trang nếu như bạn ở gần người khác.
- Liên hệ với bác sĩ và tới khám bệnh nếu có các dấu hiệu nghiêm trọng hơn.
Bạn cũng nên theo dõi kĩ các triệu chứng của mình khi cách ly tại nhà. Hãy gọi cấp cứu nếu như xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Khó thở
- Nhịp thở nhanh, nông
- Cảm thấy đau, áp lực ở cánh mũi
- Tái xanh ở đầu ngón tay, da hoặc môi
- Tim đập nhanh
- Cảm giác mơ hồ không tỉnh táo
Người có làn da tái xanh đôi khi gặp nguy hiểm hơn những người khác, sự thay đổi làn da có thể là dấu hiệu cần được thở oxy khẩn cấp.
Cảm giác khó thở là như thế nào?
Thường chứng khó thở liên quan tới lượng oxy trong máu
Khó thở có thể là cảm giác hết sức đang sợ – tuy nhiên chúng chỉ mang tính cảm nhận chứ khó có thể đo lường chính xác. Tuy nhiên, bác sĩ đã nghiên cứu và cho rằng phần lớn các trường hợp khó thở xuất phát từ lượng oxy trong máu.
Nếu lượng oxy trong máu giảm xuống quá thấp, nghĩa là không có đủ oxy cho cơ thể và không thể lưu thông được hồng cầu. Điều này vô cùng nguy hiểm đặc biệt nếu nồng độ oxy trong máu xuống quá thấp.
Nếu như bạn đang khó thở, bạn có thể cảm thấy như không thể đưa đủ không khí vào phổi và không thể thở đủ nhanh.
Các triệu chứng xuất hiện cùng khó thở bao gồm:
- Một cảm giác chặt nghẹt ở trong ngực
- Nghẹt thở
- Cảm giác như bạn khó có thể lấy lại hơi thở bình thường
- Cần thở thường xuyên hơn
- Không hít thở được bình thường
Bạn có thể nhận ra mình trở nên khó thở hơn trong thời gian dài hoặc diễn ra bất ngờ. Các triệu chứng sẽ dễ nhận thấy nhất khi bạn hoạt động thể chất, như khi leo cầu thang hoặc cố gắng tập thể thao. Đôi khi khó thở diễn ra ngay cả khi bạn đang ngồi nghỉ ngơi.
Khó thở cần điều trị như thế nào?
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh để bác sĩ sẽ có biện pháp phù hợp
Điều trị tình trạng hụt hơi khó thở sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Sau khi bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán bệnh thì điều trị sẽ bao gồm một hoặc kết hợp các biện pháp sau:
- Sử dụng thuốc: Bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc như thuốc giãn phế quản để giúp bạn thở dễ dàng hơn hoặc steroid để giảm sưng phổi.
- Uống thực phẩm bổ sung: Nếu bạn bị thiếu máu, bạn có thể dùng tới thực phẩm bổ sung sắt để tăng lượng sắt trong cơ thể.
- Phẫu thuật: Đây là lựa chọn điều trị cho một số tình trạng như cục máu đông mãn tính hoặc các vấn đề về cấu trúc tim.
- Liệu pháp oxy: Nếu như bạn nhiễm Covid-19 bạn có thể được dùng liệu pháp oxy để trợ thở. Bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc hỗ trợ như thuốc kháng vi rút.
- Thuốc kháng sinh: Nếu bị nhiễm trùng do vi khuẩn thì cần phải sử dụng thuốc kháng sinh.
- Tránh hút thuốc và tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng: Bác sĩ có thể khuyên bạn nên bỏ thuốc hoặc tránh hút thuốc thụ động để giúp bạn hít thở dễ hơn. Quan trọng nhất là tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng hoặc các chất kích thích phổi tiềm ẩn.
- Thay đổi lối sống: Nếu béo phì là một yếu tố gây ra khó thở thì bạn nên thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt. Có chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng này.
Đào Tâm