Mẩn ngứa nổi mề đay là gì?
Mẩn ngứa nổi mề đay hay dị ứng, có tên tiếng Anh là urticaria hay hives, là sự bùng phát các vết sưng tấy màu đỏ nhạt hoặc thành các mảng đỏ tấy trên da. Đây là kết quả phản ứng của cơ thể với một số chất gây dị ứng hoặc không rõ nguyên nhân.
Phan ban thường gây ngứa nhưng cũng có thể thấy rát trên da. Chúng có thể xuất hiện ở bất cứ khu vực nào trên cơ thể như mặt, môi, lưỡi, cổ họng hoặc tai. Phát ban mẩn ngứa có kích thước khác nhau và có thể liên kết lại với nhau tạo nhành các mảng mề đay. Nổi mề đay có thể kéo dài hàng giờ hoặc một vài ngày trước khi mờ dần.
Phù mạch cũng tương tự như phát ban nhưng việc sưng nằm dưới bề mặt da thay vì trên bề mặt như mề đay. Phù mạch đặc trưng bởi sưng sâu vùng quanh mắt, môi và đôi khi ở bộ phận sinh dục, bàn tay và bàn chân. Phù mạch thường bị lâu hơn nổi mẩn mề đay nhưng chỉ sau 24h sẽ biến mất.
Đôi khi hiện tượng phù mạch có thể xuất hiện ở cổ họng, lưỡi hoặc phổi có thể gây chặn đường hô hấp, gây khó thở. Khi đó phù mạch có thể đe dọa tới tính mạng.
Nguyên nhân dẫn tới phát ban và phù mạch?
Cơ thể bị nổi mề đay và phù mạch để đáp ứng với histamin huyết tương ro rỉ ra ngoài khỏi các mạch máu nhỏ trong da. Histamine là một chất hóa học được giải phóng từ các tế bào chuyên biệt dọc theo mạch máu của da.
Phản ứng dị ứng thường có nguyên nhân từ hóa chất, côn trùng đốt, tiếp xúc với ánh mặt trời hoặc thuốc gây giải phóng histamine. Thường khó có thể tìm chính xác nguyên nhân mẩn ngứa nổi mề đay.
Có nhiều loại dị ứng nổi mề đay khác nhau, bao gồm:
Mề đay cấp tính:
Phát ban kéo dài dưới sáu tuần. Nguyên nhân phổ biến nhất là do một số loại thực phẩm, thuốc men hoặc nhiễm trùng nhất định. Ngoài ra có thể do côn trùng cắn và bệnh.
Các loại thực phẩm thường gây nổi mề đay phát ban như các loại hạt, sô cô la, cá, cà chua, trứng, quả tươi và sữa. Thực phẩm tươi sống dễ gây mẩn ngứa hơn so với thực phẩm nấu chính. Một số chất phụ gia thực phẩm hoặc chất bảo quản cũng có thể là nguyên nhân gây mẩn ngứa.
Một số loại thuốc gây phát ban nổi mề đay và phù mạnh gồm aspirin và các thuốc chống viêm không steriod khác như ibuprofen, thuốc cao huyết áp (thuốc ức chế ACE), thuốc giảm đau (cocein).
>> Xem thêm Những điều cần biết về dị ứng thuốc
Mề đay mạn tính và phù mạch
Phát ban kéo dài hơn sáu tuần. Nguyên nhân của nổi mề đay mạn tính và phù mạch thường khó xác định hơn so với những người mắc bệnh mề đay cấp tính. Đối với hầu hết những người bị nổi mề đay mạn tính nguyên nhân khó xác định. Tuy nhiên đôi khi cũng bắt nguồn từ bệnh tuyến giáp, viêm gan, nhiễm trùng hoặc ung thư.
Bệnh mề đay mạn tính và phù mạch có thể ảnh hưởng tới các cơ quan nội tạng khác như phổi, cơ và đường tiêu hóa. Các triệu chứng khác như đau cơ, nôn mửa và tiêu chảy.
Mề đay vật lý
Nổi mẩn ngứa mề đay là do sự kích thích trực tiếp của da ví dụ nóng lạnh, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, rung lắc, áp suất, đổ mồ hôi và tập thể dục. Ngứa rát thường xảy ra ở nơi da bị kích thích và hiếm khi xuất hiện ở nơi khác. Hầu hết các mảng mẩn ngứa xuất hiện trong vòng một giờ sau khi tiếp xúc.
Bệnh Dermatographism (Bệnh da vẽ nổi)
Đây là một dạng phổ biến của mề đay vật lý nơi phát ban hình thành sau khi sờ trên da hoặc gãi da. Những vết phát ban này cũng có thể xảy ra cùng với các dạng mề đay khác.
>> Xem thêm Những chứng bệnh dị ứng kì lạ nhất trên thế giới
Giải pháp chẩn đoán và điều trị mẩn ngứa mề đay và phù mạch
Để chẩn đoán và điều trị bệnh mẩn ngứa nổi mề đay và phù mạch, bác sĩ sẽ đặt nhiều câu hỏi với người bệnh để biết được nguyên nhân. Vì không có xét nghiệm cụ thể cho phát ban mẩn ngứa hoặc sưng phù mạch. Xét nghiệm sẽ phụ thuộc vào lịch sử y tế của bạn và sẽ có một bài kiểm tra kỹ lưỡng của bác sĩ chăm sóc.
Các xét nghiệm trên da được thực hiện để xác định chất gây dị ứng trên da bạn. Sau đó bạn sẽ được xét nghiệm máu định kỳ để xác định bạn có phải mắc bệnh dị ứng với chất gây dị ứng đó không?
Cách điều trị mề đay là tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được mình dị ứng với gì nếu như là lần đầu tiên gặp phải. Khi đó, bạn sẽ được kê thuốc kháng histamine để giảm các triệu chứng phát ban đỏ trên da.
Những tổn thương trên da mạn tính do nổi mấn ngứa mề đay có thể được điều trị bằng thuốc kháng histamin hoặc kết hợp các loại thuốc khác. Có thể dùng thuốc corticosteroid để giảm nổi mẩn mề đay.
Đối với các trường hợp bùng phát bệnh nặng hoặc phù mạch nặng, có thể cần tiêm thuốc epinephrine (adrenaline) hoặc thuốc cortisone.
Cách để tránh mẩn ngứa nổi mề đay trở nên nghiêm trọng hơn
Trong khi bạn chờ các vết phát ban mẩn ngứa giảm hẳn thì có thể áp dụng các mẹo:
- Dùng miếng vải lạnh hoặc vải ướt đắp lên khác khu vực nổi mẩn đỏ.
- Ngủ trong phòng mát mẻ, thoáng đãng.
- Mặc quần áo vừa và chất liệu nhẹ thoáng.
Nổi mẩn ngừa mề đay trở nên nặng hơn và cần thăm khám bác sĩ khi đi kèm các triệu chứng
- Chóng mặt
- Thở khò khè
- Khó thở
- Đau thắt ngực
- Sưng lưỡi, môi hoặc mặt.