Biện pháp tránh thai mới dành cho nam giới lấy cảm hứng từ ly cocktail nhiều tầng

Để giảm tỷ lệ phụ nữ chịu các tác dụng phụ khi áp dụng các biện pháp tránh thai, mới đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra một biện pháp tránh thai mới dành cho nam giới. Phương pháp tránh thai được lấy cảm hứng từ ly cocktail nhiều tầng nhiều màu sắc.

biện pháp tránh thai dành cho nam igioiws
Biện pháp tránh thai dành cho nam giới lấy cảm hứng từ ly cocktail

So sánh ưu – nhược điểm của các biện pháp tránh thai dành cho nam giới

Để giảm thiểu tác dụng không mong muốn cho phụ nữ khi sử dụng các biện pháp tránh thai, một số biện pháp tránh thai cho nam giới đã được áp dụng, ví dụ như bao cao su, thắt ống dẫn tinh, sử dụng chất diệt tinh trùng hoặc xuất tinh ngoài. Tuy nhiên những biện pháp này vẫn có nhiều nhược điểm.

Thắt ống dẫn tinh

Biện pháp này tuy mang lại hiệu quả tránh thai gần như tuyệt đối (> 99%), nhưng lại có thể triệt sản vĩnh viễn. Việc tháo thắt và nối lại ống dẫn tinh sẽ không thể giúp bạn có con trở lại.

biện pháp tránh thai dành cho nam igioiws
Thắt ống dẫn tinh có hiệu quả tránh thai cao nhưng lại triệt sản vĩnh viễn

Bao cao su

Ngược lại với thắt ống dẫn tinh, sử dụng bao cao su là biện pháp tránh thai chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn – lúc đeo bao, và hiệu quả chỉ đạt 82% bởi tiềm ẩn các nguy cơ như bao rách hoặc tuột ra ngoài. Tuy không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới, nhưng không có nhiều người thích biện pháp tránh thai này, bởi dùng bao cao su làm giảm khoái cảm và có thể mất khả năng cương dương.

Xuất tinh ngoài

Để phòng tránh thai, nhiều nam giới chủ động rút dương vật ra khỏi âm đạo trước khi xuất tinh. Biện pháp này có hiệu quả tránh thai không cao (78%), hơn nữa còn làm gián đoạn việc quan hệ tình dục.

Sử dụng chất diệt tinh trùng

Chất diệt tinh trùng có nhiều dạng như kem, gel, bọt… cũng thường được áp dụng. Biện pháp này chỉ có hiệu quả khoảng 72% và có thể gây ra nhiều khó chịu như kích ứng âm đạo, dương vật…

>> Xem thêm Những điều cần biết về quan hệ tình dục đường miệng

Biện pháp tránh thai dành cho nam lấy cảm hứng từ ly cocktail

Nhà nghiên cứu Xiaolei Wang và cộng sự đã tìm ra biện pháp tránh thai có thời gian tác dụng trung bình, có thể phục hồi khả năng sinh sản khi kết thúc liệu trình sử dụng. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí ACS Nano (tạp chí khoa học hàng đầu của Mỹ).

Lấy ý tưởng từ việc pha cocktail, nhân viên pha chế sẽ lần lượt tạo nên từng lớp chất lỏng chồng lên nhau trong cùng một ly. Khi dung dịch trong ly được khuấy trộn hoặc làm nóng, các lớp chất lỏng sẽ hòa trộn với nhau tạo thành dung dịch đồng nhất. Áp dụng vào biện pháp tránh thai, khi tiêm một lớp vật liệu vào ống dẫn tinh sẽ chặn đường đi của tinh trùng từ tinh hoàn lên niệu đạo, do đó có tác dụng tránh thai. Khi muốn khôi phục khả năng sinh sản, sử dụng nhiệt để làm đồng nhất các lớp chất lỏng, phá vỡ sự ngăn cách, từ đó sẽ tái lập lại sự dẫn truyền của tinh trùng.

biện pháp tránh thai dành cho nam igioiws
Tiêm dung dịch vào ống dẫn tinh để ngăn chặn tinh trùng đi lên

Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm phương pháp này trên chuột đực. Họ lần lượt tiêm 4 lớp dịch vào ống dẫn tinh: một lớp hydrogel có tác dụng tạo hàng rào ngăn cản tinh trùng; lớp nano vàng có tác dụng tạo nhiệt khi chiếu tia sáng gần với ánh sáng hồng ngoại; ethylenediaminetetraacetic acid (EDTA) có tác dụng phá vỡ lớp hydrogel và cũng có tác dụng diệt tinh trùng; và cuối cùng là một lớp nano vàng khác.

Biện pháp này giúp ngăn ngừa khả năng thụ thai khi chuột đực giao phối với chuột cái, hiệu quả duy trì hơn 2 tháng. Khi nghiên cứu viên tiến hành chiếu ánh sáng gần với ánh sáng hồng ngoại vào chuột, các lớp chất lỏng được trộn với nhau và hòa tan, cho phép khôi phục khả năng sinh sản của chuột sau giao phối.

Nghiên cứu này đã đạt được kết quả đầy hứa hẹn. Các nhà khoa học cho rằng vẫn cần thực hiện nhiều nghiên cứu khác để xác định độ an toàn của phương pháp này khi sử dụng trên cơ thể người.

Tài liệu tham khảo

1. “Layered cocktails inspire new form of male birth control”, ScienceDaily, Public date: January 30, 2019

2. “Biện Pháp Tránh Thai Dành Cho Nam Giới”, Reproductive Health Access Project (RHAP), Public date: June 2018