Chu kỳ kinh nguyệt được ví như tấm gương phản ánh sức khỏe của người phụ nữ. Rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ cảnh báo điều gì với cơ thể, làm sao để xử trí tình trạng này?
Chu kỳ kinh nguyệt là gì?
Hàng tháng, bất kỳ người phụ nữ nào cũng trải qua chu kỳ kinh nguyệt hay kỳ kinh. Kỳ kinh đầu tiên thường bắt đầu ở khoảng 8 – 15 tuổi. Trung bình, bé gái khoảng 12 tuổi sẽ có chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên.
Thông thường, hai kỳ kinh sẽ cách nhau mỗi 28 ngày. Tuy nhiên, ở phụ nữ trưởng thành thì khoảng cách giữa hai chu kỳ kinh có thể rơi vào khoảng 21 đến 35 ngày là bình thường.
Ở bé gái mới có kinh nguyệt thì chu kỳ kinh bất thường hơn, thường rơi vào khoảng 21 – 45 ngày. Đây là do hormone trong cơ thể ảnh hưởng tới khoảng cách giữa 2 chu kỳ.
Thời gian có kinh nguyệt thường kéo dài 3 – 7 ngày và lượng máu mất đi sẽ khác nhau ở mỗi người. Mức độ máu kinh có thể chia ra thành các mức độ nhẹ, trung bình và nặng.
Rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ là gì?
Rối loạn kinh nguyệt là khi xuất hiện các vấn đề bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Cụ thể một số tình trạng thường gặp như sau:
Rong kinh
Rong kinh hay còn gọi là chảy máu tử cung bất thường là hiện tượng chảy máu âm đạo không bình thường trong chu kỳ kinh nguyệt. Rong kinh có thể bao gồm chảy máu giữa các kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi quan hệ tình dục, ra đốm máu, chảy máu kinh nguyệt nhiều hoặc chu kỳ kinh kéo dài bất thường hoặc chảy máu sau khi mãn kinh.
Trong chu kỳ kinh nguyệt, lượng máu mất đi bình thường là khoảng 5 muỗng canh tuy nhiên nếu lượng máu của bạn nhiều gấp 10 – 25 lần lượng máu đó là trường hợp cần được cảnh báo. Đối với những ai dùng băng vệ sinh thì nếu như mỗi giờ phải thay bằng một lần thay vì bốn lần 1 ngày là hiện tượng cần được chú ý.
Thời kỳ đầu mang thai, phụ nữ sẽ gặp phải hiện tượng ra máu báo khi phôi làm tổ và bám vào thành tử cung. Thông thường hiện tượng ra máu báo thường trong khoảng 10 – 14 ngày sau khi thụ thai.
Chảy máu sau khi cấy que tránh thai, đặt vòng tránh thai thường xảy ra dưới dạng vết lấm tấm màu nâu mà không phải máu đỏ tươi như trong chu kỳ kinh. Thường hiện tượng này chỉ kéo dài 1 – 3 ngày sau đó sẽ hết mà không cần điều trị.
Một số tình trạng phụ khoa có thể dẫn tới rong kinh:
- Biến chứng sau khi đặt vòng tránh thai
- U xơ tử cung
- Sẩy thai
- Mang thai ngoài tử cung – hiện tượng xảy ra khi trứng đã thụ tinh phát triển bên ngoài tử cung của bạn.
Vô kinh
Ngược lại với rong kinh thì phụ nữ cũng có thể gặp phải tình trạng không có kinh nguyệt. Tình trạng này là bình thường đối với bé gái trước tuổi dậy thì, phụ nữ sau khi mãn kinh và phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, với đối tượng khác nếu không có chu kỳ kinh nguyệt trong ít nhất 90 ngày được gọi là vô kinh.
Có hai loại vô kinh gồm:
- Vô kinh nguyên phát: được chẩn đoán nếu bạn đã bước sang tuổi 16 mà vẫn chưa có kinh nguyệt. Nguyên do là do nội tiết tố trong cơ thể gặp phải vấn đề. Một số yếu tố rủi ro gồm: trọng lượng cơ thể thấp, rối loạn ăn uống, tập thể dục quá mức, tác dụng phụ của thuốc,… có thể gây ra vô kinh nguyên phát. Tình trạng này cần được đi khám để phát hiện sớm nguyên nhân và điều trị kịp thời.
- Vô kinh thứ phát: khi phụ nữ có kinh đều nhưng đột ngột biến mất trong 3 tháng hoặc lâu hơn. Nguyên do là xuất phát từ một số yếu tố làm ảnh hưởng đến mức estrogen trong cơ thể như: căng thẳng, giảm cân, tập luyện hoặc mắc bệnh tuyến giáp.
Đau bụng kinh
Hầu hết phụ nữ trải qua chu kỳ kinh nguyệt thì đều từng bị đau bụng kinh vào thời điểm nào đó. Đối với một số người, đau bụng kinh không quá khó chịu. Tuy nhiên, nếu cơn đau quặn thắt và dai dẳng thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Đau bụng kinh dữ dội có thể xuất phát từ một số nguyên nhân bệnh lý như: u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung hoặc sự tăng quá độ của hormone prostaglandin – được sản xuất bởi tế bào niêm mạc tử cung và lưu thông máu.
>> Xem thêm Giải đáp “Làm sao để hết đau bụng kinh nhanh chóng?”
Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Một số bệnh phụ khoa có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ, gồm: buồng trứng đa nang, u xơ tử cung và lạc nội mạc tử cung.
Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn có một trong các triệu chứng sau:
- Rong kinh
- Chảy máu tử cung sau mãn kinh
- Phụ nữ 16 tuổi chưa có kinh nguyệt
- Không có kinh nguyệt trong hơn 90 ngày
- Chảy máu bất thường giữa các kỳ kinh
- Kinh nguyệt kéo dài quá 7 ngày
- Thời gian giữa 2 chu kỳ kinh nguyệt cách nhau ít hơn 21 ngày
- Kinh nguyệt ra lượng nhiều tới mức độ thay băng vệ sinh mỗi 1 – 2 giờ
- Đau bụng kinh dữ dội
- Có triệu chứng sốc nhiễm động, bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn thường liên quan tới việc sử dụng tampon. Cụ thể: sốt, đau cơ, chóng mặt, ngất xỉu, nổi ban đỏ,… là các triệu chứng sốc độc.
Biện pháp ứng phó với tình trạng rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ có thể được điều trị bằng thuốc, phẫu thuật tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và chẩn đoán của bác sĩ.
Sử dụng thuốc
Thuốc là biện pháp ít xâm lấn hơn so với phẫu thuật nên được xem xét sử dụng đầu tiên. Đối với các trường hợp bị rong kinh hoặc vô kinh thì có thể được khuyên dùng một số loại thuốc:
- Thuốc tránh thai nội tiết tố hàng ngày: để kiểm soát tình trạng ra máu nhiều hoặc bất thường do mất cân bằng nội tiết tố. Bên cạnh đó, có thể sử dụng miếng dán tránh thay thuốc tránh thai để đảm bảo chu kỳ kinh đều đặn. Hai loại tránh thai nội tiết tố này đều có thể giúp giảm lượng máu kinh, cải thiện và kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt đồng thời giảm đau vùng chậu trong kỳ kinh.
- Sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAD): bao gồm ibuprofen hoặc naproxen
- Các chất hấp thu serotoni có chọn lọc (SSRI): chẳng hạn như fluoxetine, paroxetine và sertraline.
- Thuốc lợi tiểu: như spironolactone.
Chườm ấm giảm đau bụng kinh
Chườm ấm ở bụng dưới có khả năng giảm đau bụng kinh hiệu quả. Khi bị đau bụng kinh, bạn nên duy trì túi chườm ấm mỗi ngày 4 – 5 lần, mỗi lần 10 – 15 phút để giảm đau bụng dưới.
Phẫu thuật
Đối với một số trường hợp rối loạn kinh nguyệt là xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý thì có thể cần phải phẫu thuật để loại bỏ tình trạng bệnh. Ngoài cắt bỏ tử cung thì các phương pháp phẫu thuật đều hướng tới giữ lại tử cung. Tuy nhiên, hầu hết các thủ thuật này đều làm mất khả năng sinh sản, chấm dứt khả năng mang thai của bạn.
Căt bỏ nội mạc tử cung
Sử dụng điện, nhiệt, laser, đông lạnh để phá hủy niêm mạc tử cung. Phương pháp cắt bỏ nội mạc tử cung có hiệu quả cao trong việc giảm rong kinh và một số phụ nữ sau phẫu thuật dừng hẳn chu kỳ kinh nguyệt.
Phương pháp này chỉ được khuyên đối với phụ nữ không có ý định sinh con bởi ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của phụ nữ.
Cắt bỏ u xơ tử cung
Tùy thuộc vài kích thước, số lượng và vị trí u xơ tử cung, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật cắt bỏ cơ tử cung bằng ống nội soi. Bởi u xơ là nguyên nhân phổ biến gây ra rong kinh nên việc cắt bỏ u xơ sẽ giải quyết tốt được vấn đề.
Nong và nạo tử cung
Đây là phương pháp kéo dãn cổ tử cung và sử dụng các dụng cụ nạo bỏ niêm mạc tử cung. Đây là cách dùng để chẩn đoán chảy máu tử cung bất thường. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp điều trị tạm thời đối với các trường hợp chảy máu nhiều.
Cắt bỏ tử cung
Đây là cách duy nhất đảm bảo ngừng chảy máu hoàn toàn. Tuy nhiên, cắt bỏ tử cung là một cuộc phẫu thuật lớn và kéo theo nhiều rủi ro liên quan tới ca mổ. Sau khi cắt bỏ tử cung, người bệnh cần ít nhất 4 đến 6 tuần mới có thể hồi phục sức khỏe như trước khi mổ.
Đào Tâm