Quan hệ tình dục đường miệng (hay oral sex) là một trong những hình thức quan hệ mà nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, kiểu quan hệ này cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ với sức khỏe.
Quan hệ tình dục đường miệng là gì?
Quan hệ đường miệng là một hoạt động tình dục liên quan đến việc sử dụng miệng, môi hoặc lưỡi để kích thích tại các vùng sinh dục như dương vật, âm đạo hoặc hậu môn của bạn tình. Dương vật, tinh hoàn, âm đạo và vùng xung quanh âm đạo đều được gọi là vùng sinh dục.
Quan hệ tình dục đường miệng có phổ biến không?
Quan hệ đường miệng là hoạt động khá phố biến trong đời sống tình dục. Hoạt động này có thể diễn ra với cặp đôi khác giới hoặc đồng giới. Thống kê cho thấy, có hơn 85% người lớn ở độ tuổi 18-44 có ít nhất 1 lần quan hệ đường miệng với bạn tình khác giới. Một khảo sát được thực hiện từ 2007-2010 cho thấy, có 33% trẻ ở tuổi vị thành niên 15-17 có quan hệ đường miệng với người khác giới.
>> Xem thêm Nấm âm đạo: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Quan hệ đường miệng có nhiễm bệnh lây qua đường tình dục?
Nhiều bệnh lây qua đường tình dục, cũng như một số bệnh nhiễm trùng khác có thể lây lan khi quan hệ tình dục đường miệng. Những người có quan hệ với bạn tình đã mắc bệnh, có bị bệnh tại miệng, họng, cơ quan sinh dục hoặc hậu môn… đều có nguy cơ mắc hoặc truyền những bệnh này khi quan hệ tình dục bằng đường miệng.
Nguy cơ mắc bệnh phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Đặc tính của bệnh
- Hành vi tình dục đã áp dụng
- Tần suất hoạt động tình dục
- Mức độ phổ biến của bệnh lý đó tại nơi bạn tình sinh sống.
>> Xem thêm 5 Dấu hiệu cảnh báo bệnh phụ khoa nguy hiểm
Nhìn chung, người có quan hệ tình dục đường miệng có nguy cơ:
- Mắc các bệnh lý tại miệng, họng khi bạn tình mắc bệnh viêm đường sinh dục hoặc viêm hậu môn/trực tràng, đặc biệt trong trường hợp bạn tình bị viêm nhiễm tại dương vật.
- Mắc bệnh tại dương vật (hoặc âm đạo hoặc hậu môn, trực tràng) từ bạn đời bị bệnh viêm nhiễm tại miệng, họng.
Cùng lúc bị bệnh tại nhiều vị trí, ví dụ tại họng và bộ phận sinh dục. - Bùng phát bệnh lý toàn cơ thể khi bị lây nhiễm.
- Bị lây truyền bệnh từ bạn tình ngay cả khi người đó không có dấu hiệu hoặc triệu chứng gì của bệnh.
Những bệnh lý nào có thể lây truyền khi quan hệ đường miệng?
Một số tình trạng nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus có thể lây nhiễm khi quan hệ tình dục nói chung và quan hệ bằng đường miệng nói riêng, bao gồm:
Quan hệ đường miệng liệu có an toàn hơn quan hệ qua âm đạo hoặc hậu môn?
Rất khó để so sánh chính xác nguy cơ mắc một số bệnh lây qua đường tình dục từ một hoạt động tình dục nhất định. Một phần bởi hầu hết người có quan hệ tình dục đường miệng đều có quan hệ tình dục đường âm đạo hoặc hậu môn. Riêng đối với HIV, một số nghiên cứu cho thấy nguy cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục đường miệng thấp hơn rất nhiều so với quan hệ đường âm đạo hoặc hậu môn. Tuy nhiên, việc bảo vệ cơ thể vẫn rất cần thiết.
Việc lây nhiễm vi khuẩn chlamydia hoặc lậu cầu là hoàn toàn có thể khi quan hệ đường miệng, khả năng gây bệnh của vi khuẩn này tại miệng không gây ra mối nguy hại lớn cho sức khỏe so với bệnh lý gây ra tại bộ phận sinh dục hay hậu môn, trực tràng. Tuy nhiên, nhiễm vi khuẩn này tại họng sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác khi quan hệ đường miệng. Đặc biệt, nhiễm vi khuẩn lậu tại họng có thể làm bùng phát triệu chứng toàn thân, khó điều trị hơn so với bệnh gây ra tại cơ quan sinh dục và hậu môn, trực tràng. Ngoài ra, nhiễm khuẩn tại miệng, họng gây ra mởi một số chủng virus HPV nhất định có thể dẫn đến ung thư miệng, họng.
>> Xem thêm Khám phụ khoa là khám những gì?
Làm gì để phòng ngừa bệnh lây truyền khi quan hệ đường miệng?
Việc sử dụng bao cao su, tấm bảo vệ miệng hoặc bất kỳ biện pháp ngăn tiếp xúc trực tiếp nào khác cũng đều có hiệu quả giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh khi quan hệ đường miệng
– Với trường hợp quan hệ đường miệng – dương vật:
- Sử dụng bao cao su không có chất bôi trơn
- Bao cao su làm từ nhựa nếu như bạn hoặc bạn tình bị dị ứng với cao su.
– Với trường hợp quan hệ đường miệng – âm đạo hoặc hậu môn:
- Sử dụng tấm chắn miệng (dental dam)
- Cắt bao cao su thành hình vuông và sử dụng như tấm chắn miệng.
Khuyến cáo chung đối với quan hệ tình dục đường miệng:
- Chung thủy một vợ một chồng.
- Vợ/chồng không mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nếu có mắc thì cần đi điều trị ngay.
- Sử dụng bao cao su hoặc tấm chắn miệng đúng cách mỗi lần quan hệ.
- Lưu ý rằng, nhiều người không phát hiện được tình trạng viêm nhiễm của họ bởi các bệnh lý lây qua đường tình dục thường không có triệu chứng.
Nếu có bất kỳ dấu hiệu khả nghi nào, bạn nên đi khám sớm để phát hiện và điều trị kịp thời (nếu có), đồng thời trao đổi với vợ/chồng về tình trạng bệnh đang gặp phải.
Hãy trao đổi cởi mở với bác sĩ về bất kỳ hoạt động nào có thể dẫn đến tình trạng bệnh lý của bạn, bao gồm cả quan hệ tình dục đường miệng.
Tài liệu tham khảo:
“STD Risk and Oral Sex – CDC Fact Sheet”, Centers for Disease Control and Prevention (CDC), last reviewed: December 1, 2016