Mỗi năm, bệnh phụ khoa ở chị em phụ nữ tăng từ 15 đến 27%, trong đó, hiện tượng tái đi tái lại sự viêm nhiễm chiếm 11%, đây cũng là cảnh báo về nguy cơ sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Cùng tìm hiểu nguyên nhân bệnh phụ khoa thường xuyên tái lại nhé.
Do cấu tạo mở hẳn ra ngoài da nên nhiễm trùng âm hộ – âm đạo là một bệnh lý rất thường gặp ở phụ nữ thuộc mọi lứa tuổi. Các triệu trứng lâm sàng của bệnh: ra nhiều huyết trắng hôi, ngứa, cảm giác nóng rát ở bộ phận sinh dục, có thể kèm với cảm giác đau khi giao hợp. Mặc dù bệnh không gây tử vong tức thời nhưng mang đến nhiều xáo trộn trong sinh hoạt cá nhân và gia đình cũng như có ảnh hưởng rất xấu đến tâm sinh lý của người phụ nữ…
Sau khi bị viêm nhiễm và chữa trị, rất nhiều phụ nữ lại bị tái phát chỉ trong thời gian ngắn. Trên thực tế, không phải là bị tái phát, đa phần là do nhiều yếu tố khách quan, tập trung vào 3 nguyên nhân chính:
1. Vệ sinh:
Việc giữ gìn vệ sinh cơ quan sinh dục là yếu tố có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác phòng ngừa bệnh tật liên quan đến phụ khoa. Đối với bên ngoài, cần rửa sạch âm hộ mỗi ngày, sau đó dùng khăn sạch lau khô trước khi mặc quần lót (ưu tiên loại quần lót bằng vải không màu).
Một số phụ nữ quan niệm việc làm vệ sinh vùng kín với dung dịch vệ sinh phụ nữ chỉ lâu lâu mới làm một lần hoặc chỉ thực sự có nhu cầu đó khi đã nhiễm bệnh phụ khoa. Sự thật, cũng giống như việc vệ sinh cơ thể (tắm gội), các chị em phụ nữ nên vệ sinh vùng kín hằng ngày, đặc biệt là sau khi sinh hoặc trong những ngày có kinh nguyệt. Khi sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ, cần chọn lựa sản phẩm phù hợp, không nên sử dụng thường xuyên những dung dịch sát khuẩn mạnh, tránh làm xáo trộn môi trường tự nhiên của âm đạo.
Sau khi được chữa trị, các bệnh viêm nhiễm hay nấm chỉ có cơ hội quay trở lại khi phần vệ sinh bị xem thường hoặc vệ sinh không đúng cách. Nguyên nhân nữa là do sử dụng thuốc không theo liều lượng bác sĩ điều trị hướng dẫn. Nhiều phụ nữ đổ lỗi nguyên nhân bận rộn nên không theo khám theo lịch trình. Bệnh có thể sẽ khỏi chỉ sau lần đầu tiên được khám và kê.
Nên nhớ, nguyên nhân thường gặp nhất của chứng viêm nhiễm phụ khoa chính là yếu tố vệ sinh kém dẫn đến vi khuẩn tấn công và gây nhiễm trùng âm hộ – âm đạo, nhưng bên cạnh đó vệ sinh quá kỹ cũng là một nguyên nhân!
>> Xem thêm Nhận biết bệnh lý phụ khoa thông qua màu sắc khí hư
2. Lây từ chồng:
Nhiều chị em phụ nữ thường xuyên bị lây bệnh phụ khoa từ đường quan hệ tình dục với chồng mà không biết. Biểu hiện bệnh nam khoa ít được biểu lộ rõ như ở nữ. Các vi trùng ẩn nấp có khi “phát tiết” sau nhiều tháng, hoặc nhiều năm. Khoảng thời gian này, khi quan hệ tình dục với vợ, quý ông vẫn “hồn nhiên” truyền bệnh cho vợ như thường.
Thế nhưng, để điều được các ông đến bệnh viện để khám và làm các xét nghiệm cụ thể thì không đơn giản. Đàn ông ít khi chịu công nhận và thiện chí hợp tác với vợ trong những vấn đề liên quan đến các căn bệnh nhạy cảm ở bộ phận sinh dục. Chính vì thế, việc điều trị triệu chứng và bệnh ở chị em cũng chỉ mang tính chất tạm thời. Khi hết bệnh, nếu tiếp tục quan hệ với chồng mà chồng vẫn chưa dứt điểm các căn bệnh của họ thì việc tái lại là điều tất yếu.
Để tránh tuyệt đối tình trạng lây bệnh từ chồng, nên dùng các biện pháp đề phòng lây lan là bao cao su hoặc chờ đến khi chồng được chữa trị dứt điểm, có ghi nhận từ bác sĩ.
>> Xem thêm Các thể viêm âm đạo và cách điều trị
3. Tưởng là bị tái nhưng là triệu chứng khác:
Trong lần viêm nhiễm sau, nhiều chị em tưởng là mình bị lại nhưng thực tế lại là một bệnh khác. Tìm hiểu thông tin để biết rõ khi nào dấu hiệu viêm ngứa khó chịu là bình thường và khi nào nó trở thành triệu trứng của viêm nhiễm. Và không phải dấu hiệu giông giống lần viêm nhiễm trước có nghĩa là bạn bị bệnh giống hệt lần trước. Những dấu hiệu ngứa thông thường dễ chữa trị và đơn giản chỉ bằng nước rửa phụ khoa chứa acid lactic.
Những dấu hiệu ngứa này có thể đơn giản chỉ là do dị ứng xà phòng, kinh nguyệt hay quần áo quá bó… Nếu như dấu hiệu ngứa đi kèm với sưng rát hay tấy đỏ nơi vùng kín thì đây là những triệu trứng của viêm nhiễm. Trong trường hợp này, thăm khám bác sĩ là sự lựa chọn tốt nhất.
Sau khi bị viêm nhiễm, nhiều chị em có thói quen thụt rửa âm đạo bằng dung dịch sát khuẩn có tỷ lệ mắc bệnh trở lại cao gấp 5 lần người thường. Việc thụt rửa âm đạo thường xuyên bằng dung dịch này sẽ phá hủy phổ vi khuẩn bình thường của âm đạo. Lúc đó, độ pH của âm đạo bị kiềm hóa, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh phát triển.
Người khỏe mạnh có cơ chế tự bảo vệ chống viêm nhiễm, khiến các glycogen biến đổi thành acid lactic và duy trì độ pH dao động 3,8-4,8 cho môi trường âm đạo. Bình thường, tại đây có nhiều vi khuẩn sống hoại sinh, trong đó phải kể đến 7 loại Lactobacilli giúp cân bằng trạng thái. Khi dung dịch sát khuẩn phá vỡ cân bằng trong môi trường, viêm nhiễm lại tiếp tục xảy ra, không những gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ.
Do đó, tốt nhất bình thường chị em chỉ nên vệ sinh âm hộ bằng nước sạch rồi lau khô sau khi đi tiêu, tiểu hoặc giao hợp. Độ cân bằng axit-kiềm (độ pH) ở da phụ nữ thường là 5,5. Còn độ pH trong âm đạo thấp hơn nhiều, chỉ ở mức 3,3. Thiên nhiên đã tạo ra môi trường âm đạo có tính axit cao hơn để có những vi khuẩn gây hại không sống được nhưng các tinh trùng vẫn dễ dàng tìm đường đến trứng.