Các phương pháp chẩn đoán và điều trị giảm tiểu cầu

Khi bị giảm tiểu cầu, khả năng đông máu và khả năng chống lại nhiễm trùng của người bệnh sẽ giảm. Bởi vậy, người bệnh sẽ dễ bị chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da, thậm chí có thể biến chứng tử vong. Vậy, làm thế nào để biết có bị giảm tiểu cầu hay không và điều trị tình trạng này như thế nào?

giảm tiểu cầu
Hình ảnh tế bào hồng cầu và tiểu cầu trong mạch máu

Giảm tiểu cầu là gì?

Tiểu cầu là các tế bào máu nhỏ được sản xuất trong tủy xương. Tiểu cầu là yếu tố quan trọng trong quá trình cầm máu. Số lượng tiểu cầu trong máu của một người khỏe mạnh vào khoảng 150.000 – 400.000 tế bào/µL máu (một phần triệu của một lít).

Người bệnh được coi là giảm tiểu cầu trong máu khi lượng tiểu cầu thấp hơn 150.000/mm3 (< 150G/L). Mức nguy hiểm trong giảm tiểu cầu là xuống tới 50.000.

>> Xem thêm Cách làm sạch và trẻ hóa mạch máu đơn giản và hiệu quả

Chẩn đoán giảm tiểu cầu như thế nào?

Đầu tiên, bác sĩ khám tổng trạng để tìm các dấu vết bầm tím hoặc ban xuất huyết, một trong các triệu chứng tiểu cầu thấp. Bác sĩ có thể hỏi về bệnh sử gia đình và tình trạng sức khỏe, cũng như các loại thuốc đang sử dụng.

Xét nghiệm công thức máu đầy đủ để biết số lượng tế bào máu tổng thể, cùng với số lượng tiểu cầu. Một số xét nghiệm đông máu để xác định thời gian máu đông và các yếu tố ảnh hưởng cũng có thể cần được thực hiện.

giảm tiểu cầu
Xét nghiệm công thức máu có thể cho biết số lượng tiểu cầu

Siêu âm bụng có thể được sử dụng giúp bác sĩ kiểm tra lách có bị to không.

Trường hợp nghi ngờ do các vấn đề của hệ thống tủy xương, sinh thiết tủy xương và hút tủy có thể được thực hiện.

>> Xem thêm Những điều cần biết về nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu

Các phương pháp điều trị giảm tiểu cầu

Phương pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng chảy máu và nguyên nhân gây giảm tiểu cầu. Tất cả bệnh nhân bị giảm tiểu cầu nên tránh dùng aspirin hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen vì những thuốc này làm giảm chức năng tiểu cầu và khả năng hình thành cục máu đông.

1. Trường hợp giảm tiểu cầu nhẹ

Nếu tình trạng giảm tiểu cầu nhẹ hoặc nếu không có tình trạng chảy máu, không cần sử dụng thuốc điều trị mà thông qua chế độ dinh dưỡng có thể giúp cải thiện số lượng tiểu cầu:

  • Uống nước ép lá đu đủ: Các enzyme có trong lá đu đủ làm tăng số lượng tiểu cầu, cải thiện các yếu tố đông máu và đảo ngược các tổn thương gan do virus gây nên.
  • Uống một cốc nước ép quả mọng mỗi ngày giúp tăng số lượng tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết Dengue. Các loại quả mọng chứa nhiều chất chống oxy hóa vì vậy sẽ giúp trung hòa các gốc tự do và giúp cơ thể tăng cường sản xuất tiểu cầu.
  • Ăn cà chua hoặc uống nước ép cà chua: Lycopene trong cà chua có thể giúp cơ thể tăng lượng tiểu cầu. Vitamin A giúp hỗ trợ sự phát triển tiểu cầu và điều chỉnh các protein được sản xuất bởi các tế bào.
  • Nước ép nha đam cũng giúp bạn tăng số lượng tiểu cầu trong cơ thể.
  • Bổ sung vitamin C: Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ và vitamin C liều cao sẽ ngăn ngừa tổn thương bởi gốc tự do của tiểu cầu. Các thực phẩm giàu vitamin C bạn có thể bổ sung cho cơ thể là: Cam, chanh, dâu tây, kiwi.
giảm tiểu cầu
Bổ sung vitamin C giúp cải thiện số lượng tiểu cầu
  • Bổ sung vitamin B12 và acid folic: Vitamin B12 và acid folic là hai dưỡng chất cần thiết cho sự sản xuất của nhiều yếu tố trong máu, bao gồm cả tiểu cầu. Một số thực phẩm giàu B12 và acid folic như rau bina, trái cây có múi, sữa…

>> Xem thêm Vì sao bệnh máu khó đông nguy hiểm đối với nam giới

2. Trường hợp giảm tiểu cầu nặng

Nếu bị giảm tiểu cầu nặng, bệnh nhân bắt buộc phải đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị:

– Truyền tiểu cầu trong các trường hợp:

  • Giảm tiểu cầu < 20.000/ mm3 do suy tủy.
  • Giảm tiểu cầu do tiêu thụ, tuần hoàn ngoài cơ thể, đông máu nội mạch lan tỏa, phẫu thuật chảy máu nhiều hơn một thể tích máu và tiểu cầu < 50.000.
  • Tiểu cầu trong khoảng 10.000-50.000/ mm3 có nguy cơ chảy máu khi bị chấn thương hay làm thủ thuật xâm lấn, chảy máu tự nhiên hay sau thủ thuật, bệnh lý gan thận gây rối loạn chức năng tiểu cầu có thể bị chảy máu tự nhiên ở mức tiểu cầu này.

– Ngừng thuốc: Nếu giảm tiểu cầu do thuốc, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc có nên tiếp tục sử dụng loại thuốc đó hay không.

– Sử dụng thuốc điều trị: Nếu giảm tiểu cầu là kết quả của giảm tiểu cầu miễn dịch có thể được điều trị bằng các thuốc như steroid, globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch hoặc globulin miễn dịch anti D.

Cắt lách: Trong một số dạng giảm tiểu cầu, lách là vị trí chính của tiêu hủy tiểu cầu và cũng là nơi sản xuất là các kháng thể kháng tiểu cầu. Cắt lách hoặc phẫu thuật cắt bỏ một phần lá lách có thể cải thiện số lượng tiểu cầu.

Tách huyết tương: Xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối (TTP) được điều trị bằng tách huyết tương. Trong kỹ thuật này, huyết tương (phần lỏng của máu) được lấy ra thông qua tĩnh mạch và được thay thế bằng huyết tương tươi đông lạnh.