Thiếu máu là tình trạng giảm lượng hemoglobin trong máu của người bệnh so với người cùng giới, cùng lứa tuổi và cùng điều kiện sống, gây ra các biểu hiện thiếu oxy ở các mô và tổ chức của cơ thể.
1. Xếp loại thiếu máu
Thiếu máu có thể được xếp loại dựa vào mức độ thiếu máu, diễn biến thiếu máu, nguyên nhân thiếu máu và đặc điểm hồng cầu. Mỗi cách xếp loại có ý nghĩa và ứng dụng khác nhau trong việc tiếp cận chẩn đoán và tím nguyên nhân gây thiếu máu.
1.1. Theo mức độ:
Chủ yếu dựa vào giá trị lượng huyết sắc tố. Hiện nay chưa có sự thống nhất trong việc xếp loại thiếu máu dựa trên lượng huyết sắc tố. Theo Tổ chức Y tế thế giới, thiếu máu nặng khi lượng huyết sắc tố < 80g/L.
>> Xem thêm Bệnh viêm mạch máu
1.2. Theo diễn biến:
Theo diễn biến có 2 loại – thiếu máu cấp tính và thiếu máu mạn tính:
- Thiếu máu cấp tính: Thiếu máu xuất hiện nhanh, trong thời gian ngắn, do nhiều nguyên nhân khác nhau như mất máu cấp tính, cơn tan máu, bệnh lơ xê mi cấp…
- Thiếu máu mạn tính: Thiếu máu xuất hiện chậm, từ từ và tăng dần trong nhiều tháng, ví dụ như thiếu máu trong các bệnh mạn tình như bệnh khớp mạn tính, bệnh ung thư, bệnh suy tủy xương, bệnh rối loạn sinh tủy…
1.3. Theo nguyên nhân
- Mất máu: Do chảy máu (xuất huyết tiêu hóa, trĩ, kinh nguyệt kéo dài, đái máu…).
- Tan máu: Do tăng quá trính phá hủy hồng cầu vì các nguyên nhân tại hồng cầu hoặc các nguyên nhân khác (tan máu bẩm sinh hoặc miễn dịch, sốt rét…).
- Giảm hoặc rối loạn quá trình sinh máu: Do tủy xương giảm sinh hoặc rối loạn quá trình sinh các tế bào máu (suy tủy xương, rối loạn sinh tủy, bệnh máu ác tính, ung thư di căn…) hoặc do cung cấp không đủ các yếu tố tạo máu (thiếu erythropoietin, thiếu acid amin, thiếu acid folic và vitamin B12, thiếu sắt…).
>> Xem thêm Những điều cần biết về nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu
1.4. Theo các đặc điểm của dòng hồng cầu:
Đây là cách xếp loại thường được sử dụng để giúp tiếp cận và chẩn đoán nguyên nhân gây thiếu máu.
- Dựa vào thể tích trung bình khối hồng cầu (MCV) để phân biệt hồng cầu to, nhỏ hay bính thường.
- Dựa vào lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCH) và nồng độ huyết sắt tố trung bình của hồng cầu (MCHC) để phân biệt hồng cầu bình sắc hay nhược sắc.
- Dựa vào dải phân bố kích thước hồng cầu (RDW) để xác định độ đồng đều về kích thước của các hồng cầu.
- Dựa vào chỉ số hồng cầu lưới để xác định thiếu máu có khả năng hồi phục (tủy sản xuất hồng cầu bình thường) hay không hồi phục (tủy không còn khả năng sản xuất hồng cầu). Qua đó, định hướng nguyên nhân thiếu máu tại tủy xương hay ở ngoại vi.
2. Triệu chứng thiếu máu
Biểu hiện lâm sàng của thiếu máu là dấu hiệu thiếu oxy ở các mô và tổ chức. Triệu chứng có thể xuất hiện tùy theo mức độ thiếu máu và đáp ứng của cơ thể, bao gồm:
a. Triệu chứng cơ năng
– Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, giảm tập trung, chán ăn…
– Cảm giác tức ngực, khó thở nhất là khi gắng sức hoặc đi lại nhiều; cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực…
b. Triệu chứng thực thể
– Da xanh, niêm mạc nhợt;
– Móng tay khô, dễ gãy; tóc khô, dễ rụng.
c. Các triệu chứng và yếu tố liên quan
– Yếu tố dịch tễ (tuổi, giới, nghề nghiệp…).
– Tiền sử bệnh, sử dụng thuốc và tiền sử gia đính đôi khi cũng cung cấp những thông tin có giá trị để định hướng chẩn đoán.
– Khám lâm sàng cần phải được thực hiện đầy đủ và kỹ càng, cần phát hiện các biểu hiện kèm theo thiếu máu như: Biểu hiện sốt, nhiễm khuẩn, vàng da, khám hệ thống gan, lách và hạch ngoại vi…
3. Chẩn đoán nguyên nhân thiếu máu
Các xét nghiệm, thăm dò chuyên sâu để tìm nguyên nhân gây thiếu máu:
- Nhóm xét nghiệm đánh giá tan máu: Hóa sinh thường quy, test Coombs, định lượng các enzyme: G6PD, pyruvate kinase… Xác định các thành phần huyết sắc tố và sức bền hồng cầu.
- Tìm nguyên nhân mất máu: Soi dạ dày, soi đại-trực tràng…
- Nhóm xét nghiệm đánh giá các yếu tố tạo hồng cầu: Tình trạng dự trữ và vận chuyển sắt, acid folic, vitamin B12, erythropoietin…
- Xét nghiệm tủy đồ để đánh giá tính trạng giảm sinh tủy hay bệnh lý khác của tủy xương: Thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, lơ xê mi cấp hay mạn, rối loạn sinh tủy…
- Đánh giá các biểu hiện hội chứng viêm trên xét nghiệm: Đo tốc độ máu lắng, định lượng CRP, fibrinogen…
- Các biểu hiện bệnh lý tự miễn: Kháng thể kháng nhân, kháng thể kháng chuỗi kép DNA…
- Tìm ký sinh trùng: sốt rét, giun móc…
>> Xem thêm Những điều chưa biết về bệnh động mạch takayasu (phụ nữ không có mạch đập)
5. Nguyên tắc xử trí thiếu máu
– Xác định và điều trị theo nguyên nhân; phối hợp điều trị nguyên nhân và truyền bù khối hồng cầu.
– Truyền chế phẩm khối hồng cầu dựa vào xét nghiệm huyết sắc tố và tình trạng lâm sàng.
– Duy trí lượng huyết sắc tố tối thiểu từ 80 G/L (những trường hợp có bệnh lý tim, phổi mạn tính nên duy trì từ 90 G/L).