Cúm gia cầm là một loại virus cúm hiếm khi lây nhiễm cho người. Hơn một chục loại cúm gia cầm đã được xác định, bao gồm hai chủng gần đây: H5N1 và H7N9. Khi cúm gia cầm lây cho người bệnh có khả năng gây tử vong.
Bùng phát cúm gia cầm xảy ra ở châu Á, châu Phi, Bắc Mỹ và một số vùng châu Âu. Hầu hết người đã phát triển triệu chứng cúm gia cầm tiếp xúc với gia cầm gây bệnh. Trong một vài trường hợp, cúm gà có khả năng truyền từ người này sang người khác. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm gặp.
Các quan chức y tế đang lo ngại rằng, dịch cúm gia cầm có thể xảy ra nếu virus cúm gia cầm biến thể thành bệnh dịch lây truyền dễ dàng từ người sang người. Các nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu một loại vắc xin giúp bảo vệ người khỏi virus cúm gia cầm.
Triệu chứng của cúm gia cầm
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cúm gia cầm có thể bắt đầu trong 2 đến 7 ngày từ khi nhiễm bệnh phụ thuộc vào từng loại cúm. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp, bệnh có biểu hiện giống với bệnh cúm thông thường, đó là:
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cúm gia cầm có thể bắt đầu trong 2 đến 7 ngày
- Ho
- Sốt
- Viêm họng
- Đau cơ
- Đau đầu
- Khó thở
Một số người bị buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy. Trong một số trường hợp, viêm kết mạc là dấu hiệu duy nhất của bệnh. Hãy tới khám bác sĩ ngay khi bạn bị sốt, ho và đau nhức cơ thể khi thời gian gần đây đã tới vùng có dịch cúm gia cầm.
Nguyên nhân gây bệnh cúm gia cầm
Cúm gia cầm xuất hiện tự nhiên ở chim hoang dã và lây lan sang các loại gia cầm nuôi tại nhà như gà, gà tây, vịt, ngan. Bệnh lây truyền qua tiếp xúc với phân của chim bị nhiễm bệnh hoặc dịch tiết từ mũi, miệng hoặc mắt.
Ở ngoài chợ, nơi trứng và chim được bán ở điều kiện đông đúc và mất vệ sinh, là nơi lây nhiễm bệnh và có thể lây truyền bệnh sang cộng đồng.
Thịt gia cầm chưa nấu chín hoặc trứng từ những loại gia cầm bị nhiễm bệnh có thể lây truyền virus cúm gia cầm. Thịt gia cầm an toàn khi ăn đều được nấu ở nhiệt độ từ 75°C. Trứng nên được nấu đến khi cả lòng đỏ và lòng trắng đều chín.
Yếu tố rủi ro dẫn đến nhiễm cúm gia cầm
Yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với dịch cúm gia cầm là tiếp xúc với chim bị bệnh hoặc với bề mặt bị ô nhiễm bởi lông, nước bọt hoặc phân chúng. Cơ chế truyền bệnh cúm gia cầm từ con vật sang người vẫn chưa được phát hiện ra. Trong một số ít trường hợp, cúm gà có khả năng lây từ người này sang người khác. Tuy nhiên, nguồn lây lan lớn nhất vẫn là các loại gà hoặc chim nhiễm bệnh
Biến chứng bệnh cúm gia cầm
Người bệnh cúm gia cầm có thể gặp phải các biến chứng có đe dọa tới tính mạng, bao gồm:
- Viêm phổi
- Đau mắt đỏ
- Suy hô hấp
- Rối loạn chức năng thận
- Bệnh tim mạch
Dù cúm gia cầm có khả năng gây tử vong tới 50% người bị nhiễm bệnh, tuy nhiên số lượng người tử vong do bệnh còn thấp do rất ít người nhiễm cúm gà. Có hơn 500 ca tử vong do cúm gà đã được báo cáo cho Tổ chức Y tế thế giới WHO từ năm 1997.
Giải pháp phòng ngừa lây nhiễm cúm gia cầm
Sử dụng vắc xin cúm gà H5N1 là giải pháp tối ưu giúp hạn chế sự lây lan và bùng phát của dịch bệnh. Sử dụng vắc xin này trong đợt dịch bệnh để hạn chế sự lây lan sang các loại gia cầm khác.
Đối với người và đặc biệt là khách du lịch thì:
- Tránh xa các loại gia cầm: Tránh tới các khu vực nông thôn, trang trại, khu chợ bán gia cầm.
- Rửa tay: Đây là cách đơn giản và tối ưu nhất để tránh nhiễm phải các loại vi khuẩn, vi trùng. Dùng chất khử trùng tay có chứa cồn khi đi du lịch.
- Tiêm phòng cúm: Tuy mũi tiêm phòng cúm không bảo vệ được hoàn toàn cho bạn khỏi dịch cúm gia cầm, tuy nhiên tiêm phòng cũng giúp giảm phần nào nguy cơ nhiễm cúm gia cầm sang người.
Tránh lây nhiễm cúm gia cầm khi nấu ăn:
Do nhiệt có khả năng phá hủy virus cúm gia cầm, nên các loại đồ ăn có gà vịt nấu chín không phải là mối nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, nên thận trọng khi phải xử lý và nấu các loại gia cầm, tránh nhiễm khuẩn salmonella hoặc các vi khuẩn có hại khác:
- Tránh làm nhiễm chéo: Dùng nước xà phòng nóng để rửa thớt, dụng cụ và các bề mặt đã tiếp xúc với thịt gia cầm sống.
- Nấu kỹ: Nấu gà cho đến khi nước luộc trong và nhiệt độ tối thiếu 75°
- Tránh ăn trứng sống: Vỏ trứng thường có phân gà, vịt nên tránh ăn các loại đồ ăn làm từ trứng sống hoặc chưa chín kĩ.