Dấu hiệu phân biệt vết cắn của các loại côn trùng và cách khắc phục hiệu quả

Đôi khi bạn sẽ bắt gặp vết ngứa, vết đốt, vết cắn hoàn toàn mới trên da mà không biết do loài côn trùng nào đốt. Dưới đây là các dấu hiệu phân biệt vết cắn côn trùng đốt và cách xử lý nhanh nhất.

1. Bọ ve đốt
Có nhiều loại bọ đốt được con người như nhện, bọ chét, ong và rận nhưng có rất ít loại chui vào trong da của chúng ta như bọ ve. Nếu bạn thường xuyên đi cắm trại hoặc hoạt động ở ngoài trời hãy cẩn thận với loài bọ ve – vì chúng có thể bám vào khi bạn đi qua cây cỏ.
Bọ ve thường không mang theo mầm bệnh và vết cắn của chúng cũng vô hại. Tuy nhiên, đôi khi chúng có thể có virus Lyme và các đốm sốt Rocky Mountain.
Bọ ve cắn thường di chuyển tới vùng nách, bẹn ẩm – hút máu và truyền bệnh chúng có mang theo. Bọ ve cắn cũng có thể gây dị ứng.

Cách xử lý:
Loại bỏ bọ ve ra khỏi da đúng cách. Sử dụng thuốc chống ve có DEET trên da hoặc quần áo, các sản phẩm có perthethrin trên quần áo.

Cách phòng ngừa:
- Che kín tay chân khi đi ngoài trời.
- Kiểm tra xem có bọ ve hay không khi tới các khu vực nhiều cỏ hoặc nhiều cây cối.

2. Chấy
Chấy thường trú ẩn trên tóc. Chúng thích ẩn nấp ở vùng da đầu cổ và sau tai. Chấy rất dễ lây lan nếu dùng chung mũ, lược hoặc các vật dụng khác. Chấy gây ngứa nhưng nếu gãi nhiều có thể dẫn tới nhiễm trùng da đầu. Các trường hợp bị chấy nghiêm trọng thì có thể gây rụng tóc.
Tuy hiện nay, tình trạng bị chấy rất hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra đối với trẻ nhỏ mầm non khi tiếp xúc với nhiều trẻ cùng tuổi.

Cách xử lý:

Để tiêu diệt trứng chấy và chấy thì cần sử dụng loại dầu gội trị chấy mua ở nhà thuốc hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Bạn cũng có thể mua lược kết để loại bỏ trứng chấy…

Cách phòng ngừa:
• Giặt quần áo, khăn trải giường và bàn chải với nước nóng và sấy khô trong máy sấy nóng để ngừa lây lan chấy rận.
• Kiểm tra tất cả thành viên trong gia đình và điều trị triệt để cho người có trứng chấy hoặc chấy.

3. Ong bắp cày
Khi một số loại ong đốt, chúng sẽ bị mất ngòi và chết. Nhưng với một con ong bắp cày có thể đốt nhiều lần mà không ảnh hưởng gì vì chúng không bị mất ngòi. Vết ong bắp cày đốt có thể gây phản ứng nghiêm trọng đối với những người bị dị ứng với nọc độc của ong.

Cách xử lý:
Đối với người không dị ứng với nọc độc của ong thì chỉ lần làm sạch vết ong đốt, chườm đá, uống thuốc kháng histamine để giảm ngứa và có thể uống thêm ibuprofen hoặc acetaminophen để giảm đau.
Có những người bị phản ứng tự vệ nghiêm trọng, hãy dùng dụng cụ tiêm tự động epinephrine nếu có. Sau đó cần phải gọi cấp cứu. Nên đặt người bị ong đốt nằm xuống và rút ngòi ong ra cẩn thận để không làm vỡ túi nọc độc.

4. Kiến lửa
Kiến lửa trông khá giống các con kiến bình thường nhưng có màu vàng. Chúng thường tạo ra những gò đất lớn ở khu vực trống trải và rất hung dữ nếu như bị người khác tấn công. Kiến lửa đốt bằng cách dùng hàm kẹp vào da, sau đó đốt từ bụng. Kiến lửa là loài có thể đốt nhiều lần.

Dấu hiệu kiến lửa đốt:
Vết đốt của kiến lửa thường gây ra các tổn thương màu đỏ bỏng rát và ngứa. Các tổn thương thường chứa mủ gây đau.

Cách xử lý:
Bạn có thể chườm lạnh, dùng thuốc giảm đau và thuốc kháng histamine có thể giúp giảm bớt khó chịu. Một lượng lớn vết đốt có thể gây ra phản ứng dị ứng cấp gây đe dọa tính mạng. Khi đó, cần đưa người bị đốt đi cấp cứu sớm.

5. Bọ chét
Có thể bạn từng nghĩ bọ chét là một loại côn trùng, nhưng thực tế chúng cùng họ với nhện. Bọ chét là một dạng chưa trưởng thành của một họ ve có tên là Trombiculidae. Chúng chỉ đốt người khi chưa trưởng thành. Vết cắn của bọ chét không đau nhưng sau đó rất ngứa. Tình trạng ngứa ngáy khó chịu sẽ lên tới đỉnh điểm sau một hoặc hai ngày bị cắn.

Cách xử lý:
Sau vài ngày bám vào da, bọ chét rụng đi và để lại các vết mẩn ngứa. Bạn có thể dùng các loại kem không kê đơn để giảm ngứa. Tuy nhiên nếu da có dấu hiệu nhiễm trùng và vết mẩn đỏ lan rộng thì cần đi khám bác sĩ.

6. Ghẻ

Khi ghẻ xâm nhập vào da người, chúng có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng trên da. Những con ghẻ dễ lây lan nếu tiếp xúc da kề da với người nhiễm bệnh hoặc ở những người dùng chung khăn tắm, ga giường hoặc các đồ vật khác.
Vết ghẻ đốt gây ngứa dữ dội và vết loét trên da sẽ không xuất hiện ngay mà phải tới vài tuần sau khi ghẻ xâm nhập vào da. Ngứa nghiêm trọng và thường tệ hơn vào ban đêm. Phát ban đỏ thường sẽ xuất hiện ở hai bên và màng của ngón tay, cổ tay, khuỷu tay, bộ phận sinh dục và mông.
côn trùng cắn
Cách xử lý:
- Sử dụng kem dưỡng da hoặc thuốc theo toa sẽ giúp trị bệnh ghẻ.
- Giặt tất cả quần áo, khăn tắm và ga giường trong nước nóng và sấy khô bằng máy sấy nóng hoặc dùng dịch vụ giặt khô.
côn trùng cắn

7. Muỗi

Muỗi gây ra vết đốt không chỉ ngứa ngáy khó chịu mà còn có khả năng lây truyền một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất thế giới. Vết cắn có thể gây ra nhiễm trùng da. Muỗi cũng có thể mang theo vi rút West Nile, vi rút sốt xuất huyết, sốt rét.
côn trùng cắn
Cách xử lý:

Khi bị muỗi đốt, bạn có thể làm dịu vết sưng ngứa bằng một số loại kem thảo dược thanh nhiệt giải độc để làm dịu da.
Để phòng tránh muỗi đốt, hãy thoa thuốc chống côn trùng và che kín cơ thể khi đi ra ngoài đặc biệt ở những nơi có nhiều muỗi.
Sử dụng lưới chống muỗi và loại bỏ tất cả các dụng cụ lưu trữ nước đọng trong nhà để phòng chống muỗi hiệu quả.
Antimuoi Nhất Nhất chống côn trùng đốt

Sử dụng sản phẩm Antimuoi Nhất Nhất – Phòng ngừa côn trùng đốt hiệu quả

Bên cạnh việc xử lý các vết côn trùng đốt thì biết được cách phòng ngừa bị đốt là vô cùng quan trọng. Bạn có thể sử dụng sản phẩm Antimuoi Nhất Nhất với thành phần là tinh dầu sả vừa giúp dịu da bị đốt để giảm ngứa, lại vừa giúp phòng ngừa côn trùng đốt hiệu quả.

Sản phẩm có hai dạng là dạng lăn và xịt trên da cho bạn lựa chọn.

Đào Tâm