Kiến thức cơ bản về rụng tóc

Rụng tóc là quá trình tự nhiên của cơ thể mà chúng ta trải qua hàng ngày. Tuy nhiên rụng tóc quá nhiều hay hói đầu sẽ ảnh hưởng lớn đến vẻ ngoài của nhiều người. Cùng tìm hiểu các nguyên nhân khiến tóc rụng

Rụng tóc là gì?

Lông và tóc có ở khắp nơi trên da của bạn trừ ở lòng bàn tay, lòng bàn chân tuy nhiên có nhiều sợi lông rất mịn, mỏng và hầu như không nhìn thấy được.

rụng tóc
Mỗi người chúng ta có khoảng 100.000 đến 150.000 sợi tóc và sẽ mất đi 100 sợi mỗi ngày

Lông tóc được tạo ra từ một loại protein được gọi là keratin được tạo thành từ trong nang tóc ở lớp biểu bì của da. Khi nang tạo ra một tế bào lông mới, các tế bào cũ bị đẩy ra khỏi bề mặt da với tốc độ khoảng 12 cm mỗi năm. Mái tóc của bạn chính là một chuỗi tế bào keratin chết.

Trung bình mỗi người chúng ta có khoảng 100.000 đến 150.000 sợi tóc và sẽ mất đi 100 sợi mỗi ngày. Do thế mà nếu bạn thấy tóc rụng thì cũng không cần phải quá lo lắng.

Tóc của chúng ta hầu hết đều mọc ra mỗi ngày. Mỗi nang tóc, nang lông có một chu kỳ sống riêng bị ảnh hưởng bởi tuổi tác, bệnh tật và một số yếu tố khác. Vòng đời này chia làm ba giai đoạn:

– Giai đoạn tăng trưởng (Anagen): Hình thành sợi tóc và nhú ra khỏi đầu của nang tóc. Thân tóc đã xuất hiện và hoàn hiện sừng hóa ở phía ngoài. Giai đoạn này kéo dài từ 2 đến 6 năm.

– Giai đoạn dừng tăng trưởng (Catagen): Tóc trải qua nhiều thay đổi trong giai đoạn này. Mọi hoạt động tăng trưởng trong tế bào tóc dừng lại và co về phía trước. Quá trình tổng hợp melanin cũng dừng. Phần sâu nhất của nang tóc sẽ thoái hóa từ 2 – 3 tuần.

– Giai đoạn thoái hóa (Telogen): kéo dài từ 2 – 4 tháng. Nang tóc hầu như không hoạt động. Bộ phận sinh trưởng nằm sâu dưới da, chân tóc tách khỏi nang co lại và bắt đầu rụng đi, nhường chỗ cho giai đoạn tăng trưởng của sợi tóc mới.

Các loại rụng tóc hiện nay

Có rất nhiều loại rụng tóc như:

Rụng tóc do tuổi tác

Đây tình trạng rụng tóc tự nhiên do tuổi tác tăng dần. Khi đó, các nang tóc bước vào giai đoạn lão hóa và những sợi tóc trở nên ngắn hơn và ít đi so với trước.

Hói đầu

hói đầu
Đàn ông gặp phải tình trạng này sẽ xuất hiện hói đầu và có thể bị rụng tóc ngay cả khi mới bước vào tuổi 20

Đây là một tình trạng di truyền có ảnh hưởng với cả nam và nữ. Người đàn ông gặp phải tình trạng này sẽ xuất hiện hói đầu và có thể bị rụng tóc ngay cả khi mới bước vào tuổi 20. Điểm đặc trưng của rụng tóc dạng này là tóc mỏng dần và không mọc hoàn toàn ở vùng đỉnh đầu phí trước.

Khác với nam giới, nữ giới bị tình trạng này chỉ khi bắt đầu bước vào tuổi 40 hoặc muộn hơn. Tuy nhiên tóc của phụ nữ bị rụng ở vùng rộng hơn so với nam giới.

Sẹo trên da gây rụng tóc

Tình trạng viêm da (viêm mô tế bào, viêm nang lông, mụn trứng cá) và các rối loạn về da khác thường gây ra nhưng vết sẹo làm ảnh hưởng tới vết sẹo ảnh hưởng tới khả năng mọc tóc.

Nguyên nhân gây rụng tóc

Tùy thuộc vào cơ thể của mỗi người mà một số lại có nang lông có thời gian sinh trưởng ngắn hơn so với bình thường. Tuy nhiên, có thể điểm qua một số nguyên nhân dẫn tới rụng tóc:

Hormone: Mức độ tăng giảm bất thường của hormone nam androgen có thể khiến cho tóc rụng không kiểm soát.

Gen di truyền: Trong gia đình có bố hoặc mẹ mắc chứng rụng tóc nhiều hoặc hói có thể khiến thế hệ sau cũng gặp tình trạng này.

Căng thẳng kéo dài, mắc bệnh và phụ nữ sau sinh: Đây là những yếu tố tác động gây ra rụng tóc tạm thời. Bị nấm ngoài da do nhiễm trùng cũng có thể gây rụng tóc.

Sử dụng thuốc: Dùng phương pháp hóa trị điều trị ung thư, thuốc làm loãng máu, thuốc chẹn beta-adrenergic kiểm soát huyết áp và thuốc tránh thai đều có khả năng gây rụng tóc.

Bị bỏng, chấn thương và chụp X-quang: có thể tác động khiến bạn bị rụng tóc tạm thời. Tuy nhiên trường hợp này, tóc sẽ mọc lại bình thường sau khi chấn thương lành lại trừ khi bị sẹo.

rụng tóc
Uốn ép nhuộm liên tục có thể khiến cho hỏng chất tóc khiến cho tóc yếu và giòn

Tác động hóa chất lên tóc quá nhiều: Gội đầu thường xuyên, uốn ép nhuộm liên tục có thể khiến cho hỏng chất tóc khiến cho tóc yếu và giòn. Uốn và ép tóc làm phá hỏng cấu trúc tóc đang có. Thường thì các yếu tố này không gây ra hói đầu. Sau khi loại bỏ các tác nhân gây hại thì tóc sẽ mọc trở lại như bình thường.

Mắc phải một số bệnh: Bệnh tuyến giáp, lupus, tiểu đường, thiếu máu do thiếu sắt, rối loạn tiêu hóa, thiếu máu có thể gây ra rụng tóc. Hầu hết nếu bạn điều trị cơ bản được căn bệnh thì tóc sẽ trở lại mọc như bình thường.

Chế độ ăn thiếu chất: Khi bạn ăn uống ít protein hoặc ăn uống thiếu thốn trong thời gian dài gây hạn chế calo cũng sẽ gây ra rụng tóc.