Giải đáp thắc mắc “Bệnh lưỡi bản đồ có nguy hiểm không?”

Bệnh lưỡi bản đồ là tình trạng xuất hiện các đốm hoặc mảng khác thường ở trên lưỡi. Tuy vô hại nhưng gây cản trở đến quá trình ăn uống nên cũng cần phát hiện và điều trị kịp thời.

bệnh lưỡi bản đồ
Bạn có thể rất lo lắng khi gặp phải tình trạng lưỡi bản đồ

Lưỡi bản đồ là gì?

Lưỡi bản đồ là tình trạng lưỡi xuất hiện các mảng như bản đồ ở vùng đầu và hai bên lưỡi. Đôi khi chúng có thể xuất hiện cả ở các vùng khác trong miệng. Bác sĩ còn gọi đây là tình trạng viêm lưỡi di trú lành tính.

Người bị tình trạng này có các mảng mịn, hơi đỏ được bao quanh bởi các đường viền trắng trên lưỡi của họ. Các vùng đỏ là thiếu các gai mịn tự nhiên xuất hiện trên bề mặt lưỡi.

Lưỡi bản đồ lành tính và không gây ra vấn đề sức khỏe lâu dài và không lây nhiễm. Hầu hết mọi người không có triệu chứng lâu dài, nhưng một số người cảm thấy rát hoặc châm chích trên lưỡi.

Nếu không điều trị, bệnh lưỡi bản đồ chỉ xuất hiện, biến mất hoặc thay đổi rất nhanh trong vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng. Bệnh chỉ kéo dài tối đa trong một năm.

Các triệu chứng lưỡi bản đồ

bệnh lưỡi bản đồ
Lưỡi bản đồ là khi xuất hiện các mảng không đồng đều trên mặt lưỡi

Dấu hiệu của lưỡi bản đồ là những mảng không đồng đều. Chúng thường ở trên lưỡi của bạn nhưng cũng có thể ở trên nướu, trên má, trên vòm miệng hoặc dưới lưỡi của bạn. Các mảng không đều có thể:

  • Có đường viền màu trắng hoặc sáng màu.
  • Thay đổi về kích thước, hình dạng và màu sắc.
  • Bắt đầu ở một khu vực và sau đó chuyển sang vùng khác.
  • Không có mụn nhỏ thường bao phủ lưỡi của bạn

Bạn có thể không phát hiện ra mình đang gặp phải tình trạng lưỡi bản đồ cho tới khi đi khám định kỳ và bác sĩ phát hiện khi khám răng miệng.

Khoảng 1/10 người gặp tình trạng này thường có cảm giác khó chịu nhẹ hoặc cảm giác nóng rát hoặc đau đớn. Điều này thường là do những thứ như:

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng lưỡi bản đồ

bệnh lưỡi bản đồ
Phụ nữ thường bị lưỡi bản đồ nhiều hơn nam giới

Lưỡi bản đồ xảy ra khi các bộ phận của lưới thiếu đi lớp nhú hay các gai trên bề mặt lưỡi. Nguyên nhân tại sao lưỡi không có gai bác sĩ vẫn chưa tìm được chính xác. Tuy nhiên vì tình trạng này thường có xu hướng xuất hiện ở trong cùng một gia đình nên có thể liên quan đến gen di truyền.

Lưỡi bản đồ cũng dễ gặp ở người có các vết nứt và rãnh ở trên đầu và hai bên của lưỡi. Người bị bệnh vẩy nến, viêm khớp phản ứng cũng có nhiều khả năng bị hiện tượng này hơn những người khác.

Lưỡi bản đồ ảnh hưởng đến 1% cho tới 3% dân số. Lưỡi bản đồ thường gặp ở người trẻ tuổi. Tình trạng bệnh cũng có thể xuất hiện ở cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thường bệnh sẽ phổ biến ở nữ hơn nam giới.

Lưỡi bản đồ của nguy hiểm không?

Lưỡi bản đồ là một tình trạng lành tính và thường không đe dọa tới sức khỏe của người bệnh, cũng không gây ra biến chứng lâu dài hoặc làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Tuy nhiên bệnh cũng có thể gây ảnh hưởng ở một số khía cạnh:

  • Lưỡi bản đồ khiến cho nhiều người tự ti trong giao tiếp vì có một số tổn thương trong lưỡi bị nhìn rõ.
  • Khó có thể yên tâm rằng sức khỏe bản thân hoàn toàn bình thường.

Chẩn đoán bệnh lưỡi bản đồ

Nha sĩ có khả năng chẩn đoán bệnh lưỡi bản đồ
Nha sĩ có khả năng chẩn đoán bệnh lưỡi bản đồ

Bác sĩ hoặc nha sĩ đều có khả năng chẩn đoán lưỡi bản đồ. Thường cách kiểm tra rất đơn giản chỉ bằng việc nhìn bằng mắt thường miệng lưỡi của bạn. Bác sĩ có thể:

  • Kiểm tra xem có xuất hiện các dấu hiệu mắc bệnh khác như sưng hạch, sốt hoặc các triệu chứng khác.
  • Soi lưỡi ở dưới ánh đèn
  • Chọc lưỡi để kiểm tra các mô có cảm giác bất thường hoặc đau rát.
  • Yêu cầu người bệnh di chuyển lưỡi để kiểm tra xem chúng có hoạt động bình thường không.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện thêm các xét nghiệm bổ sung nếu họ nghi ngờ tình trạng này không phải lưỡi bản đồ.

Điều trị lưỡi bản đồ

Bị đau rát lưỡi do lưỡi bản đồ đều có thể tự khỏi. Tuy nhiên nếu như bạn bị đau dữ dội và liên tục do tình trạng này thì nên sử dụng thuốc. Một số loại thuốc sẽ được kê để giảm những tác động tiêu cực do lưỡi bản đồ gây ra:

  • Súc miệng bằng thuốc kháng histamin (làm dịu phản ứng dị ứng)
  • Thuốc giảm đau tại chỗ mà bạn có thể bôi trực tiếp lên lưỡi.
  • Thuốc giảm đau không kê đơn
  • Bổ sung kẽm
  • Dùng thuốc corticosteroid có thể bôi trên lưỡi.

Bạn cũng có thể điều chỉnh thói quen để tránh một số yếu tố tác động khiến tình trạng trở nên khó chịu hơn:

  • Bỏ thuốc lá.
  • Không ăn thực phẩm cay, nóng hoặc có tính axit hoặc các hạt khô, mặn.
  • Không dùng kem đánh răng có chất phụ gia, chất làm trắng hoặc hương liệu nặng. Nên ưu tiên kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm.

Đào Tâm