Xác định các giai đoạn của bệnh sâu răng để điều trị đúng cách, kịp thời

Sâu răng là hiện tượng thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ phần lớn do mảng bám trong răng vì thói quen chăm sóc răng miệng không tốt. Tìm hiểu các giai đoạn của bệnh sâu răng và cách điều trị hiệu quả.

Sâu răng là tổn thương xảy ra đối với răng, có thể dẫn tới đau răng, sưng mộng răng hoặc có thể bị mất răng. Nguyên nhân do hoạt động của một số loại vi khuẩn có thể sống trong mảng bám chân răng gây ra.

Vi khuẩn trong mảng bám răng có thể chuyển đổi đường có trong thức ăn thành axit. Khi mảng bám răng tích tụ lâu ở chân răng thì axit sẽ ăn mòn răng. Vì thế nên vệ sinh răng miệng tốt chính là phương pháp hiệu quả giúp ngăn ngừa sâu răng.

giai đoạn của sâu răng
Sâu răng xảy ra theo từng giai đoạn và có cách điều trị tương ứng.

Các giai đoạn của sâu răng

Mảng bám chân răng có vai trò quan trọng đối với các giai đoạn sâu răng. Mảng bám răng là một lớp màng dính không màu, phủ trên bề mặt răng. Mảng bám được tạo thành từ các vi khuẩn, mảnh thức ăn và nước bọt.

Nếu răng không được làm sạch thường xuyên, mảng bám răng sẽ tích tụ quanh răng và cứng lại theo thời gian tạo thành cao răng. Cao răng quá nhiều và quá cứng có thể giúp bảo vệ vi khuẩn khiến việc loại bỏ chúng khó hơn.

Sâu răng được chia thành năm giai đoạn. Chi tiết:

Giai đoạn 1: Khử khoáng

giai đoạn của sâu răng
Giai đoạn đầu của sâu răng chính là xuất hiện các đốm trắng trên bề mặt răng

Lớp ngoài cùng của răng được cấu tạo bởi một loại mô gọi là men răng. Men răng là mô cứng nhất của cơ thể và chủ yếu được tạo thành từ các khoáng chất.

Tuy nhiên, khi răng tiếp xúc với axit do vi khuẩn mảng bám tạo ra, men răng bắt đầu mất đi các khoáng chất.

Quá trình khử khoáng diễn ra, bạn sẽ thấy một hoặc nhiều đốm trắng xuất hiện trên răng. Vùng mất chất khoáng này là dấu hiệu ban đầu của bệnh sâu răng.

Giai đoạn 2: Phân rã men răng

Nếu quá trình sâu răng tiếp tục diễn ra, men răng sẽ bị phá vỡ thêm. Bạn có thể thấy đốm trắng trên răng chuyển sang màu nâu.

Khi men răng suy yếu sẽ hình thành các lỗ nhỏ trên răng được gọi là lỗ sâu răng. Các lỗ sâu này cần được làm sạch rồi hàn/trám lại để tránh sâu răng nặng hơn.

Giai đoạn 3: Sâu ngà răng

Ngà răng là mô nằm dưới men răng. Ngà răng mềm hơn men răng và nhạy cảm hơn với những tác động của axit. Chính vì thế mà sâu răng sẽ tiến triển với tốc độ nhanh hơn khi bị sâu tới ngà răng.

Ngà răng cũng có chứa các ống dây thần kinh của răng gọi là tủy răng. Do đó, khi ngà răng bị sâu bạn có thể bắt đầu cảm thấy răng ê buốt, nhạy cảm hơn. Bạn sẽ nhận thấy cảm giác này rõ ràng hơn khi ăn các đồ ăn uống nóng hoặc lạnh.

Giai đoạn 4: Sâu tủy răng

giai đoạn của sâu răng
Sâu răng vào tủy có thể gây cảm giác đau đớn khó chịu

Tủy răng là lớp trong cùng của răng có chứa các dây thần kinh và mạch máu nuôi dưỡng cho răng khỏe mạnh. Các dây thần kinh trong tủy răng cũng giúp cung cấp cảm giác cho răng.

Khi tủy răng bị tổn thương có thể dẫn tới kích ứng và sưng to. Bởi vì các mô xung quanh trong răng không có khả năng giãn nở để thích ứng với tình trạng sưng tấy này nên áp lực có thể đè lên các dây thần kinh. Hệ quả là dẫn tới cảm giác đau đớn khi bị sâu răng.

Giai đoạn 5: Áp xe răng

Khi sâu răng tiến sâu vào tủy răng, vi khuẩn có thể xâm nhập và gây nhiễm trùng răng. Tình trạng viêm nhiễm ngày càng gia tăng trong răng có thể dẫn đến hình thành túi mủ ở đáy răng gọi là ổ áp xe.

Áp xe răng có thể gây ra cơn đau dữ dội lan xuống xương hàm. Các triệu chứng khác có thể bao gồm sưng lợi, mặt, hàm, sốt và sưng hạch bạch huyết ở cổ.

Áp xe răng cần được điều trị sớm vì nhiễm trùng có thể lan vào xương hàm cũng như các khu vực khác trên đầu và cổ. Trong một số trường hợp, điều trị răng sâu cần phải loại bỏ cả răng sâu để tránh ảnh hưởng sang các khu vực khác.

Cảnh báo sâu răng ở trẻ em

giai đoạn của sâu răng
Nên phòng ngừa sâu răng cho trẻ từ sớm bằng cách đánh răng thường xuyên

Trẻ em dù chưa mọc răng vĩnh viễn vẫn có khả năng bị sâu răng. Sâu răng là một loại bệnh mạn tính ở nhiều trẻ em trên khắp thế giới.

Trẻ em được cho là có nhiều khả năng bị sâu răng hơn đối với người lớn. Bởi men răng sữa của trẻ em mỏng và nhạy cảm hơn so với men răng của người lớn.

Giống như người lớn, sâu răng xảy ra khi vi khuẩn phân hủy đường thành axit làm hỏng các mô răng ở trẻ em.

Vì thế hãy phòng ngừa sâu răng sớm cho trẻ nhỏ bằng cách tránh cho bé không ăn quá nhiều thức ăn hoặc đồ uống có đường và chải răng thường xuyên.

Dù cho trẻ em đều phải thay tất cả răng sữa nhưng việc giữ cho răng được khỏe mạnh vẫn có vai trò quan trọng. Trẻ em không chỉ cần đầy đủ răng sữa để nhai và nói mà chúng còn giúp giữ chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên.

Phương pháp điều trị đối với từng giai đoạn sâu răng

Điều trị sâu răng phụ thuộc vào mỗi giai đoạn của bệnh. Cần xem xét các lựa chọn điều trị khác nhau tùy thuộc vào mức độ tiến triển của sâu răng. Cụ thể:

Giai đoạn khử khoáng ban đầu

Đây là giai đoạn của bệnh sâu răng sớm nhất thực tế rất dễ phục hồi trước khi xuất hiện nhiều tổn thương vĩnh viễn và sâu hơn trong răng. Bạn có thể lựa chọn điều trị sâu răng bằng fluoride.

Bạn có thể được điều trị bằng fluoride tại phòng khám nha khoa. Nha sĩ thường bôi fluoride dưới dạng gel hoặc dầu bóng lên răng. Florua có tác dụng tăng cường men răng, giúp răng chống lại các axit do vi khuẩn mảng bám tạo ra.

Giai đoạn men răng phân rã

Trám răng hoặc thay răng mới cần dựa theo màu sắc răng hiện có

Khi sâu răng bước vào giai đoạn này, các lỗ sâu răng thường xuất hiện. Trám răng được sử dụng để điều trị sâu răng.

Khi hàn răng, trước tiên nha sĩ sẽ dùng một dụng cụ để loại bỏ bất kỳ vùng sâu răng nào. Sau đó họ sẽ lấp đầy lỗ bằng vật liệu hàn răng.

Giai đoạn sâu ngà răng

Bởi ngà răng mềm hơn men răng, sâu răng sẽ di chuyển nhanh hơn khi vào giai đoạn này. Nếu được nhận biết sớm thì sâu ngà răng có thể được điều trị bằng cách hàn răng. Trường hợp sâu răng nặng hơn thì có thể cần chụp răng sứ gọi là mão răng.

Đây là phần sứ bọc bên ngoài răng trên lợi. Khu vực răng bị sâu sẽ được loại bỏ trước khi đặt mão răng. Một số mô răng khỏe mạnh cũng có thể được loại bỏ để đảm bảo rằng mão răng vừa khít với răng.

Giai đoạn sâu răng vào tủy

giai đoạn của sâu răng
Khi sâu răng đã vào tủy thì có thể cần phải đặt mão răng

Khi sâu răng đã vào tới tủy răng thì có thể cần phải loại bỏ tủy răng. Trong một ống tủy, tủy răng bị hư hỏng sẽ được loại bỏ. Sau đó, khoang răng được làm sạch và trám bít lại. Nha sĩ sẽ đặt lên răng một mão răng vào chiếc răng bị ảnh hưởng.

Giai đoạn áp xe răng

Nếu đã có ổ áp xe hình thành trong răng thì nha sĩ có thể tiến hành lấy tủy răng để loại bỏ ổ nhiễm trùng và trám bít lại răng. Trong trường hợp nghiêm trọng, răng bị sâu có thể cần được loại bỏ hoàn toàn.

Thuốc kháng sinh cũng có thể được kê đơn để giúp điều trị áp xe trong giai đoạn của bệnh sâu răng này. Đây là những loại thuốc tiêu diệt vi khuẩn.

Phương pháp phòng ngừa sâu răng hiệu quả

Chăm sóc răng miệng thật tốt là cách đơn giản và hiệu quả nhất giúp ngăn ngừa sâu răng. Dưới đây là một số phương pháp phòng ngừa sâu răng hiệu quả:

  • Đánh răng 2 lần/ngày: Mỗi lần đánh răng tối thiểu 2 phút, lưu ý chải kỹ các mặt răng.
  • Dùng nước ngậm răng miệng: Sau khi đánh răng, nên sử dụng nước ngậm răng miệng thảo dược hoặc nước súc miệng để làm sạch và bảo vệ răng miệng.
  • Dùng chỉ nha khoa: Sau khi ăn, để làm sạch các mảnh vụn thức ăn ở kẽ răng, nên dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước.
  • Khám răng định kỳ: Nha sĩ có thể giúp xác định và điều trị sâu răng trước khi bệnh trở nên tệ hơn. Hãy nhớ khám răng định kỳ để được vệ sinh và khám răng định kỳ.
  • Hạn chế ăn đồ ngọt: Cố gắng tránh thực phẩm hoặc đồ uống có lượng đường cao để ngăn ngừa sâu răng.
  • Tránh ăn vặt: Cố gắng hạn chế ăn vặt giữa các bữa ăn, bởi điều này có thể khiến vi khuẩn trong miệng có nhiều đường để chuyển hóa thành axit.

Đào Tâm