Sâu răng là những vùng bị tổn thương vĩnh viễn trên bề mặt răng tạo thành những khe hở hoặc lỗ nhỏ li ti. Tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến sâu răng và cách điều trị sớm.
Thông tin tổng quan về sâu răng
Sâu răng tạo ra những kẽ hoặc lỗ nhỏ li ti trên bề mặt răng. Sâu răng là do kết hợp nhiều yếu tố gồm vi khuẩn trong miệng, ăn vặt thường xuyên, ăn nhiều đồ uống có đường và không chăm sóc răng miệng kĩ.
Sâu răng là vấn đề răng miệng khá phổ biến trên toàn cầu. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, thanh thiếu niên và người cao tuổi. Tuy nhiên ngay cả trẻ sơ sinh nếu đã mọc răng cũng đều có khả năng bị sâu răng.
Nếu sâu răng không được điều trị sớm thì chúng sẽ lan rộng hơn và ảnh hưởng tới các lớp sâu hơn của răng. Sâu răng dẫn đến đau nhức răng dữ dội, nhiễm trùng và nặng nhất là mất răng. Khám nha khoa định kỳ, đánh răng thường xuyên và dùng chỉ nha khoa sau khi ăn là cách giúp phòng ngừa sâu răng hiệu quả nhất.
Triệu chứng khi bị sâu răng
Các dấu hiệu và triệu chứng sâu răng khác nhau tùy vào mức độ sâu và vị trí sâu răng. Khi mới bắt đầu sâu răng có thể không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên khi tổn thương lớn hơn có thể gây ra các biểu hiện sau:
- Đau răng, đau tự phát hoặc đau xảy ra mà không rõ nguyên nhân
- Ê buốt răng
- Đau nhẹ đến buốt khi ăn hoặc uống đồ nóng, lạnh hoặc đồ ngọt
- Đau khi cắn
- Các lỗ hoặc vết rỗ có thể nhìn thấy trên răng
- Răng có màu nâu, đen trên bất kỳ bề mặt nào của răng
>> Xem thêm Không còn khổ sở về các vấn đề răng miệng nhờ một loại nước ngậm sau
Sâu răng khi nào cần đi khám?
Bạn có thể không biết có ổ sâu răng ở trong miệng đang hình thành. Đó là lý do bạn cần phải kiểm tra và làm sạch răng miệng thường xuyên, ngay cả khi bạn cảm thấy răng miệng hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu như bạn cảm thấy đau răng dữ dội hãy đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân dẫn tới sâu răng
Sâu răng sẽ hình thành theo thời gian, thường sẽ theo trình tự sau:
- Mảng bám trên răng: Mảng bám răng là lớp màng bao phủ bên ngoài răng. Nguyên nhân là do ăn nhiều đường, tinh bột và không vệ sinh răng kỹ. Khi đường và tinh bột không được làm sạch khỏi răng, vi khuẩn sẽ nhanh chóng bắt đầu phát triển trên đó và hình thành mảng bám. Mảng bám chân răng có thể cứng lại dưới hoặc trên đường viền nướu hình thành cao răng.
- Mảng bám răng tấn công bề mặt răng: Các axit trong mảng bám chân răng loại bỏ khoáng chất trong lớp men răng bên ngoài, cứng. Sự xói mòn này sẽ gây ra các lỗ nhỏ trên men răng – đây là giai đoạn đầu tiên của sâu răng. Một khi các vùng men bị mòn đi, vi khuẩn và axit có thể đến lớp tiếp theo của răng gọi là ngà răng. Lớp này mềm hơn men răng và ít chịu axit. Ngà răng có các ống li ti thông trực tiếp với tủy răng gây ra ê buốt.
- Sâu răng phát triển nặng: Khi sâu răng lan rộng, vi khuẩn và axit tiếp tục di chuyển qua răng, di chuyển bên trong tủy răng có chứa dây thần kinh và mạch máu. Tủy răng bị sưng tẩy và bị kích ứng do vi khuẩn. Tủy răng bị sưng tấy và bị kích ứng do vi khuẩn. Do không có chỗ cho chỗ sưng bên trong răng nên dây thần kinh bị chèn ép gây đau. Cảm giác khó chịu thậm chí có thể kéo dài ra bên ngoài chân răng tới tận xương.
Yếu tố nguy cơ dẫn đến sâu răng
Tất cả mọi người đều có nguy cơ bị sâu răng, tuy nhiên sẽ có một số yếu tố sau sẽ làm tăng nguy cơ sâu răng:
- Vị trí răng: Sâu răng thường xảy ra nhất ở răng hàm và răng tiền hàm. Do những chiếc răng này có nhiều rãnh, lỗ và kẽ. Chân răng dễ lưu lại các mảnh thức ăn thừa. Do đó răng hàm sẽ khó được làm sạch hơn so với răng cửa và răng nanh.
- Đồ ăn và đồ uống dễ gây sâu răng: Thực phẩm bám lâu trên răng như: sữa, kem, mật ong, đường, nước ngọt có gas, hoa quả sấy, bánh ngọt, bánh quy, kẹo cứng và kẹo bạc hà, ngũ cốc khô và khoai tây chiên,… sẽ dễ gây sâu răng hơn khi ăn hoặc uống.
- Thường xuyên ăn vặt: Khi bạn thường xuyên ăn nhẹ hoặc uống đồ uống có đường bạn sẽ cấp thêm nhiên liệu cho vi khuẩn trong miệng để chúng tạo ra axit tấn công và làm mòn răng. Khi uống nước ngọt có gas hoặc đồ uống có tính axit khác trong cả ngày sẽ tạo ra một lượng axit liên tục phủ lên răng.
- Cho trẻ sơ sinh bú trước khi ngủ: Khi trẻ được uống sữa, nước trái cây hay các chất lỏng có đường khác trước khi ngủ cũng dễ bị sâu răng vì các đồ uống này sẽ lưu lại trên răng hàng giờ trong khi ngủ, chúng sẽ nuôi dưỡng vi khuẩn gây sâu răng.
- Đánh răng không thường xuyên: Nếu bạn không làm sạch răng sớm sau khi ăn và uống thì mảng bám sẽ hình thành nhanh chóng và giai đoạn đầu của sâu răng có thể bắt đầu.
- Khô miệng: Khô miệng là do thiếu nước bọt. Nước bọt có khả năng ngừa sâu răng bằng cách rửa sạch thức ăn và mảng bám trên răng. Các chất có trong nước bọt cũng giúp chống vi khuẩn sinh sôi. Uống một số loại thuốc dễ làm tăng nguy cơ sâu răng do giảm sản xuất nước bọt.
Biến chứng sâu răng gây ra
Sâu răng rất phổ biến và thường không gây ảnh hưởng nên thường bị bỏ qua. Sâu răng sữa cũng thường không được điều trị vì nghĩ rằng răng sữa sớm sẽ được thay. Tuy nhiên, sâu răng có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng và lâu dài ngay cả đối với trẻ chưa mọc răng vĩnh viễn.
Các biến chứng của sâu răng gồm:
- Đau đớn
- Áp xe răng
- Sưng hoặc chảy mủ quanh răng
- Làm hỏng hoặc gãy răng
- Gặp vấn đề về nhai thức ăn
- Thay đổi vị trí của răng sau khi mất răng
- Khi sâu răng trở nên nghiêm trọng sẽ gây ra:
- Đau răng ảnh hưởng tới việc ăn uống mỗi ngày
- Giảm cân hoặc các vấn đề dinh dưỡng do ăn hoặc nhai bị đau hoặc gặp khó khăn
- Mất răng có thể ảnh hưởng tới thẩm mỹ
- Trong một số trường hợp sâu răng dẫn tới áp xe răng có thể dẫn đễn nhiễm trùng nghiêm trọng hơn hoặc thậm chí có thể đe dọa tới tính mạng.
Phương pháp phòng ngừa sâu răng hiệu quả
Vệ sinh răng miệng tốt có thể giúp tránh được sâu răng. Dưới đây là một số mẹo ngừa sâu răng bạn nên áp dụng ngay:
- Đánh răng bằng kem đánh răng chứa fluor: Nên đánh răng ít nhất 2 lần một ngày và lý tưởng nhất là sau mỗi bữa ăn bằng kem đánh răng có chứa florua. Ngoài ra, cũng nên dùng chỉ nha khoa hoặc dùng dụng cụ làm sạch kẽ răng để làm sạch mảnh thức ăn.
- Súc miệng: Nếu có nguy cơ cao bị sâu răng, bạn có thể dùng nước súc miệng chứa fluor.
- Khám nha khoa định kỳ: Làm sạch răng miệng và khám nha khoa thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa hoặc phát hiện sớm các vấn đề răng miệng. Nha sĩ sẽ hẹn lịch khám răng cho bạn.
- Hàn răng nếu cần thiết: Hàn răng là dùng một lớp nhựa bảo vệ phủ lên bề mặt nhai của răng. Hàn răng bít kín các rãnh và kẽ có xu hướng tích tụ thức ăn, bảo vệ men răng khỏi mảng bám và axit. Theo khuyến nghị nên hàn răng cho cả trẻ em khi đã đi học. Chất trám răng có thể tồn tại trong vài năm trước khi chúng cần được thay.
- Tránh ăn vặt và nhấm nháp thường xuyên: Bất cứ khi nào bạn ăn hoặc uống đồ uống không phải là nước lọc bạn sẽ giúp vi khuẩn trong miệng tạo ra axit có thể phá hủy men răng. Nếu bạn ăn vặt hoặc uống nước ngọt suốt ngày răng của bạn sẽ bị tấn công liên tục.
Đào Tâm