Sâu răng, viêm lợi có thể ảnh hưởng đến não bộ!

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh sức khỏe răng miệng kém có thể gây suy giảm sức khỏe não bộ và nhiều vấn đề khác.

sâu răng viêm lợi
Bệnh răng miệng ảnh hưởng đến sức khỏe não bộ

Bệnh răng miệng liên quan đến đột quỵ

Nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị Đột quỵ quốc tế của Hiệp hội Đột quỵ Mỹ cho thấy bệnh nướu răng, cao răng, mảng bám, mất răng… có liên quan đến việc tăng nguy cơ đột quỵ.

Tiến sĩ Cyprien Rivier – tác giả của nghiên cứu cho biết: nghiên cứu trước đây cho thấy có mối liên hệ giữa sức khỏe răng miệng kém với các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim. Nghiên cứu mới này đã đánh giá mối quan hệ giữa sức khỏe răng miệng và não bộ, củng cố thêm kiến thức cho mọi người về mối liên hệ giữa bệnh răng miệng và các vấn đề sức khỏe khác.

Bệnh răng miệng liên quan đến sức khỏe não bộ

Các nhà nghiên cứu đã báo cáo rằng những người bị sâu răng và mất răng có nhiều khả năng gặp các vấn đề về sức khỏe não bộ hơn.

Kết luận này đưa ra từ việc phân tích dữ liệu của khoảng 40.000 người trưởng thành có độ tuổi trung bình là 57 ở Biobank của Vương quốc Anh. Các nhà nghiên cứu cho biết họ phát hiện ra rằng những người có sức khỏe răng miệng kém có nhiều khả năng bị tổn thương trong chất trắng của não. Chất trắng là những phần có màu nhạt ở não và tủy sống, chiếm 60% của não bộ.

Sức khỏe răng miệng kém có liên quan đến tổn thương trong chất trắng của não
Sức khỏe răng miệng kém có liên quan đến tổn thương trong chất trắng của não

Sức khỏe răng miệng tác động đến sức khỏe tổng thể

Tiến sĩ Alan Reisinger – thành viên hội đồng của Viện Hàn lâm Sức khỏe Răng miệng của Mỹ nói rằng sức khỏe răng miệng kém có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể.

Nguyên nhân là khi cơ thể chống lại vi khuẩn gây bệnh nướu răng, sẽ làm tăng tình trạng viêm toàn thân. Điều này làm tăng nguy cơ mắc một loạt vấn đề như đau tim, đột quỵ, mất trí nhớ, biến chứng khi mang thai và một số bệnh ung thư.

Những nghiên cứu trên cho thấy tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe răng miệng với sức khỏe tổng thể.

Chỉ dẫn cách chăm sóc sức khỏe răng miệng

Nhiều vấn đề về răng miệng tiến triển chậm theo thời gian. Các vấn đề về răng miệng không được giải quyết sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng và khó điều trị hơn.

Theo các chuyên gia, có 2 hình thức chăm sóc răng miệng cần phải thực hiện song song: 1 là chăm sóc răng tại nhà; 2 là tại phòng khám nha khoa hoặc bệnh viện.

Chăm sóc răng tại nhà giúp giảm vi khuẩn trong miệng hàng ngày. Chăm sóc răng miệng tại phòng khám giúp loại bỏ cao răng, mảng bám và các vấn đề răng miệng khác như sâu răng, viêm nướu…

Để chăm sóc răng miệng tốt hơn, bạn có thể thực hiện theo các chỉ dẫn sau:

1. Lấy cao răng định kỳ

Mảng bám, cao răng là nơi tích tụ vi khuẩn gây sâu răng, viêm nướu, hôi miệng và nhiều vấn đề khác. Chỉ đánh răng và dùng chỉ nha khoa hàng ngày không thể làm sạch được cao răng. Do đó, bạn nên đi lấy cao răng định kỳ, trung bình khoảng 6 tháng/lần. Khi đi lấy cao răng cũng có thể giúp phát hiện sớm các vấn đề về răng để điều trị kịp thời.

Lấy cao răng định kỳ giúp phòng ngừa viêm nướu, sâu răng
Lấy cao răng định kỳ giúp phòng ngừa viêm nướu, sâu răng

2. Điều trị các vấn đề răng miệng ngay từ sớm

Sâu răng, bệnh nha chu, viêm nướu… cần được điều trị sớm để ngăn chặn những nguy hại về sau.

3. Lưu ý khi đánh răng hàng ngày

Mỗi ngày nên đánh răng tối thiểu 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Mỗi lần nên đánh răng tối thiểu 2 phút, chải kỹ các bề mặt của răng. Nên chọn bàn chải có lông mềm, đầu thuôn nhọn để làm sạch các kẽ răng trong cùng tốt hơn.

4. Vệ sinh lưỡi

Không chỉ tích tụ trên răng, vi khuẩn còn có thể bám vào lưỡi, gây ra các vấn đề sức khỏe răng miệng và hơi thở có mùi hôi. Do đó, cần kết hợp chải răng với chải mặt trên lưỡi từ trong ra ngoài bằng dụng cụ chải lưỡi chuyên dụng.

5. Súc miệng hoặc dùng nước ngậm răng miệng

Sau khi đánh răng, để làm sạch tối ưu hơn nên dùng nước muối sinh lý để súc miệng hoặc nước ngậm răng miệng thảo dược. Khác với nước súc miệng thông thường, khi dùng nước ngậm thảo dược, cần ngậm dung dịch trong miệng thời gian lâu hơn, khoảng 5-10 phút, rồi mới nhổ bỏ. Trong quá trình ngậm, thỉnh thoảng súc nhẹ để dung dịch làm sạch sâu trong các kẽ răng.

6. Dùng chỉ nha khoa

Nên dùng chỉ nha khoa sau khi ăn để làm sạch các mảnh vụn thức ăn còn sót lại. Có thể dùng tăm nước để bảo vệ nướu tốt hơn.

Dùng chỉ nha khoa để làm sạch mảnh vụn thức ăn còn bám lại trong các kẽ răng
Dùng chỉ nha khoa để làm sạch mảnh vụn thức ăn còn bám lại trong các kẽ răng

7. Dùng xịt răng miệng thảo dược

Ngay khi phát hiện ra một số tình trạng như viêm nướu, tụt lợi, chảy máu chân răng, đau rát, viêm loét miệng nên sử dụng dung dịch xịt răng miệng chiết xuất từ thảo dược. Tiêu biểu như sản phẩm Xịt Răng Miệng Nhất Nhất.

Thành phần thảo dược như kim ngân hoa, lá trầu không, hoa đu đủ đực, lá đào… giúp làm giảm đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu, tụt lợi, chảy máu chân răng; hỗ trợ làm giảm sưng tấy, đau rát miệng do viêm loét miệng.

8. Không hút thuốc lá

Thuốc lá làm răng ngả vàng, xỉn màu và gây ra các bệnh về nướu, tăng nguy cơ ung thư vòm miệng. Do đó, không hút thuốc lá là một cách để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn.

9. Có chế độ ăn uống lành mạnh

Uống nhiều nước lọc tốt cho sức khỏe răng miệng, ngăn ngừa khô miệng và giảm vi khuẩn trong khoang miệng.
Chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều loại rau củ quả, các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám… giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Nên hạn chế thực phẩm nhiều đường, vì đường bị vi khuẩn trong miệng tiêu hóa, sẽ chuyển thành axit làm mòn men răng và dẫn đến sâu răng. Các món bánh kẹo ngọt nhiều đường cũng dễ bám dính trên bề mặt răng, làm tăng nguy cơ cao răng và sâu răng.

Các loại trái cây có chứa nhiều axit như cam, chanh, dứa, dâu tây cũng gây ảnh hưởng đến men răng.

Nước uống có gas cũng không tốt cho răng miệng vì cacbon trong nước có gas làm tăng axit trong miệng. Nếu bạn ăn các thực phẩm chứa axit hoặc uống nước ngọt có gas, thì nên súc miệng thật sạch sau khi ăn uống để bảo vệ men răng.

Vân Anh