Các tình trạng răng mọc lệch và cách khắc phục nhanh chóng nhất

Răng mọc lệch, răng khấp khểnh không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn làm xô lệch hàm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng hàm mặt. Tìm hiểu nguyên nhân và các loại răng mọc lệch phổ biến nhất cũng như các biện pháp khắc phục.

Răng mọc lệch
Răng mọc lệch là tình trạng nhiều người gặp phải

Răng mọc lệch là gì?

Khi miệng của chúng ta quá nhỏ so với răng có thể khiến cho khi răng mọc lên chen chúc và bị xê dịch dẫn tới răng mọc lệch.

Trường hợp khác là khi hàm trên và hàm dưới của một người có kích thước không tương tự nhau dẫn tới tình trạng răng vổ (vâu) khi răng hàm trên tiến ra ngoài quá mức. Hoặc một tình trạng khác là khi nhô hàm dưới chìa ra ngoài dẫn tới tình trạng răng móm.

Hầu hết tình trạng răng khấp khểnh, răng vổ hoặc răng móm đều xuất phát từ các đặc điểm di truyền cũng như kích thước bàn tay. Một số nguyên nhân khác có thể gây ra răng mọc lệch bao gồm:

  • Răng sữa hoặc răng trưởng thành bị mất sớm mà không làm răng thay thế.
  • Phục hình răng giả cho hàm không phù hợp.
  • Bị viêm nướu răng.
  • Gặp phải áp lực lên răng và nướu.
  • Bị lệch hàm sau chấn thương.
  • Có khối u ở miệng hoặc hàm.
  • Gặp các vấn đề sức khỏe răng miệng thường gặp ở trẻ nhỏ như: tật mút ngón tay cái, tưa lưỡi, dùng núm vú giả với trẻ trên 3 tuổi, dùng bình sữa trong thời gian dài

Hệ quả xảy ra khi răng mọc lệch

Răng mọc lệch
Răng mọc lệch có thể khiến cho việc ăn uống khó khăn hơn

Răng khấp khểnh và khớp cắn lệch có thể gây ra:

  • Cản trở việc nhai thức ăn theo đúng cách bình thường.
  • Làm cho việc giữ gìn răng miệng sạch sẽ trở nên khó khăn hơn, tăng nguy cơ bị sâu răngviêm lợi.
  • Dễ làm căng hàm, căng cơ và có thể làm tăng nguy cơ gãy răng.
  • Tình trạng răng vổ hay răng móm có thể khiến cho người gặp phải cảm thấy tự ti về ngoại hình làm ảnh hưởng tới khả năng giao tiếp.

Dấu hiệu nhận biết răng khấp khểnh

Một số dấu hiệu bạn dễ nhận biết răng đang mọc lệch gồm:

  • Sự sắp xếp bất thường của hàm răng.
  • Khuôn mặt có vấn đề bất thường
  • Khó khăn khi nhai hoặc cắn thức ăn.
  • Khó nói hoặc có thể bị nói ngọng.
  • Thở bằng miệng (do hàm hô dẫn tới không khép được môi).
  • Không có khả năng cắn thức ăn một cách chính xác (vết cắn hở).

Tốt hơn hết bạn nên đi khám nha sĩ khi cảm thấy bản thân có một trong các dấu hiệu răng mọc lệch. Khi chẩn đoán tình trạng hàm răng thì bác sĩ sẽ đưa cho bạn giải pháp sớm nhất.

Chẩn đoán răng mọc lệch như thế nào?

Răng mọc lệch
Nha sĩ cần thăm khám để biết được tình trạng răng mọc lệch của bạn

Nha sĩ có thể cần chụp X-quang gương mặt của bạn và các dấu răng để xác định xem có cần điều trị răng miệng không và trị bệnh như thế nào.

Chụp X-quang sẽ đưa ra thông tin về vị trí của răng để xác định xem có răng nào đang mọc ngầm ở dưới nướu hay không. Phim chụp X-quang cũng cho thấy mối liên hệ giữa răng, hàm và đầu.

Cuối cùng, bác sĩ có thể cho bạn ngậm một vật liệu mềm để tạo ra bản sao chính xác của hàm răng để xác định răng có bị lệch hay không.

Phân loại răng mọc lệch

Có 5 loại răng mọc lệch mà rất nhiều người mắc phải.

1. Răng vổ (hàm hô)

Răng vổ hay vâu là khi răng hàm trên đè lên răng hàm dưới và chạm trực tiếp vào nướu. Tình trạng này thường được chú ý chủ yếu ở răng cửa.

Răng vổ thường là do di truyền gây ra.

2. Răng móm

Răng móm là tình trạng hoàn toàn ngược lại so với răng vổ. Tình trạng này, răng cửa hàm dưới đè lên răng cửa hàm trên khi ngậm miệng.

Răng móm là một dạng lệch răng bẩm sinh.

3. Khớp cắn hở

Răng mọc lệch
Mút tay khi còn nhỏ có thể dẫn tới tật khớp cắn hở khi lớn lên

Khớp cắn hở khi các răng cửa trên không chạm hoặc không đè được vào các răng cửa hàm dưới. Hệ quả xảy ra là sẽ để ở ra một khoảng trống răng ngay cả khi đang ngậm miệng.

Lý do dẫn tới khớp cắn hở là do thói quen mút ngón tay cái từ nhỏ.

4. Răng cắn chéo

Răng cắn chéo là một dạng răng mọc lệch khiến răng hàm trên cắn vào bên trong hàm dưới khi ngậm miệng. Đây là một vấn đề bẩm sinh phụ thuộc vào cấu trúc xương hàm.

5. Răng mọc chen chúc

Miệng và hàm của chúng ta sẽ tạo ra một khoảng trống nhất định để chứa răng. Tuy nhiên, khi khoảng trống này bị thiếu hụt và các răng mới mọc chèn ép các răng khác gây ra tình trạng răng mọc lệch, mòi chòi hay khấp khểnh.

Đây là dạng mọc lệch răng không phải do yếu tố bên ngoài gây ra.

Cách xử trí đối với hàm răng mọc lệch

Răng mọc lệch
Hiếm ai có răng mọc thẳng hoàn hảo bẩm sinh

Trên thực tế, có rất ít người bẩm sinh đã có hàm răng mọc thẳng hàng hoàn hảo. Tuy nhiên, hầu như các vấn đề về răng là rất nhỏ và không đáng điều trị.

Tình trạng răng này thường gặp nhất là sai khớp cắn. Khi đó, nha sĩ sẽ giúp bạn điều chỉnh lại vị trí của răng.

Mục tiêu khi trị sai khớp cắn là:

  • Làm sạch răng dễ dàng hơn và giảm nguy cơ sâu răng và mắc phải các bệnh nha chu (viêm nướu hoặc viêm nha chu).
  • Loại bỏ áp lực lên răng, hàm và cơ àm. Điều này giúp giảm nguy cơ gãy răng cũng như giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ).

Điều trị bao gồm:

Răng mọc lệch
Niềng răng kim loại đã được áp dụng từ lâu khi răng mọc lệch
  • Niềng răng: Sử dụng các dải kim loại đặt xung quanh một số răng, đôi khi sử dụng các liên kết kim loại, sứ hoặc nhựa gắn vào bề mặt của răng. Dây kim loại có tác động lực đến răng. Hiện nay có phương pháp niềng răng trong suốt (không mắc cài) không có dây sẽ mang tính thẩm mỹ hơn là niềng răng sử dụng kim loại.
  • Nhổ bỏ một hoặc nhiều răng: cần thiết nếu răng mọc quá nhiều gây vấn đề cho hàm răng.
  • Sửa chữa răng thô hoặc không đều: Bác sĩ có thể mài mòn răng, tạo hình lại và bọc sứ để răng đều hơn. Cần sửa chữa các phục hình sai lệch và các thiết bị nha khoa.
  • Phẫu thuật: Người bị răng mọc lệch có thể cần phải phẫu thuật tạo hình lại để kéo dài hoặc cắt ngắn hàm trong một số trường hợp. Bác sĩ cần dùng tới dây, đĩa hoặc vít để ổn định xương hàm.

Điều quan trọng đối với những ai bị răng mọc lệch là luôn nhớ chải răng và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày và thường xuyên kiểm tra răng định kỳ. Để mảng bám răng tích tụ trên niềng răng có thể khiến bị ố răng vĩnh viên hoặc gây sâu răng nếu không được loại bỏ kịp thời.

Phòng ngừa răng mọc lệch

Đối với tình trạng răng mọc lệch là do di truyền thì khó có thể ngăn ngừa được. Tuy nhiên bạn có thể tập một số thói quen từ sớm đối với trẻ nhỏ để tránh tình trạng này trong tương lai:

  • Kiểm soát thói quen mút tay ở trẻ ngay từ tuổi sơ sinh.
  • Cha mẹ có con nhỏ nên hạn chế trẻ dùng núm vú giả hoặc bình sữa khi trẻ đã được 2 tuổi để giúp giảm tác động khi xương hàm đang phát triển.
  • Đẩy lưỡi vào răng bị mọc lệch để răng về đúng vị trí trong hàm răng.
  • Khám răng định kỳ để phát hiện sớm vấn đề ở hàm răng và điều trị sớm sẽ giúp giảm thời gian điều trị cũng như giảm chi phí nha khoa về lâu dài.

Đào Tâm