Các nhà khoa học Hàn Quốc đã xác định một phương pháp phát hiện sớm bệnh Parkinson do những thay đổi trong võng mạc của mắt, kết quả nghiên cứu này được đăng trên tạp chí “Thần kinh học” của nước này.
Chuẩn đoán bệnh Parkinson bằng cách quét võng mạc mắt thông thường
Parkinson do những thay đổi trong võng mạc của mắt, kết quả nghiên cứu này được đăng trên tạp chí “Thần kinh học” của nước này.
Theo nghiên cứu trên, ở giai đoạn đầu sự phát triển của bệnh Parkinson: làm yếu và chết dần các tế bào não, đồng thời võng mạc của mắt bị mỏng đi.
Theo tác giả của công trình nghiên cứu trên, Tiến sĩ Đại học Quốc gia Seoul, Ji-Yang Li, mối quan hệ này đã được tiết lộ lần đầu tiên trong lịch sử y học.Bà nói thêm, khám phá này có thể cho phép chẩn đoán bệnh Parkinson bằng cách quét võng mạc mắt thông thường.
Thí nghiệm trên được theo dõi trên 49 người già đã từng phát hiện mắc bệnh này, nhưng chưa bắt đầu điều trị. Các dữ liệu thu được được so sánh với kết quả kiểm tra của 54 người cao tuổi khác – những người không có triệu chứng mắc bệnh.
Các nhà nghiên cứu nhận định rằng, rất cần các thí nghiệm tiếp theo với một quy mô lớn hơn để xác nhận lại các kết quả thu được.
Thử nghiệm lâm sàng đầu tiên ghép tế bào thần kinh để điều trị bệnh Parkinson
Trước đó, ngày 1.8.2018, các nhà khoa học Nhật Bản từ Đại học Kyoto đã bắt đầu thử nghiệm lâm sàng đầu tiên trên thế giới ở người về việc tạo và ghép tế bào thần kinh từ tế bào gốc nhân tạo đa chức năng để điều trị bệnh Parkinson.
Bệnh Parkinson, cho đến nay vẫn chưa tìm thấy liệu pháp điều trị đặc hiệu, dẫn đến giảm số lượng tế bào thần kinh và thiếu dopamine; thiếu chất này trong cơ thể sẽ dẫn đến tăng quán tính và làm chậm quá trình nhận thức của con người.
Được biết, bệnh Parkinson là một bệnh mãn tính, tiến triển và xâm phạm tới hệ ngoại tháp ở não làm mất cân bằng trong hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh, đặc biệt là chất dopamine, dẫn đến rối loạn chức năng vận động, thường gặp ở người cao tuổi (khoảng từ 60-65).
Theo Phong Lâm – Tiền Phong