Hay quên liệu có phải là bệnh và phải làm sao để khắc phục?

Hay quên hay còn gọi là mất trí nhớ tạm thời là tình trạng mất một phần ký ức, bao gồm thông tin, trải nghiệm và kiến thức. Hay quên có thể dẫn tới nhiều tình huống “dở khóc dở cười”. Tìm hiểu cách khắc phục hữu hiệu nhất cho chứng hay quên.

Hay quên
Hay quên gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống

Tổng quan về chứng hay quên

Chứng hay quên là tình trạng khó khăn trong việc tiếp thu các thông tin mới hay hình thành những ký ức mới.

Hiện tượng này có thể do tổn thương các vùng não quan trọng đối với quá trình xử lý bộ nhớ. Không có cách điều trị nào cụ thể cho chứng hay quên, nhưng bạn có thể xử lý các nguyên nhân cơ bản. Nên áp dụng các mẹo để tăng cường trí nhớ và nên yêu cầu người thân và bạn bè hỗ trợ trong đời sống và công việc.

Triệu chứng của tình trạng hay quên

Hay quên
Hay quên là khó ghi nhớ các thông tin mới

Hai đặc điểm chính của chứng hay quên gồm:

  • Gặp khó khăn khi tiếp nhận các thông tin mới
  • Khó có thể nhớ rõ được các sự kiện trong quá khứ hoặc các thông tin trước đây đã từng biết.

Một số triệu chứng khác:

  • Nhầm lẫn các câu chuyện cũ từ việc tự nghĩ ra hoặc sai thời điểm.
  • Mất phương hướng.

Hầu hết người bị mất trí nhớ đều gặp vấn đề với trí nhớ ngắn hạn, vì vậy mà họ không thể lưu trữ được các loại thông tin mới. Những ký ức tuy vừa trải qua nhưng bạn lại quên ngay. Tuy nhiên, những chuyện từ rất lâu thì bạn lại nhớ rõ.

Ví dụ như: Bạn có thể nhớ được tên của các vị chủ tịch nước trước đây, nhớ được tên cô giáo dạy từ thời học cấp 1. Nhưng bạn lại không thể nhớ nổi tên của CEO công ty mình, không nhớ nổi mình vừa mới ăn gì vào bữa sáng.

Mất trí nhớ không liên quan gì tới trí thông minh, kiến thức chung, khả năng nhận thức cũng như khả năng chú ý. Bạn hay quên nhưng cũng không ảnh hưởng tới khả năng phán đoán, tính cách hay cá tính riêng của mình. Người bị mất trí nhớ vẫn có thể hiểu được từ ngữ, nói và viết bình thường và đồng thời vẫn có thể phát triển các kỹ năng khác như đi xe đạp hoặc chơi piano như những người khác.

Chứng hay quên không giống như bệnh Alzheimer. Trong khi người mắc phải bệnh Alzheimer sẽ vừa bị mất trí nhớ vừa ảnh hưởng tới cả suy nghĩ và hoạt động hàng ngày như khó khăn trong ngôn ngữ, khả năng logic và phán đoán.

Hay quên cũng là triệu chứng phổ biến của tình trạng suy giảm nhận thức nhẹ. Rối loạn này liên quan tới trí nhớ và các vấn đề nhận thức khác không nghiêm trọng bằng vấn đề mà bệnh Alzheimer gây ra.

Nguyên nhân khiến bạn hay quên

Hay quên
Hay quên có thể do uống nhiều bia rượu, tác dụng phụ của thuốc

Chức năng bộ nhớ liên quan tới nhiều phần của não. Bất kỳ bệnh hoặc chấn thương nào ảnh hưởng tới não đều có thể ảnh hưởng tới trí nhớ.

Chứng hay quên có thể do tổn thương cấu trúc não hình thành nên hệ viền, hệ thống kiểm soát cảm xúc và ký ức.

Chúng bao gồm đồi thị được tìm thấy sâu bên trong trung tâm của não. Hoặc bao gồm các thành tạo hồi hải mã được tìm thấy trong các thùy thái dương của não.

Chứng hay quên do chấn thương hoặc tổn thương não gọi là chứng hay quên thần kinh.

Một số nguyên nhân có thể gây mất trí nhớ thần kinh gồm:

  • Đột quỵ
  • Viêm não, có thể do nhiễm virut như virut herpes simplex. Viêm có thể là kết quả của phản ứng tự miễn dịch đối với khối u ung thư trong cơ thể. Viêm não cũng có thể là phản ứng tự miễn dịch trong trường hợp không bị ung thư.
  • Không đủ oxy trong não do đau tim, suy hô hấp hoặc ngộ độc khí CO
  • Lạm dụng rượu bia trong thời gian dài dẫn tới quá ít vitamin B1, gọi là thiamin trong cơ thể
  • Xuất hiện các khối u ở vùng não kiểm soát trí nhớ
  • Bệnh Alzheimer và các bệnh khác liên quan tới sự thoái hóa của mô thần kinh.
  • Co giật
  • Sử dụng một số loại thuốc như thuốc benzodiazepin hoặc những loại thuốc khác có tác dụng an thần.

Chấn thương ở đầu gây ra chấn động dù cho là do tai nạn xe hơi hay do chơi thể thao, có thể dẫn tới nhầm lẫn và khó ghi nhớ thông tin mới. Hiện tượng này phổ biến trong giai đoạn đầu của quá trình hồi phục. Chấn thương ở đầu nhẹ thường không gây mất trí nhớ kéo dài nhưng chấn thương nghiêm trọng lại có thể dẫn tới mất trí nhớ vĩnh viễn.

Một loại chứng quên hiếm gặp khác gọi là chứng quên phân ly, bắt nguồn từ cú shock hoặc một chấn thương về mặt tâm lý. Có thể đó là do người bệnh trở thành nạn nhân của tình trạng bạo lực hoặc trải qua chấn thương khác. Trong giai đoạn rối loạn này, người bệnh có thể mất đi ký ức cá nhân và thông tin về cuộc sống.

Hay quên ảnh hưởng như thế nào tới chất lượng sống?

Hay quên
Hay quên những thứ nhỏ như chìa khóa, điện thoại, vé xe,… gây nhiều phiền toái

Những người thường xuyên quên chìa khóa, vì tiền hay khóa xe sẽ thấy rằng chứng hay quên thật sự rất phiền toái trong cuộc sống. Dù chỉ quên những việc nhỏ nhưng cũng làm ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc, chất lượng sống mỗi ngày. Hội chứng này có thể gây ra nhiều vấn đề tại nơi làm việc, ở trường học hay trong xã hội.

Một số trường hợp, người bệnh không thể khôi phục được ký ức đã mất. Có những người gặp vấn đề quan trọng về trí nhớ cần được giám sát hoặc sống trong cơ sở y tế.

Phải làm sao để khắc phục chứng hay quên?

Hay quên
Tập thể dục thường xuyên để thư giãn tâm trí

Trong nhiều trường hợp, tình trạng hay quên có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu có rối loạn thể chất hoặc tâm thần tiềm ẩn thì cần tới bác sĩ để điều trị bệnh.

Liệu pháp tâm lý hoặc liệu pháp hành vi nhận thức có thể giúp ích cho một số người gặp chứng hay quên. Thôi miên có thể là cách hiệu quả để nhớ lại những ký ức đã quên. Bác sĩ sẽ giúp cho người bệnh nhớ lại ký ức và quản lý các vấn đề tâm lý góp phần gây ra chứng hay quên.

Thiền và các hoạt động chánh niệm liên quan có thể giúp thư giãn tâm trí, giúp lấy lại các ký ức đã quên.

Bên cạnh đó, cần có sự hỗ trợ của gia đình và người thân. Hãy cho người gặp chứng hay quên xem những bức ảnh về các sự kiện trước đó mà họ đã quên để có thể giúp ích trong việc khôi phục trí nhớ.

Ngoài ra, người gặp chứng hay quên và người thân nên giúp giảm tình trạng này bằng một số phương pháp:

  • Đội mũ bảo hộ trong các hoạt dộng có thể dẫn tới chấn thương não như đạp xe, trượt băng, trượt tuyết hoặc chơi các môn thể thao đối kháng.
  • Đi khám nếu bị sốt cao, cứng cổ hoặc đau đầu – đây có thể là dấu hiệu viêm não.
  • Thắt dây an toàn khi đi xe hơi và không lái xe nếu có uống rượu bia.
  • Kiểm tra thị lực định kỳ để ngăn ngừa té ngã, đặc biệt ở người trên 65 tuổi.
  • Tập thể dục thường xuyên để giảm nguy cơ đột quỵ.
  • Ăn chế độ ăn lành mạnh bao gồm các loại rau xanh lá và tránh ăn chất béo bão hòa để ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch có thể gây ra các vấn đề về trí nhớ.

Đào Tâm