Phân biệt 8 loại đau đầu có thể bạn từng gặp phải

Trong suốt cuộc đời của mỗi chúng ta, chắc hẳn ai cũng từng gặp phải tình trạng đau đầu ở các mức độ khác nhau. Tìm hiểu 8 loại đau đầu thường gặp và cách khắc phục với từng loại.

8 loại đau đầu
Có rất nhiều loại đau đầu mà chúng ta có thể gặp phải

Đau đầu là một trạng thái mà rất nhiều người gặp phải, theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới WHO thì có tới một nửa người trưởng thành đều phải trải qua ít nhất một cơn đau đầu trong mỗi năm.

Dù đôi khi, cơn đau đầu có thể khiến bạn suy nhược nhưng nếu được điều trị kịp thời bằng thuốc giảm đau thông thường thì chúng đều biến mất trong vòng vài giờ. Tuy nhiên, nếu đau đầu kéo dài và lặp lại thường xuyên thì có thể cảnh báo vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cần lưu tâm.

Các chuyên gia đã phân chia có tới hơn 150 chứng đau đầu khác nhau và được phân theo 2 loại:

  • Đau đầu nguyên phát: đau đầu không phải là hệ quả của một vấn đề sức khỏe khác
  • Đau đầu thứ phát: cơn đau đầu bắt nguồn từ một bệnh khác trong cơ thể gây ra.

Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu các loại đau đầu phổ biến nhất, nguyên nhân và cách điều trị phòng ngừa hiệu quả.

1. Chứng đau nửa đầu

8 loại đau đầu
Đau nửa đầu kèm theo cảm giác nhói ở một bên đầu

Đau nửa đầu là những cơn đau nhói dữ dội ở một bên đầu, kèm theo nhạy cảm hơn với ánh sáng, âm thanh và mùi. Ngoài ra, người bệnh ó thể xuất hiện tình trạng buồn nôn và nôn.

Có khoảng 25% người bị đau nửa đầu cảm thấy hoa mắt, choáng váng trước khi cơn đau bắt đầu. Đây là những rối loạn thị giác và giác quan kéo dài 5 – 60 phút. Các triệu chứng gồm:

  • Nhìn thấy đường ngoằn ngoèo, đốm hoặc đèn nhấp nháy
  • Mất một phần thị lực
  • Yếu cơ
  • Khó nói hoặc không diễn đạt

Lưu ý: Các triệu chứng hoa mắt cũng giống triệu chứng đột quỵ hoặc viêm màng não. Vì thế, khi đồng thời có các dấu hiệu này thì bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Đau nửa đầu có xu hướng tái phát và mỗi cơn có thể kéo dài từ vài giờ tới vài ngày. Đối với nhiều người, đau nửa đàu có thể trở thành bệnh mãn tính và kéo dài suốt đời.

Các chuyên gia y tế không hiểu được chính xác nguyên nhân của chứng đau nửa đầu. Tuy nhiên, bệnh thường di truyền trong gia đình và phổ biến hơn ở những người mắc một số bệnh từ trước như trầm cảm và động kinh.

Cách điều trị

Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, tần suất xảy ra và có kèm tình trạng buồn nôn và nôn không.

Một số lựa chọn điều trị gồm:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen, naproxen, aspirin hoặc acetaminophen.
  • Triptans như sumatriptan
  • Thuốc chống nôn như metoclopramide để kiểm soát buồn nôn và nôn

Bạn cũng có thể giảm loại đau đầu này bằng một số cách sau:

  • Nghỉ ngơi trong phòng rộng rãi, yên tĩnh với ánh đèn dịu
  • Chườm mát lên trán
  • Uống đủ nước

Người bị chứng đau nửa đầu mãn tính nên nói chuyện với bác sĩ về một số phương pháp điều trị dự phòng.

Chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể chẩn đoán chứng đau nửa đầu mãn tính nếu người bệnh xuất hiện đợt đau đầu trên 15 ngày mỗi tháng hoặc triệu chứng xảy ra ít nhất 8 ngày/tháng trong 3 tháng mỗi năm.

2. Đau đầu căng thẳng

8 loại đau đầu
Đau đầu căng thẳng xuất hiện ở cả hai bên đầu

Đau đầu căng thẳng ảnh hưởng đến hầu hết mọi người trong một thời điểm nào đó. Chúng biểu hiện tương tự như cơn đau âm ỉ, liên tục ở hai bên đầu. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Đau ở mặt, đầu, cổ và vai
  • Áp lực cao ở phía sau mắt
  • Nhạy cảm hơn với ánh sáng và âm thanh

Cơn đau đầu có thể kéo dài từ 30 phút cho tới vài giờ. Nguyên nhân gây đau đầu căng thẳng vẫn chưa rõ ràng nhưng gặp phải lo lắng, trầm cảm có thể là lý do chính. Một số yếu tố kích hoạt như sau:

  • Tiếng ồn lớn
  • Không tập thể dục thường xuyên
  • Không ngủ đủ giấc
  • Ngồi sai tư thế
  • Bỏ bữa

Cách khắc phục

Thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen, acetaminophen và asprin, thường rất hiệu quả trong việc giảm đau. Những người bị đau đầu hơn 15 ngày mỗi tháng trong hơn 90 ngày thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Thay đổi lối sống và một số phương pháp điều trị có thể giúp ngăn ngừa đau đầu do căng thẳng. Cụ thể:

  • Ngủ đủ giấc
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Cải thiện tư thế ngồi và đứng
  • Kiểm tra thị lực
  • Quản lý tình trạng lo âu, căng thẳng hoặc trầm cảm
  • Châm cứu

3. Đau đầu theo chùm

8 loại đau đầu
Đau đầu theo chùm thường gặp ở nam nhiều hơn nữ

Đau đầu cụm là những cơn đau đầu dữ dội và tái phát, thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Thường các cơn đau nhói, dữ dội ở phía sau hoặc xung quanh một bên mắt.

Các triệu chứng khác gồm:

  • Chảy nước mắt
  • Mí mắt sưng
  • Nghẹt mũi hoặc sổ mũi
  • Nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh
  • Bồn chồn hoặc kích động

Nhức đầu chùm thường xảy ra đột ngột, không báo trước và kéo dài từ 15 phút tới 3 giờ. Người bệnh có thể xuất hiện 8 cơn đau đầu mỗi ngày. Cơn đau đầu có xu hướng xảy ra hàng ngày và có thể tồn tại hàng tuần hoặc hàng tháng. Bệnh có xu hướng bắt đầu vào những thời điểm cố định, thường là vài giờ sau khi ngủ.

Cách khắc phục

Điều trị đau đầu cụm cần phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tần suất các cơn đau, bao gồm:

  • Liệu pháp oxy
  • Sumatriptan
  • Verapamil
  • Steoid
  • Melatonin
  • Liti

Kích thích não sâu và kích thích dây thần kinh phế vị cũng cho thấy có tiềm năng trong điều trị đau đầu chùm không đáp ứng với thuốc.

4. Nhức đầu do gắng sức

8 loại đau đầu
Tập thể thao quá mức có thể gây đau đầu

Nhức đầu gắng sức thường do các tác nhân sau:

  • Đang chạy
  • Nhảy
  • Tập cử tạ
  • Quan hệ tình dục
  • Do ho hoặc hắt hơi

Cơn đau đầu này thường rất ngắn nhưng đôi khi có thể kéo dài tới 2 ngày. Chúng biểu hiện như một cơn đau nhói khắp đầu và phổ biến hơn ở những người có tiền sử gia đình bị đau nửa đầu.

Cách khắc phục:

  • Sử dụng thuốc giảm đau OTC
  • Sử dụng thuốc chẹn beta, như propanolol
  • Indomethacin

Đôi khi đau đầu do gắng sức có thể do vấn đề tim mạch gây ra. Vì thế, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm để kiểm tra sức khỏe tim mạch và mạch máu não của người bệnh.

5. Nhức đầu do lạm dụng thuốc

8 loại đau đầu
Một số loại thuốc sử dụng kéo dài có thể gây đau đau như 1 tác dụng phụ

Nhức đầu do lạm dụng thuốc là loại đau đầu thứ phát khá phổ biến. Đây là tình trạng đau đầu thường xuyên với triệu chứng tương tự như đau nửa đầu hoặc đau đầu căng thẳng.

Những cơn đau đầu này ban đầu đáp ứng với thuốc giảm đau nhưng sau đó lại tái phát.

Bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng này nếu người bệnh mắc chứng rối loạn đau đầu và dùng thuốc giảm đau ít nhất 15 ngày trong 1 tháng.

Các loại thuốc có thể gây ra đau đầu khi sử dụng kéo dài như:

  • Thuốc phiện
  • Acetaminophen
  • Triptan, như sumatriptan
  • NSAID như aspirin và ibuprofen

Cách khắc phục:

Cách khắc phục duy nhất với tình trạng này là ngừng sử dụng thuốc có thể gây tác dụng phụ là đau đầu. Tuy nhiên, bạn nên dừng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Họ sẽ giúp bệnh nhân đưa ra đơn thuốc khác để giảm bớt triệu chứng.

Sau khi dừng thuốc, người bệnh có thể gặp phải tình trạng:

  • Đau đầu tăng nặng hơn
  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Tăng nhịp tim
  • Huyết áp thấp
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Bồn chồn, lo lắng và hồi hộp

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc như thuốc chống nôn nhằm kiểm soát buôn nôn và nôn mửa. Các triệu chứng thường kéo dài trong 2 – 10 ngày nhưng có thể tồn tại tới 4 tuần.

6. Đau đầu do viêm xoang

8 loại đau đầu
Viêm xoang kéo dài gây đau nhức đầu thì cần đi khám bác sĩ

Nhức đầu do viêm xoang lý do thường là bị nhiễm trùng hoặc dị ứng. Các triệu chứng sẽ bao gồm đau âm ỉ, đau nhói quanh mắt, má và trán. Cơn đau sẽ trầm trọng hơn khi vận động hoặc gắng sức và đôi khi có thể lan tới răng và hàm.

Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Áp lực hoặc đau mặt
  • Giảm khứu giác
  • Chảy nước mũi
  • Nghẹt mũi
  • Sốt
  • Mệt mỏi
  • Đau tai
  • Hôi miệng
  • Ho
  • Đau răng

Cách khắc phục:

Viêm xoang thường tự khỏi trong 2 – 3 tuần. Các lựa chọn điều trị bao gồm:

  • Uống nhiều nước
  • Sử dụng thuốc giảm đau OTC
  • Thuốc thông mũi
  • Thuốc xịt mũi nước muối
  • Thuốc kháng histamin
  • Thuốc xịt mũi steroid, có sẵn theo toa
  • Kháng sinh nếu viêm xoang là nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu các triệu chứng không cải thiện trong vòng một tuần hoặc trở nên nghiêm trọng hơn.

7. Đau đầu có liên quan tới caffein

Tiêu thụ lượng lớn caffein mỗi ngày – hơn 400mg, khoảng 4 tách cà phê mỗi ngày – có thể dẫn tới đau đầu.

Người tiêu thụ hơn 200mg caffein mỗi ngày trong hơn 2 tuần, cai nghiện có thể dẫn tới đau đầu giống như chứng đau nửa đầu. Cơn nhức đầu thường phát triển từ 12 – 24 giờ sau khi dừng đột ngột. Cơn đau đầu dữ dội nhất vào 20 – 51 giờ sau và có thể kéo dài 2 – 9 ngày.

Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Không tập trung
  • Buồn nôn
  • Khó chịu

Tác dụng của caffein đối với từng người sẽ khác nhau nhưng việc giảm lượng tiêu thụ sẽ giúp giảm nguy cơ đau đầu. Hạn chế tiêu thụ caffein sẽ giúp ích cho người bị chứng đau nửa đầu mãn tính.

8. Đau đầu do uống bia rượu

8 loại đau đầu
Uống quá nhiều bia rượu có thể dẫn tới đau đầu vào ngày hôm sau

Uống quá nhiều bia rượu có thể dẫn tới cơn đau đầu dữ dội vào ngày hôm sau hoặc hôm sau nữa. Các cơn đau đầu xảy ra ở cả hai bên đầu và trầm trọng hơn khi cử động.

Người bị đau đầu do uống nhiều bia rượu cũng có thể kèm theo buồn nôn và nhạy cảm với ánh sáng.

Cách khắc phục

Không có phương pháp điều trị cho chứng đau đầu do uống bia rượu nhưng có thể giúp giảm đau bằng cách uống nhiều nước và ăn đồ ăn ngọt. Sử dụng thuốc giảm đau có thể giúp giảm hoặc hết đau đầu.

Triệu chứng nôn nao, đau đầu sau khi uống rượu bia sẽ biến mất trong vòng 72 giờ.

Một số cách giảm nguy cơ đau đầu do bia rượu gồm:

  • Uống ở mức độ vừa phải
  • Không uống rượu bia khi bụng đói
  • Uống nước xen kẽ giữa lúc uống đồ uống có cồn

Sử dụng thuốc Hoạt Huyết Đông y khi xuất hiện cơn đau đầu

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới các cơn đau đầu, tuy nhiên một vấn đề nhiều người gặp phải mà không được các chuyên gia chú ý tới chính là thiếu máu lên não. Do máu trong cơ thể lưu thông kém dẫn tới tình trạng đau đầu kéo dài và tái phát thường xuyên.

Chính vì thế, bên cạnh sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể tham khảo sử dụng thuốc hoạt huyết Đông y. Thuốc có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết nên giúp cải thiện máu lưu thông lên não hỗ trợ giảm đau đầu vô cùng hiệu quả.

Hiện bài thuốc hoạt huyết hiệu quả vượt trội đã được chuyển giao cho nhà máy Dược Phẩm Nhất Nhất chuẩn GMP-WHO sản xuất dưới dạng viên nén tiện dụng, tiêu biểu chính là Hoạt Huyết Nhất Nhất. Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Đào Tâm