Nguyên nhân gây ra tình trạng dị ứng rượu và cách khắc phục

Dị ứng rượu là tình trạng khá hiếm gặp tuy nhiên sẽ gây ra một loạn phản ứng khó chịu sau khi uống rượu. Nhận biết dấu hiệu dị ứng rượu và cách xử lý kịp thời.

dị ứng rượu
Dị ứng rượu gây ra phản ứng vô cùng khó chịu sau khi uống

Dị ứng rượu là gì?

Dị ứng rượu là khi cơ thể bạn phản ứng khi uống rượu như thể đây là một yếu tốt ngoại lai có hại cho cơ thể và sản sinh ra các kháng thể để chống lại chúng. Đây là phản ứng dị ứng.

Dị ứng rượu khá hiếm gặp nhưng nếu ai gặp phải thì chỉ cần uống một chút rượu vang hay một ngụm bia cũng gây ra tình trạng da đỏ bừng hoặc nghẹt mũi.

Thực tế người có phản ứng dị ứng khi uống rượu không phải là cơ thể bị dị ứng mà đây là hiện tượng không dung nạp rượu bia. Đây là những người không có một trong những enzyme có hoạt động cần thiết để tiêu hóa rượu trong cơ thể, đó là các enzyme alcohol dehydrogenase (ADH) hoặc aldehyde dehydrogenase (ALDH).

Trong đó aldehydede dehygrogenase (ALDH2) là một loại enzyme mà cơ thể sẽ biến rượu thành axit axetic – một thành phần của giấm, trong gan của bạn. Một số người có biến thể trong gen mã hóa ALDH2, phổ biến ở người châu Á. Nếu có sẽ khiến cơ thể sản xuất enzyme ALDH2 ít hoạt động khiến việc tiêu hóa rượu không đúng cách.

Dấu hiệu bị dị ứng rượu

dị ứng rượu
Không dung nạp rượu gây ra nhiều triệu chứng ngứa phát ban đỏ sau khi uống

Một số triệu chứng của dị ứng rượu thường nghiêm trọng hơn tình trạng không dung nạp rượu gồm:

  • Phát ban
  • Khó thở
  • Co thắt dạ dày
  • Sốc phản vệ, đây là một phản ứng khá nguy hiểm gồm mạch đập nhanh, yếu, buồn nôn và nôn mửa. Khi đó cần phải đưa người dị ứng đi cấp cứu khẩn cấp.

Đối với người gặp phải tình trạng không dung nạp rượu sẽ dễ gặp phải

  • Đỏ ửng mặt
  • Da đỏ, ngứa phát ban
  • Người bị hen suyễn sẽ thấy bệnh tệ hơn
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
  • Tụt huyết áp
  • Đau đầu
  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Tiêu chảy
  • Chóng mặt hoa mắt
  • Nghẹt mũi

Các chất gây dị ứng thường có trong đồ uống có cồn

Thông thường rượu bia làm từ hỗn hợp ngũ cốc, hóa chất và chất bảo quản mà cơ thể có thể tiêu hóa được. Nếu cơ thể bạn không thể xử lý tốt sẽ gây ra phản ứng.

Một số thành phần gây dị ứng thường gặp trong rượu bia gồm:

  • Lúa mạch
  • Protein trong trứng (thường có trong rượu vang)
  • Gluten
  • Quả nho
  • Histamine
  • Hoa bia
  • Lúa mạch đen
  • Sodium metabisulfite
  • Solfites
  • Lúa mì
  • Men

Rượu vang đỏ cũng có nhiều khả năng gây ra phản ứng dị ứng hơn các loại đồ uống khác. Bia và rượu cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng vì đều làm tự bốn chất gây dị ứng phổ biến như: men, hoa bia, lúa mạch và lúa mì.

Dị ứng rượu có nguy hiểm không?

dị ứng rượu
Phản ứng dị ứng rượu nhẹ thường không cần đi khám

Dị ứng rượu nhẹ hoặc bị không dung nạp rượu thể nhẹ thì không cần tới khám bác sĩ. Đây là phản ứng thông thường và chỉ cần tránh uống rượu, hạn chế uống ít nhất có thể đồ uống có cồn trong các dịp lễ Tết hội họp.

Tuy nhiên, nếu bạn có phản ứng nghiêm trọng hoặc gặp cơn đau bụng dữ dội thì nên đi khám bác sĩ. Ngoài ra, nếu các triệu chứng của bạn liên quan tới phản ứng dị ứng hoặc các loại thuốc bạn đang dùng thì bạn cần tới gặp bác sĩ.

Chẩn đoán phản ứng dị ứng rượu

Nếu nghi ngờ bạn bị dị ứng rượu thì hãy nói với bác sĩ. Bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn một số câu hỏi:

  • Hỏi về lịch sử gia đình: Cũng như các chứng dị ứng khác, không dung nạp rượu có thể di truyền trong các thế hệ gia đình. Bác sĩ sẽ hỏi bạn có người thân nào khác gặp vấn đề tương tự khi họ uống rượu hay không.
  • Hỏi bạn về các triệu chứng của bạn.
  • Kiểm tra tổng quan sức khỏe
  • Làm xét nghiệm trên da: cho thấy bạn có dị ứng với một thành phần trong đồ uống có cồn hay không. Bạn sẽ bị châm chích trên da với một chút chất gây dị ứng. Nếu bị dị ứng rượu thì da sẽ bị nổi mẩn đỏ đó.
  • Thực hiện xét nghiệm máu.

Bác sĩ sẽ khuyên bạn nên ngừng uống tất cả các loại đồ uống có cồn trong một thời gian sau đó. Sau khoảng thời gian này, bạn có thể thử một trong các loại đồ uống trong một thời điểm nhất định. Nếu cơ thể phản ứng cụ thể với đồ uống nào thì bạn sẽ biết loại nào gây ra dị ứng.

Cách xử lý và phòng ngừa dị ứng rượu

dị ứng rượu
Nên tránh uống rượu và đồ uống có cồn nếu cơ địa dị ứng rượu

Tránh uống rượu là cách chắc chắn nhất để ngừa các phản ứng dị ứng rượu hay không dung nạp rượu.

Tuy nhiên, đối với những người lần đầu uống rượu bia hoặc các đồ uống có cồn khác nếu có triệu chứng dị ứng sau khi uống thì có thể xử lý tại nhà mà không cần đi bệnh viện. Trừ khi xuất hiện phản ứng sốc phản vệ thì sẽ cần điều trị bằng cách:

  • Cho người bệnh nằm xuống.
  • Hãy tiêm andrenaline nếu có thể.
  • Gọi ngay cấp cứu.

Đối với người có tiền sử dị ứng, hãy nhớ mang theo thuốc chống dị ứng mọi lúc mọi nơi và thông báo với người thân và bạn bé để biết bạn bị dị ứng để có thể xử trí sớm.

Đào Tâm