Những điều cần làm để con không ốm mùa tựu trường

Trẻ mới nhập học thường hay bị ốm, với các tình trạng như sốt, ho, viêm họng… khiến không ít phụ huynh lo lắng. Chỉ dẫn một số biện pháp giúp con không ốm hoặc ít bị ốm mùa tựu trường.

trẻ con không bị ốm
Để con không ốm mùa tựu trường, cần phải biết cách

Tại sao mùa tựu trường, trẻ hay ốm?

Mùa tựu trường vào tháng 8, tháng 9, ở miền Bắc là thời điểm chuyển giao từ mùa hè sang mùa thu, ở miền Nam là mùa mưa. Thời tiết thay đổi thất thường, mưa nhiều khiến độ ẩm cao, virus, vi khuẩn sinh sôi nhiều hơn nên dễ nhiễm bệnh.

Hơn nữa, trẻ chuyển từ môi trường ở nhà đến lớp học, tiếp xúc với nhiều người nên cũng dễ nhiễm bệnh. Cộng thêm sức đề kháng của trẻ còn non yếu, nên dễ lây chéo nhau. Với những trẻ sức đề kháng kém thì không chỉ dễ mắc bệnh mà bệnh còn lâu khỏi, tái phát nhiều lần, dai dẳng, gây ảnh hưởng lớn đến việc học tập và sinh hoạt của trẻ.

Những bệnh mà trẻ nhỏ dễ gặp trong mùa tựu trường là cảm lạnh, cúm, Covid-19, tay chân miệng, sốt xuất huyết

trẻ con không bị ốm
Mùa tựu trường là thời điểm trẻ thường bị ốm

Vậy, làm thế nào để con không bị ốm?

Theo các bác sĩ chuyên khoa Nhi, “chìa khóa” giúp trẻ khỏe mạnh nằm ở hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch khỏe sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa và chống chọi lại những tác nhân gây bệnh. Hệ miễn dịch khỏe cũng sẽ giúp trẻ sớm hồi phục sau khi bị bệnh.

Hệ miễn dịch là một hệ thống được tạo thành từ mạng lưới các tế bào đặc biệt, nằm rải rác khắp cơ thể:

  • Màng nhầy mũi họng
  • Amidan
  • Mạch bạch huyết
  • Hạch bạch huyết
  • Tuyến ức
  • Da
  • Lá lách
  • Tủy xương

Việc phân bố rải rác khắp cơ thể giúp hệ miễn dịch hình thành, duy trì hoạt động nhằm bảo vệ cơ thể và tạo ra kháng thể chống lại tác nhân gây hại. Tuy nhiên, có rất nhiều vấn đề ảnh hưởng làm suy yếu hệ miễn dịch như chế độ ăn uống kém, môi trường ô nhiễm… Hệ miễn dịch suy yếu sẽ khiến các tác nhân bên ngoài dễ dàng xâm nhập và gây bệnh, khiến bệnh dai dẳng, dễ tái phát.

trẻ con không bị ốm
Hệ miễn dịch khỏe sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, chống lại virus, vi khuẩn

Làm sao để tăng hệ miễn dịch giúp con luôn khỏe?

1. Bảo vệ mũi họng

Vì hệ thống miễn dịch nằm rải rác khắp cơ thể, tuyến phòng thủ đầu tiên chính là màng nhầy mũi họng và amidan, nên bảo vệ mũi họng là việc quan trọng nhất cần lưu ý.

Để bảo vệ mũi họng cho bé, cha mẹ nên dạy bé đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường, khi đến chỗ đông người. Ngoài việc đeo khẩu trang, vệ sinh đường hô hấp trên bằng cách xịt mũi, súc họng sẽ giúp hạn chế tối đa virus từ mũi, họng xuống phổi.

Dung dịch để vệ sinh mũi là nước muối sinh lý. Có thể sử dụng bình xịt vệ sinh mũi dạng tia phun sương có chứa muối và nước khoáng để làm sạch mũi và sát khuẩn.

Nên súc họng bằng nước muối sinh lý (hoặc nước muối loãng tự pha chế), để sát khuẩn miệng họng. Cách súc họng là ngửa cổ ra sau, để nước muối tiếp xúc với vùng họng, sau đó súc nhẹ tạo nên tiếng “khò khò khò”.

Công thức tự pha nước muối sinh lý: 1 lít nước với 9g muối tinh khiết. Dung dịch sau khi pha nên dùng hết trong ngày, không để sang ngày hôm sau để tránh nhiễm khuẩn.

2. Giữ vệ sinh sạch sẽ

Da là hàng rào chắn giúp bảo vệ cơ thể tránh khỏi những tác nhân gây bệnh. Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ tắm gội sạch sẽ hàng ngày, lưu ý rửa tay nhiều lần trong ngày. Tốt nhất là nên tạo thành thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi xì mũi, hắt hơi, sau khi ở bên ngoài về nhà, sau khi vứt rác… Đồng thời, cần hạn chế đưa tay lên mắt mũi miệng, bỏ thói quen cắn móng tay.

trẻ con không bị ốm
Cần tạo cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên

3. Tích cực cho trẻ vận động

Trẻ nhỏ có nhu cầu vận động cao. Vận động không chỉ giúp giải phóng năng lượng mà còn giúp hệ hô hấp hoạt động hiệu quả hơn, quá trình trao đổi chất và đào thải chất độc qua mồ hôi cũng tốt hơn. Nhờ đó, hệ miễn dịch của trẻ cũng sẽ mạnh mẽ hơn.

Cha mẹ có thể khuyến khích trẻ chạy nhảy trong sân vườn, trong công viên, cùng gia đình đi tập thể dục hàng ngày thay vì ngồi xem điện thoại và tivi.

4. Đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc

Làm hết bài tập về nhà là việc quan trọng, nhưng ngủ đủ giấc còn quan trọng và cần thiết hơn nhiều. Bởi giấc ngủ cần thiết cho sức khỏe thể chất, tinh thần cũng như sự tăng trưởng và phát triển bình thường của trẻ. Ngủ đủ giấc còn tác động tích cực đến khả năng ghi nhớ, sự tập trung và hành vi của trẻ.

Thời gian ngủ với mỗi độ tuổi là khác nhau.

  • Trẻ sơ sinh đến 3 tháng: cần ngủ khoảng 16-18 tiếng
  • Trẻ trong độ tuổi mầm non: cần ngủ khoảng 10-12 tiếng
  • Trẻ trong độ tuổi tiểu học: cần ngủ khoảng 9-12 tiếng
  • Trẻ từ 12 tuổi trở lên: cần ngủ khoảng 7-11 tiếng

Để đảm bảo trẻ ngủ đủ giờ và ngủ ngon, cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen đi ngủ sớm và thức dậy đúng vào một giờ đã định. Cần giảm các kích thích gây ảnh hưởng đến giấc ngủ như: không cho trẻ xem tivi và điện thoại sát giờ đi ngủ, không nên quát mắng, dọa nạt trẻ trước khi ngủ, không nên cho trẻ ăn quá no, không mặc quần áo quá bó sát, chất liệu không tốt gây ngứa ngáy, khó chịu…

5. Bổ sung dinh dưỡng cân bằng cho trẻ

Việc cho trẻ ăn ngon không khó nhưng ít người quan tâm đến sự cân bằng dinh dưỡng trong chế độ ăn. Trẻ cần được bổ sung 4 nhóm dinh dưỡng gồm: chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất. Do vậy, bữa ăn của trẻ cần có đầy đủ cơm, thịt (cá), rau củ quả. Tránh cho trẻ ăn quá nhiều đồ ăn vặt ít dưỡng chất như bim bim, bánh kẹo…

trẻ con không bị ốm
Cần bổ sung cân bằng 4 nhóm chất dinh dưỡng

6. Bổ sung men vi sinh cho trẻ

Men vi sinh có chứa lợi khuẩn, giống như những vi khuẩn tốt trong đường ruột. Bổ sung men vi sinh giúp hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Hệ tiêu hóa khỏe sẽ giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh, bởi các nghiên cứu cho thấy có đến 70% mô miễn dịch nằm tại đường tiêu hóa.

7. Bổ sung kẽm cho trẻ nhỏ

Kẽm là một trong những vi chất quan trọng với sự tăng trưởng và miễn dịch của trẻ, nhưng cơ thể không thể sản xuất mà phải bổ sung thêm từ bên ngoài. Để bổ sung thêm kẽm, cha mẹ có thể cho trẻ dùng viên uống chứa kẽm (như Zinc Gluconate Nhất Nhất) hoặc ăn các thực phẩm giàu kẽm (như thịt bò, hàu, hạt bí, rau lá xanh đậm…).

8. Bổ sung tăng đề kháng Đông y cho trẻ

Đông y có bài thuốc tăng sức đề kháng hiệu quả với các vị dược liệu như Kinh giới, Sinh khương, Đảng sâm, Thục địa, Hoàng kỳ, Bạch truật, Đương quy, Quế vỏ, Xuyên khung, Cam thảo… Bài thuốc này nhằm bồi bổ khí huyết cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ giảm triệu chứng do cảm cúm.

Bài thuốc Tăng đề kháng Đông y hiện đã được chuyển giao công nghệ, sản xuất tại nhà máy dược phẩm hiện đại, tạo nên sản phẩm dạng viên nén tiện dụng. Cha mẹ có thể tham khảo để bổ sung, nhằm tăng cường sức đề kháng cho trẻ, để giúp con không ốm mùa tựu trường và những khi thay đổi thời tiết.

Vân Anh