Sự khác biệt giữa bệnh trĩ và giãn tĩnh mạch trực tràng

Bệnh trĩ và giãn tĩnh mạch trực tràng có một số triệu chứng tương đồng dễ gây nhầm lẫn. Phân biệt rõ bệnh trĩ và giãn tĩnh mạch trực tràng để điều trị đúng, ngăn ngừa biến chứng của bệnh.

Tìm hiểu thế nào là bệnh trĩ, thế nào là giãn tĩnh mạch trực tràng

Tìm hiểu thế nào là bệnh trĩ, thế nào là giãn tĩnh mạch trực tràng

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch bị sưng ở trực tràng, xung quanh hậu môn. Các búi trĩ có thể xuất hiện bên trong (trĩ nội), bên ngoài (trĩ ngoại) hoặc cả bên trong và bên ngoài (trĩ hỗn hợp). Triệu chứng điển hình của bệnh trĩ là đau đớn, ngứa ngáy và khó ngồi.

Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch bị sưng ở trực tràng, xung quanh hậu môn

Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch bị sưng ở trực tràng, xung quanh hậu môn

Giãn tĩnh mạch trực tràng là gì?

Giãn tĩnh mạch trực tràng là tình trạng các mạch máu bên trong trực tràng phình ra, đoạn khoảng vài cm cuối cùng của ruột già. Chúng phát triển từ dòng máu chảy ngược trong trực tràng do huyết áp tăng cao trong các tĩnh mạch dẫn máu từ hầu hết ruột đến gan. Huyết áp tăng cao trong các tĩnh mạch gọi là tăng áp lực tĩnh mạch cửa.

Hệ thống tĩnh mạch cửa dẫn máu từ dạ dày, ruột, tuyến tụy và lá lách vào gan thông qua tĩnh mạch cửa. Khi tĩnh mạch cửa bị tắc nghẽn thì lưu lượng máu qua tĩnh mạch cửa sẽ bị chậm lại, từ đó làm tăng áp lực trong toàn bộ hệ thống tĩnh mạch cửa. Cơ thể sẽ đáp ứng lại bằng cách cho máu lưu thông qua các tĩnh mạch khác, như tĩnh mạch trực tràng. Lưu lượng máu tăng thêm làm cho các tĩnh mạch này giãn ra và làm cho thành mạch máu căng giãn và yếu đi, từ đó làm máu thoát mạch qua các kẽ hở và gây xuất huyết.

Các triệu chứng của bệnh trĩ và giãn tĩnh mạch trực tràng

Triệu chứng của bệnh trĩ

Bệnh trĩ ngoại thường gây ngứa hậu môn, có một hoặc nhiều cục cứng và mềm gần hậu môn, đau hậu môn khi ngồi…

Bệnh trĩ nội thường không đau, nhưng gây chảy máu khi đi tiêu. Đôi khi búi trĩ có thể sa ra ngoài hậu môn.

Triệu chứng của giãn tĩnh mạch trực tràng

Tăng áp lực tĩnh mạch cửa gây giãn tĩnh mạch trực tràng. Các triệu chứng của tăng áp lực tĩnh mạch cửa thường gồm:

  • Xuất huyết dạ dày
  • Cổ trướng (chất lỏng tích tụ trong bụng)
  • Đau thắt bụng
  • Đầy hơi
  • Hụt hơi

Có đến 38% trường hợp giãn tĩnh mạch trực tràng bị chảy máu. Chảy máu cần được cấp cứu kịp thời vì có thể dẫn đến tử vong.

Tăng áp lực tĩnh mạch cửa gây giãn tĩnh mạch trực tràng

Tăng áp lực tĩnh mạch cửa gây giãn tĩnh mạch trực tràng

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ và giãn tĩnh mạch trực tràng

Nguyên nhân gây ra 2 căn bệnh này hoàn toàn khác nhau.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ

Bệnh trĩ do áp lực gia tăng xung quanh hậu môn và trực tràng, không liên quan đến tăng áp lực tĩnh mạch cửa.

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh trĩ là:

  • Rặn khi đi vệ sinh
  • Ngồi một chỗ quá lâu
  • Táo bón mãn tính hoặc tiêu chảy
  • Thường xuyên ngồi xổm nâng vật nặng

Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch trực tràng

Nguyên nhân dẫn đến giãn tĩnh mạch trực tràng là do tăng áp lực tĩnh mạch cửa, chủ yếu do bệnh gan như xơ gan.

Xơ gan là tình trạng các mô gan bị tổn thương, gây suy giảm chức năng gan mãn tính, từ đó ảnh hưởng những tĩnh mạch vận chuyển máu đến gan – tĩnh mạch cửa, dẫn đến tình trạng tăng áp lực tĩnh mạch cửa.

Ai có nguy cơ mắc bệnh trĩ và giãn tĩnh mạch trực tràng?

Hầu hết những người bị giãn tĩnh mạch trực tràng đều bị xơ gan. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ giãn tĩnh mạch trực tràng ở những người bị xơ gan là từ 38 đến 56% .

Có khoảng 94% người bị tắc tĩnh mạch cửa ngoài gan có nguy cơ bị giãn tĩnh mạch trực tràng.

Tắc nghẽn tĩnh mạch cửa cũng thường xảy ra từ các cục máu đông, đôi khi là do khối u.

Những người dễ mắc bệnh trĩ nhất nằm trong các trường hợp sau:

  • Người thân trong gia đình mắc bệnh trĩ (di truyền)
  • Bị thừa cân, béo phì
  • Bị táo bón mãn tính hoặc tiêu chảy dài ngày
  • Làm công việc phải ngồi trong thời gian dài

Ngồi một chỗ quá lâu dễ mắc bệnh trĩ

Ngồi một chỗ quá lâu dễ mắc bệnh trĩ

Điều trị giãn tĩnh mạch trực tràng và bệnh trĩ

Giãn tĩnh mạch trực tràng và bệnh trĩ vì có nguyên nhân khác nhau nên cũng được điều trị khác biệt.

Điều trị giãn tĩnh mạch trực tràng

Giãn tĩnh mạch trực tràng thường có thể được điều trị bằng phẫu thuật nội soi. Để ngăn ngừa nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh.

Một số kỹ thuật có thể được sử dụng như:

  • Liệu pháp tiêm xơ nội soi: để thu nhỏ các mạch máu
  • Thuốc tiêm Cyanoacrylate: có tác dụng bịt kín các tĩnh mạch

Nếu các phương pháp này không hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật.

Điều trị bệnh trĩ

Người bệnh trĩ có thể tự điều trị tại nhà với các biện pháp sau:

  • Dùng thuốc giảm đau
  • Dùng thuốc giảm sưng và ngứa búi trĩ
  • Dùng thuốc làm mềm phân nếu bị táo bón
  • Tránh rặn khi đi tiêu
  • Tránh ngồi lâu khi đi vệ sinh
  • Ăn nhiều chất xơ hơn
  • Tăng cường vận động nhiều hơn
  • Dùng thuốc trĩ Đông y để cầm máu, giảm đau, co búi trĩ, bền vững thành mạch, ngăn ngừa bệnh tái phát

Khi nào nên đến bệnh viện?

Người bệnh nên đến gặp bác sĩ bất cứ khi nào bị chảy máu trực tràng, bất kể nguyên nhân là gì. Trong một số trường hợp, chảy máu trực tràng có thể là dấu hiệu của các tình trạng nghiêm trọng như ung thư ruột kết.

Điều trị bệnh trĩ ngay từ sớm sẽ giúp khỏi bệnh, ngăn ngừa biến chứng.

Với người bị bệnh gan (làm tăng nguy cơ mắc tăng áp lực tĩnh mạch cửa) thì nên điều trị bệnh gan ngay từ sớm, giúp phòng tránh giãn tĩnh mạch trực tràng và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Anh Nguyễn