Bệnh sởi là gì?
Sởi hay rubella, là một bệnh nhiễm trùng do virus của hệ hô hấp. Sởi là một bệnh rất dễ lây lan do tiếp xúc với chất nhầy và nước bọt nhiễm bệnh. Mỗi người bị nhiễm bệnh có thể giải phóng nhiễm trùng vào không khí khi ho hoặc hắt hơi.
Virus sởi có thể sống trong không khí khoảng vài giờ. Khi các hạt nhiễm bệnh xâm nhập vào không khí và lắng xuống thì bất kỳ ai ở gần cũng đều có thể bị nhiễm bệnh.
Uống cùng ly nước của người nhiễm bệnh hoặc dùng chung dụng cụ ăn uống sẽ tăng nguy cơ lây lan bệnh sởi.
Sởi là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ em. Trong số 114.900 ca tử vong toàn cầu liên quan tới bệnh sởi 2014, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã báo cáo rằng hầu hết nạn nhân đều dưới 5 tuổi.
Liên hệ với bác sĩ ngay khi bạn có dấu hiệu bệnh sởi. Nếu bạn chưa tiêm vắc xin sởi và bạn đã tiếp xúc với người bệnh hãy tiêm vắc xin trong vòng 72 giờ sau khi tiếp xúc để ngăn chặn lây bệnh. Ngoài ra bạn cũng có thể ngừa bệnh bằng một liều immunoglobulin trong 6 ngày tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh.
>> Xem thêm Cảnh báo từ WHO: Nguy cơ bùng phát dịch sởi trên toàn cầu
Triệu chứng của bệnh sởi
Các triệu chứng của bệnh sởi thường xuất hiện trong vòng 14 ngày sau khi tiếp xúc với virus. Các triệu chứng bao gồm:
- Ho
- Sốt
- Đỏ mắt
- Đau cơ
- Sổ mũi
- Viêm họng
- Đốm trắng trong miệng
Phát ban trên da lan rộng là dấu hiệu điển hình của bệnh sởi. Phát ban có thể kéo dài đến bảy ngày và thường xuất hiện trong vòng ba đến năm ngày đầu tiên liên tiếp tiếp xúc với virus.
Phát ban sởi xuất hiện dưới dạng ban đỏ, ngứa, thường phát triển trên đầu và từ từ lan sang các bộ phận khác trên cơ thể.
Đối tượng có nguy cơ mắc sởi
Số ca mắc sởi hiện nay đang gia tăng chủ yếu do trẻ em chưa được tiêm chủng đầy đủ. Một số cha mẹ chọn không tiêm vắc xin cho con vì sợ tác dụng phụ của vắc xin đối với trẻ. Tuy nhiên, bạn nên biết hầu hết người tiêm vắc xin sởi sẽ không gặp phải tác dụng phụ.
Trong một số trường hợp cực hiếm, vắc xin sởi có liên quan tới chứng động kinh, điếc, tổn thương não và hôn mê. Tuy nhiên, tác dụng phụ của vắc xin sởi xảy ra ít hơn 1 phần triệu liều vắc xin.
Một số cha mẹ tin rằng vắc xin sởi có thể gây ra bệnh tự kỷ ở trẻ em. Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng không có mối liên hệ nào giữa bệnh tự kỷ và tiêm chủng.
Với trẻ em có một chế độ ăn thiếu vitamin A cũng sẽ tăng nguy cơ bị sởi. Trẻ em có ít vitamin A trong chế độ ăn dễ bị nhiễm virus hơn.
>> Xem thêm Tổng hợp các trường hợp phản ứng quá mẫn với vắc xin
Cách chẩn đoán bệnh sởi
Bác sĩ có thể xác nhận bệnh sởi bằng cách kiểm tra các nốt phát ban trên da và kiểm tra các triệu chứng đặc trưng của bệnh sởi, như đốm trắng trong miệng, sốt, ho và đau họng.
Nếu họ không thể xác nhận chẩn đoán dựa trên quan sát, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu để kiểm tra có dương tính với virus sởi hay không?
Biện pháp điều trị bệnh sởi hiệu quả
Hiện nay không có thuốc đặc trị bệnh sởi. Virus và các triệu chứng bệnh sởi thường tự biến mất trong vòng hai đến ba tuần. Tuy nhiên bác sĩ sẽ yêu cầu bạn dùng:
- Acetaminophen để giảm đau và hạ sốt
- Nghỉ ngơi giúp tăng cường hệ miễn dịch
- Uống nhiều nước hoặc sữa ( 6 – 8 cốc nước/ngày)
- Dùng máy tạo độ ẩm để giảm ho và đau họng
- Bổ sung vitamin A
Biến chứng của bệnh sởi
Bệnh sởi rất nguy hiểm do có thể dẫn tới một số biến chứng đe dọa tới tính mạng như viêm phổi và viêm màng não. Ngoài ra có một số biến chứng bệnh sởi khác như:
- Viêm tai giữa
- Viêm phế quản
- Sảy thai hoặc sinh non
- Giảm tiểu cầu trong máu
- Mù mắt
- Tiêu chảy nặng
Bệnh sởi có nguy hiểm không?
Bệnh sởi có tỷ lệ tử vong ở trẻ em và người lớn thấp. Hầu hết người nhiễm bệnh đều hồi phục hoàn toàn. Nguy cơ biến chứng sẽ cao hơn ở trẻ em và người lớn có hệ miễn dịch yếu.
Bạn chỉ bị sởi một lần trong đời. Sau khi nhiễm sởi bạn sẽ có miễn dịch suốt đời với bệnh.
>> Xem thêm Hệ thống bảo vệ cơ thể theo lý thuyết miễn dịch hiện đại
Giải pháp phòng ngừa bệnh sởi
Cách phòng sởi duy nhất hiện nay chính là tiêm vắc xin ngừa sởi. Vắc xin MMR ba trong một có thể giúp ngừa sởi, quai bị và rubella.
Trẻ em tiêm mũi vắc xin MMR đầu tiên vào lúc 12 tháng hoặc sớm hơn nếu đi du lịch và tiêm bổ sung liều thứ 2 trong khoảng từ 4 đến 6 tuổi. Người lớn chưa tiêm vắc xin sởi cũng có thể tiêm chủng.
Nếu bạn hoặc người thân bị sởi thì hãy hạn chế tiếp xúc với người khác. Nên tránh tới các nơi công cộng, tránh tham gia các hoạt động xã hội để virus không lây nhiễm ra cộng đồng.