Viêm tủy răng là tình trạng bị viêm ở trong tủy của răng gây sưng đau ở quanh miệng. Nhận biết sớm các triệu chứng của viêm tủy răng để biết cách điều trị kịp thời.
Phần trong cùng của mỗi răng là một khoang được gọi là tủy răng. Tủy răng chứa máu, nguồn cung cấp dinh dưỡng và các dây thần kinh cho răng. Viêm tủy răng là tình trạng tủy răng bị viêm nhiễm gây đau đớn. Bệnh có thể xảy ra ở một hoặc nhiều răng và nguyên nhân là do vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng khiến cho chân răng bị sưng tấy.
Có hai dạng viêm tủy răng: có hồi phục và không hồi phục. Viêm tủy răng dạng hồi phục là trường hợp viêm nhẹ và tủy răng vẫn đủ khỏe mạnh để trở lại bình thường. Viêm tủy răng không hồi phục xảy ra khi tình trạng viêm và các triệu chứng khác như sưng đau và không thể cứu vãn được tủy răng.
Viêm tủy răng không hồi phục có thể gây ra nhiễm trùng gọi là áp xe quanh răng. Nhiễm trùng này phát triển ở chân răng, nơi chúng tạo ra một túi mủ. Nếu không được điều trị, nhiễm trùng do tủy răng có thể lan sang các bộ phận khác như xoang, hàm hoặc não.
Tìm hiểu các triệu chứng viêm tủy răng
Cả hai loại viêm tủy răng đều gây đau, mặc dù cơn đau do viêm tủy có thể hồi phục thường nhẹ hơn và chỉ xảy ra khi ăn. Cơn đau do viêm tủy răng không hồi phục nghiêm trọng hơn, xảy ra liên tục cả ngày lẫn đêm.
Các triệu chứng khác của cả hai dạng viêm tủy răng bao gồm:
- Viêm
- Nhạy cảm với thức ăn quá nóng và lạnh
- Nhạy cảm với thức ăn quá ngọt
Viêm tủy răng không hồi phục có thể bao gồm các triệu chứng nhiễm trùng bổ sung, chẳng hạn như:
- Sốt
- Sưng hạch bạch huyết
- Hơi thở hôi
- Mùi vị khó chịu trong miệng
Nguyên nhân gây ra viêm tủy răng
Ở hàm răng khỏe mạnh, các lớp men và ngà răng bảo vệ tủy răng khỏi bị nhiễm trùng. Viêm tủy răng xảy ra khi các lớp bảo vệ bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng, gây sưng tấy. Tủy răng dù bị viêm nhưng vẫn ở trong thành răng, do đó tình trạng sưng tấy gây ra áp lực, đau nhức cũng như nhiễm trùng.
Các lớp men và ngà răng có thể bị hư hại do một số điều kiện, bao gồm:
- Sâu răng hoặc gây mòn răng
- Chấn thương như va chạm vào răng
- Răng bị gãy làm lộ tủy răng
- Chấn thương liên tục do các vấn đề răng miệng như bị lệch hàm hoặc nghiến răng.
Yếu tố nguy cơ gây ra viêm tủy răng
Bất cứ điều gì làm tăng nguy cơ sâu răng như không đánh răng thường xuyên, kem đánh răng không chứa fluoride hoặc bị mắc một số bệnh lý như bệnh tiểu đường đều có nguy cơ viêm tủy răng.
Trẻ em và người lớn tuổi cũng sẽ có nguy cơ cao bị viêm tủy răng tuy nhiên phần lớn được quyết định bởi thói quen chăm sóc răng miệng và thói quen vệ sinh răng miệng.
Các thói quen trong lối sống cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm tủy răng như:
- Thói quen vệ sinh răng miệng kém, như không đánh răng sau bữa ăn và không đi khám răng định kỳ.
- Ăn một chế độ ăn nhiều đường, tiêu thụ thực phẩm và đồ uống thúc đẩy sâu răng như đồ ăn nhiều đường tinh chế.
- Mắc hội chứng nghiến răng mạn tính.
Phương pháp chẩn đoán viêm tủy răng
Viêm tủy răng thường được chẩn đoán bởi nha sĩ. Nha sĩ sẽ khám răng, có thể chụp X-quang để xác định mức độ viêm tủy răng.
Có thể sử dụng bài kiểm tra độ nhạy cảm để xem bạn có cảm thấy đau hoặc khó chịu khi răng tiếp xúc với các kích thích nóng, lạnh hoặc ngọt hay không. Mức độ và thời gian phản ứng với các kích thích có thể giúp nha sĩ quyết định xem tất cả hoặc chỉ một phần tủy răng có bị ảnh hưởng gì hay không.
Nha sĩ có thể sử dụng vòi răng, dùng một dụng cụ cùn – nhẹ để gõ nhẹ vào răng bị viêm tủy để xác định mức độ viêm.
Nha sĩ cũng có thể dùng máy thử tủy điện để phân tích mức độ tổn thương của tủy răng. Công cụ này cung cấp một điện tích cực nhỏ đến tủy răng. Nếu bạn có thể cảm nhận được điện tích này thì tủy răng được coi như bị viêm có thể hồi phục.
Điều trị viêm tủy răng như thế nào?
Các phương pháp điều trị khác nhau sẽ tùy thuộc vào tình trạng viêm tủy răng có hồi phục hay không.
Nếu bị viêm tủy răng có hồi phục thì điều trị nguyên nhân gây viêm sẽ giải quyết được các triệu chứng viêm tủy. Ví dụ nếu bị sâu răng, loại bỏ khu vực bị sâu và phục hồi bằng cách trám răng sẽ giúp giảm đau.
Nếu bị viêm tủy răng không hồi phục, nha sĩ có thể giới thiệu bạn đến gặp bác sĩ chuyên khoa, như bác sĩ nội nha. Rất có thể răng được chữa trị thông qua thủ thuật gọi là phẫu thuật cắt xung quanh. Đây là phần đầu tiên của ống tủy. Trong quá trình phẫu thuật diệt tủy, tủy răng sẽ được lấy ra nhưng phần của chiếc răng vẫn còn nguyên vẹn. Sau khi bị hủy tủy răng, vùng rỗng bên trong răng sẽ được sát trùng, trám bít lại.
Trong một số trường hợp, viêm tủy răng quá nặng có thể ảnh hưởng tới toàn bộ răng khiến bạn cần phải nhổ răng. Đây là phương án cuối cùng và bác sĩ chỉ khuyến nghị nếu như răng của bạn không thể cứu vãn được nữa.
Sau khi nhổ răng, hãy đi khám lại ngay khi nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
- Đau dữ dội
- Sưng ở bên trong và bên ngoài
- Cảm giác áp lực
- Tái phát hoặc vẫn tiếp tục xuất hiện các triệu chứng ban đầu
Cách phòng ngừa viêm tủy răng hiệu quả
Để phòng ngừa viêm tủy răng cũng như các bệnh răng miệng khác, mỗi người cần chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách và đi khám răng theo định kỳ. Trong chế độ ăn uống, hãy cố gắng cắt giảm hoặc loại bỏ đồ ngọt như bánh kẹo ngọt, nước ngọt có gas…
Nếu bạn bị chứng nghiến răng thì có thể sử dụng miếng bảo vệ răng để tránh khỏi tình trạng bị viêm tủy.
Đào Tâm