Niềng răng là thiết bị dùng để điều chỉnh răng mọc chen chúc, khấp khểnh, lệch răng. Tìm hiểu độ tuổi có thể niềng răng đẹp, phân loại niềng và cách chăm sóc răng sạch sẽ hiệu quả.
Niềng răng là gì?
Niềng răng là công cụ nha khoa giúp điều chỉnh các vấn đề về răng như răng khấp khểnh, răng hô hay răng móm. Nhiều người đeo niềng răng ngay khi còn ở tuổi thanh thiếu niên nhưng người trưởng thành cũng có thể niềng răng. Khi bạn đeo niềng, các mắc cài sẽ sắp xếp răng của bạn để răng có khớp cắn như bình thường. Một số người được niềng răng để điều chỉnh nụ cười.
Nếu bạn bị răng khấp khểnh hoặc khớp cắn lệch (răng hô, răng móm) thì có nhiều phương pháp điều trị có thể giúp làm thẳng răng, gồm niềng răng và sử dụng các dụng cụ tùy chỉnh tháo lắp hoặc cố định phủ bên ngoài răng giúp giữ chúng đúng vị trí.
Nên lựa chọn nha sĩ có kinh nghiệm và được đào tạo về chỉnh nha để làm niềng răng đẹp. Bạn có thể cần chụp ảnh răng, khuôn mặt, chụp X-quang khoang miệng và đầu để có thông tin chính xác để niềng răng.
Các loại niềng răng
Để niềng răng đẹp sẽ có rất nhiều loại, từ mắc cài kim loại, sứ đến niềng răng trong suốt. Nha sĩ sẽ tư vấn một loại phù hợp với tình trạng răng cũng như vấn đề tài chính của bạn:
- Mắc cài kim loại truyền thống: Các mắc cài truyền thống được làm bằng kim loại. Chúng bao gồm các giá đỡ được gắn vào mặt trước của răng hoặc dây đeo vừa vặn xung quanh mỗi răng. Một số mắc cài cũng bao gồm dây cao su hoặc dây buộc kim loại để liên kết giá đỡ với dây. Các dải này tạo ra nhiều áp lực lên răng để làm thẳng hàng và sắp xếp các răng.
- Niềng răng mắc cài sứ: Các khung mắc cài để niềng răng thay bằng vật liệu sứ đồng màu với răng nên không gây mất thẩm mỹ như mắc cài kim loại. Tuy nhiên sử dụng mắc cài sứ gây cồng kềnh và dễ hỏng hơn. Ngoài ra niềng răng loại này có thể kéo dài thời gian niềng lâu hơn mắc cài kim loại.
- Niềng răng mắc cài mặt trong: Các mắc cài được gắn vào mặt sau của răng, hướng vào trong lưỡi. Nếu niềng răng hô sẽ khó thấy hơn.
- Niềng răng trong suốt Invisalign: Đây là những khay nhựa trong suốt vừa khít với răng. Sử dụng chúng sẽ giúp tạo áp lực để di chuyển răng về vị trí chính xác giúp cho răng thẳng hàng. Bạn có thể tháo khay răng ra khi ăn uống, đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa. Tuy nhiên, cần giữ chúng trên răng ít nhất 22 giờ mỗi ngày để có thể phát huy tác dụng. Nha sĩ cũng có thể đặt các miếng gắn màu răng lên răng để giữ khay niềng răng đúng vị trí.
>> Xem thêm Giảm ê buốt răng hàm để thoái mái khi ăn uống
Cơ chế hoạt động của các bộ phận niềng răng
Niềng răng là cách tạo áp lực lên răng trong khoảng thời gian nhất định để di chuyển răng về vị trí cụ thể.
Chức năng của các bộ phận niềng răng:
- Giá đỡ hình vuông nhỏ ở mặt trước mỗi chiếc răng: Nha sĩ sử dụng một chất liên kết đặc biệt hoặc gắn chúng bằng dây đeo chỉnh nha khoa. Chúng tương tự như các tay cầm, giữ các dây cung di chuyển răng. Chúng được làm từ thép không gỉ, sứ hoặc nhựa.
- Dây đeo chỉnh nha: Là vật liệu bằng thép không gỉ, trong suốt hoặc có màu răng được gắn vào răng. Chúng quấn quanh mỗi chiếc răng để tạo điểm neo cho các giá đỡ. Dây đeo trong suốt hoặc có màu răng sẽ có tính thẩm mỹ cao hơn khi niềng nhưng cũng có giá cao hơn so với sử dụng thép không gỉ. Không phải ai niềng răng cũng cần dây đeo đôi khi chỉ cần khay niềng răng là đủ.
- Miếng đệm giữa răng: Miếng đệm này vừa khít giữa các răng để tạo khoảng trống nhỏ cho các dải chỉnh nha.
- Các dây vòm gắn vào các giá đỡ: Hoạt động như các rãnh để hướng dẫn sử di chuyển của răng. Dây vòm được làm bằng kim loại hoặc vật liệu trong suốt hay cùng màu răng.
- Một ống buccal trên dải của răng cuối cùng: Giữ cố định phần cuối của vị trí dây cung.
- Các dây cao su đàn hồi nhỏ: Được gọi là dây nối, để giữ các dây vòm vào giá đỡ.
- Các lò xo trên dây cung giữa các giá đỡ: Để đẩy, kéo, mở hoặc đóng các khoảng trông giữ các răng.
- Dây nhựa hoặc dây cao su gắn vào móc trên các giá đỡ: Chúng ở giữa răng trên và dưới theo cách khác nhau. Dây này giúp áp lực để dịch chuyển răng hàm trên phù hợp với răng hàm dưới.
Niềng răng kiểu mới có tính thẩm mỹ cao hơn so với niềng răng kim loại truyền thống. Khi có loại niềng răng mắc cài sứ hoặc sử dụng hàm trong suốt tháo rời. Tuy nhiên về hiệu quả giúp răng thẳng hàng của mỗi loại sẽ khác nhau. Bạn nên hỏi ý kiến nha sĩ để lựa chọn loại phù hợp.
Thời gian cần đeo niềng răng
Thời gian niềng răng đẹp cần thiết ở mỗi người sẽ khác nhau, đều phụ thuộc vào:
- Vấn đề răng mọc lệch nghiêm trong như thế nào
- Khoảng trống bên trong miệng
- Khoảng cách mà răng cần phải di chuyển
- Sức khỏe của răng, nướu và xương nâng đỡ
- Bạn đã tuân thủ hướng dẫn chặt chẽ như nào
Trung bình sau khi niềng răng đẹp, chúng ta cần đeo niềng liên tục từ 1 – 3 năm. Sau khi tháo niềng răng ra, bạn cần phải đeo thêm khí cụ duy trì liên tục trong 6 tháng đầu. Sau đó, bạn chỉ cần đeo chúng khi ngủ trong nhiều năm tiếp theo.
Điều chỉnh trong quá trình niềng răng
Bạn cần tái khám trong suốt quá trình niềng răng theo lịch hẹn. Bởi nha sĩ sẽ cần kiểm tra xem các khí cụ niềng răng có đang tạo ra áp lực ổn định lên răng hay không. Họ có thể cần chỉnh dây, lò xo hoặc dây cao su để tạo thêm lực căng và áp lực cho răng. Trong một số trường hợp, chỉ niềng răng đẹp nhưng không đủ khả năng tác động để làm thẳng răng hoặc dịch chuyển hàm. Khi đó, nha sĩ có thể để nghị bổ sung thêm phương pháp khác.
Niềng răng có đau không?
Ban đầu, bạn sẽ cảm thấy khá khó chịu khi phải đeo các mắc cài, khi chúng được điều chỉnh hoặc bắt đầu sử dụng dụng cụ mới.
Nếu bị đau, nha sĩ có thể kê thuốc giảm đau không kê đơn để giảm đau. Hãy nói với nha sĩ nếu như bạn cảm thấy cơn đau tăng lên sau khi chỉnh niềng răng. Họ sẽ thực hiện các điều chỉnh khác để che các vùng sắc nhọn trên mắc cài.
Niềng răng đôi khi có thể gây kích ứng nướu, sưng tấy. Tuy nhiên, đây không phải là phản ứng dị ứng và bạn nên theo dõi để báo lại cho nha sĩ sớm.
Chăm sóc răng miệng như thế nào khi đang niềng răng?
Niềng răng với các giá đỡ, dây, lò xo, dây cao su cùng các thiết bị khác có thể khiến cho thức ăn lưu lại và hình thành mảng bám trên răng nếu không được vệ sinh sạch sẽ. Hầu hết nha sĩ sẽ yêu cầu cần đánh răng sau khi ăn với kem đánh răng chứa fluor và loại bỏ vụn thức ăn mắc kẹt trong mắc cài.
Nha sĩ cũng có thể kê thêm một số loại nước súc miệng có chứa fluor để xâm nhập vào vị trí sâu trong miệng mà bàn chải đánh răng không làm sạch được.
Khi niềng răng, nên đánh răng bằng bàn chải mềm. Chải từ trên xuống rồi từ dưới lên từng răng có mắc cài. Đôi khi bạn cần sử dụng bàn chải đặc biệt để làm sạch các bộ phận niềng răng. Đánh răng từ trên xuống và sau đó từ dưới lên giữa hai mắc cài. Đánh theo mỗi hướng để làm sạch mắc cài răng trước khi chuyển sang khoảng trống tiếp theo.
Người niềng răng đẹp bằng khay trong suốt cũng nên vệ sinh khay răng hàng tuần. Bạn cần khử trùng bằng cách ngâm nó trong chất tẩy rửa răng giả như Polident, Efferdent,… Sau đó rửa sạch bằng nước sạch trước khi cho lại vào miệng.
Thực phẩm nên hạn chế khi niềng răng
Nên thận trọng khi lựa chọn đồ ăn trong thời gian niềng răng. Bởi việc làm vỡ một phần của niềng răng có thể ảnh hưởng tới vị trí cả hàm răng và ảnh hưởng tới thời gian đeo niềng. Bạn nên tránh ăn bất cứ vật gì cứng, dính hoặc dai, gồm:
- Đá lạnh
- Quả hạnh nhân
- Bắp rang bơ
- Kẹo cứng
- Kẹo cao su
- Kẹo dẻo
- Thực phẩm cứng hoặc khó cắn như táo hoặc bánh mì tròn
- Bắp ngô
- Bánh quy cứng
- Cà rốt
Độ tuổi niềng răng
Theo các chuyên gia, trẻ nhỏ ngay từ 7 tuổi đã cần đi khám răng để xem xét các vấn đề nhỏ về sự phát triển của hàm cũng như các răng mới mọc. Hầu hết trẻ nhỏ từ 9 – 14 tuổi có thể niềng răng đẹp để điều trị các vấn đề về răng. Nha sĩ khuyên bố mẹ nên niềng răng cho trẻ sớm để điều chỉnh răng và hàm chuẩn khớp cắn.
Quá trình cơ học sử dụng di chuyển răng bằng mắc cài giống nhau ở mọi lứa tuổi. Có thể nói niềng răng giúp cải thiển vẻ ngoài cho cả trẻ nhỏ và người lớn. Sự khác biệt là việc chỉnh sửa cho người trưởng thành có thể mất nhiều thời gian so với trẻ em. Các phương pháp điều trị cũng có thể mất nhiều thời gian hơn vì xương của người trưởng thành không còn phát triển.
Phải làm gì khi một phần của niềng răng bị đứt?
Niềng răng bị gãy, dây buộc lỏng hoặc dây bị nhô ra có thể gây ra vấn đề nhưng hiếm khi cần phải điều trị khẩn cấp. Bạn hãy gọi cho nha sĩ để đặt lịch khám để khắc phục vấn đề. Nếu bạn bị chấn thương trong miệng hoặc mặt thì cần trợ giúp ngay tức thì. Dưới đây là cách khắc phục một số vấn đề phổ biến khi niềng răng trước khi tới khám:
- Rơi giá đỡ răng: Bôi một miếng sáp chỉnh nha nhỏ để tạm thời gắn lại các giá đỡ lỏng lẻo ở niềng răng, hoặc đặt sáp lên giá đỡ để tạo lớp đệm giữa khung và nướu răng cũng như các mô mềm khác.
- Lỏng các dây rời: Các dây này cần được thay thế và kéo căng vào vị trí. Hãy giữ lại các dây niềng răng để đem tới cho nha sĩ.
- Dây bị nhô ra hoặc đứt: Hãy dùng đầu tẩy của bút chì để di chuyển dây sang một vị trí khác bớt khó chịu hơn. Nếu bạn không tự di chuyển nó ra ngoài, hay bôi lượng sáp nhỏ lên đầu phần dây nhô ra. Đừng cố cắt dây vì bạn có thể vô tình nuốt phải chúng. Nếu bị loét miệng do dây sắt chọc vào thì hãy súc miệng bằng nước ấm hoặc dùng nước ngậm răng miệng thảo dược.
- Các miếng đệm răng lỏng lẻo: Bạn cần phải tới nha sĩ để định vị lại hoặc thay thế nếu chúng trượt khỏi vị trí ban đầu.
Sau khi niềng răng sẽ như thế nào?
Sau khi niềng răng được tháo ra, bác sĩ sẽ làm sạch răng của bạn một cách kỹ lưỡng. Họ cũng sẽ chụp X-quang hàm răng và lấy dấu vết cắn để kiểm tra xem niềng răng đã có tác động đến răng của bạn như thế nào. Bác sĩ cũng muốn xem bạn đã mọc răng khôn chưa. Bởi nếu răng khôn bắt đầu mọc thì có thể tác động tới các răng vừa được điều chỉnh thẳng hàng nên cần chỉ định nhổ bỏ.
Nha sĩ cũng cần lắp thêm một mắc cài sau khi niềng răng. Bởi vì niềng răng tuy có thể giúp làm thẳng răng cho bạn thành công nhưng vị trí của răng vẫn chưa hoàn toàn ổn định cho tới khi xương, nướu và cơ thích ứng với thay đổi. Ngoài ra, sau một thời gian cố định thì răng có xu hướng di chuyển. Vì thế mà thời gian đeo mắc cài răng sẽ khác nhau ở mỗi người.
Chi phí niềng răng là bao nhiêu?
Niềng răng sẽ có chi phí khác nhau tùy thuộc vào mức độ, loại mắc cài đang được sử dụng và giá thành chung ở nơi bạn sống. Ở Hà Nội, chi phí niềng răng sẽ ở mức:
- Mắc cài kim loại: 25.000.000 – 35.000.000 VNĐ/ 2 hàm
- Mắc cài sứ: 38.000.000 – 50.000.000 VNĐ/ 2 hàm
- Sử dụng hàm Invisalign: 120.000.000 – 180.000.000 VNĐ/ 2 hàm
Bạn nên tham khảo giá thành niềng răng ở các bệnh viện và phòng khám nha khoa trước khi quyết định làm.
Đào Tâm