Mụn cóc là sự phát triển sần sùi trên da thường xuất hiện ở ngón tay hoặc bàn tay của bạn. Hình thức mụn cóc thường có màu chấm đen, có các mạch máu nhỏ, vón cục.
Mụn cóc thường là do virus gây ra và có khả năng lây khi chạm vào. Mụn cóc thường vô hại và tự biến mất tuy nhiên do ảnh hưởng tới vẻ ngoài nên nhiều người đã điều trị để loại bỏ mụn.
Triệu chứng của mụn cóc
Mụn cóc thông thường sẽ xuất hiện trên ngón tay hoặc bàn tay của bạn xuất hiện dưới dạng:
- Nốt nhỏ, sần sùi.
- Có màu thịt, trắng, hồng hoặc màu nâu.
- Có các đốm đen – đây là các mạch máu nhỏ trên da, vón cục.
Mụn cóc liệu có nguy hiểm?
Mụn cóc trở nên nguy hiểm và bạn cần phải tới gặp bác sĩ khi mà:
- Mụn cóc lan rộng và tăng trưởng trên da, mụn có hình dạng và màu sắc bất thường.
- Tuy đã điều trị mụn cóc nhưng mụn vẫn tồn tại, lan rộng hoặc tái phát.
- Sự tăng trường của mụn cóc gây khó chịu và ảnh hưởng tới các hoạt động thường ngày.
- Bạn không chắc rằng mụn trên da có phải là mụn cóc hay không.
- Bạn là người trưởng thành và nhiều mụn cóc xuất hiện có thể thấy hệ miễn dịch đang gặp trục trặc.
Nguyên nhân gây mụn cóc
Mụn cóc thông thường là do virus papilomavirus (HPV) ở người gây ra. Virus khá phổ biến và có hơn 150 loại nhưng chỉ có một vài nguyên nhân gây ra mụn cóc trên tay của bạn. Một số chủng virus HPV bị lây khi quan hệ tình dục. Tuy nhiên, hầu hết hình thức lây truyền là do tiếp xúc với mầm bệnh thông qua việc dùng chung đồ như khăn mặt, khăn tắm. Virus thường lây qua các vết thương trên da. Những ai cắn móng tay cũng sẽ khiến mụn cóc lan rộng trên đầu ngón tay và quanh móng tay của bạn.
Hệ miễn dịch của mỗi người phản ứng với virus HPV sẽ khác nhau. Do vậy không phải ai tiếp xúc với HPV cũng bị mụn cóc.
Nguy cơ mắc phải mụn cóc
Một số đối tượng dễ mắc mụn cóc chính là:
- Trẻ em và thiếu niên vì cơ thể của chúng có hệ miễn dịch yếu đối với virus.
- Những người có hệ miễn dịch yếu như người nhiễm HIV/AIDS hoặc những người đã cấy ghép nội tạng.
Giải pháp phòng ngừa mụn cóc
Để giảm nguy cơ nhiễm mụn cóc bạn nên:
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với mụn cóc kể cả mụn cóc của chính mình.
- Tránh dùng lại cắt móng tay, kìm cắt móng từng dùng ở phần bàn tay có mụn cóc ở phần da và móng khỏe mạnh.
- Tránh cắn móng tay của bạn. Mụn cóc xảy ra thường xuyên ở vùng da đã bị thương. Việc cắn móng tay khiến cho virus HPV dễ bị lan truyền.
- Tránh đánh rửa, cắt hoặc cạo những vùng da có mụn cóc. Nếu bạn phải cạo râu ưu tiên dùng dao cạo râu điện.
>> Xem thêm Tổng quan về bệnh viêm da cơ địa
Chẩn đoán và điều trị mụn cóc
Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ có thể chẩn đoán mụn cóc bằng cách:
- Kiểm tra mụn cóc.
- Cạo lớp da trên cùng của mụn cóc để kiểm tra các điểm tối, các chấm, các mạch máu vón cục.
- Sinh khiết lớp da của mụn cóc và gửi tới phòng thí nghiệm phân tích để loại trừ khả năng lan rộng mụn trên da.
Hầu hết các loại mụn cóc đều biến mất mà không cần điều trị mặc dù có thể xuất hiện sau một đến hai năm sau. Một số người điều trị mụn cóc tại bệnh viện do trị mụn cóc tại nhà có thể không hiệu quả và mụn cóc gây khó chịu, lây lan.
Mục tiêu của điều trị mụn cóc là tiêu diệt mụn và kích thích hệ miễn dịch phản ứng để chống lại virus. Điều trị mụn cóc có thể mất vài tuần hoặc vài tháng. Ngay cả khi điều trị, mụn cóc có xu hướng tái phát hoặc lan rộng. Các bác sĩ thường bắt đầu với phương pháp không gây đau đặc biệt là khi điều trị cho trẻ nhỏ.
>> Xem thêm Ung thư da: Nguyên nhân, đối tượng và giải pháp điều trị
Bác sĩ của bạn có thể dựa vào vị trí mụn, triệu chứng của bạn để có các phương pháp tiếp cận khác nhau. Những phương pháp này đôi khi sử dụng kết hợp với phương pháp điều trị tại nhà như axit salicylic:
- Thuốc bôi axit salicylic: Thuốc trị mụn cóc chứa axit salicylic hoạt động bằng cách loại bỏ từng lớp mụn cóc. Các nghiên cứu cho thấy axit salicylic hiệu quả hơn khi kết hợp với giải pháp đông lạnh.
- Liệu pháp đông lạnh: Bác sĩ sẽ dùng khí ni-tơ lỏng trên mụn cóc để gây tê ở dưới và xung quanh mụn cóc của bạn. Sau đó, các mô chết bong ra trong vòng một tuần hoặc lâu hơn. Phương pháp này cũng có thể kích thích hệ miễn dịch của bạn để chống lại mụn cóc do virus.
Tác dụng phụ của liệu pháp đông lạnh bao gồm đau, phồng rộp và đổi màu da ở vùng da được điều trị. Phương pháp này có thể gây đau nên thường không dùng để điều trị cho trẻ.
- Một số loại axit khác: Nếu axit salicylic và liệu pháp đông lạnh không hoạt động, bác sĩ có thể dùng axit trichloroacetic. Với phương pháp này, đầu tiên bác sĩ sẽ cạo bề mặt của mụn cóc rồi bôi loại axit này bằng tăm. Quá trình điều trị này cần lặp lại mỗi tuần hoặc lâu hơn. Tác dụng phụ của phương pháp này là hơi đau và châm chích.
- Tiểu phẫu: Bác sĩ có thể cắt bỏ các mô khó chịu. Tiểu phẫu có thể để lại sẹo ở vùng được điều trị.
- Dùng tia laser: Điều trị bằng laser đốt cháy các mạch máu nhỏ. Các mô nhiễm bệnh cuối cùng bị chết khiến mụn cóc rời ra. Phương pháp này có thể gây đau và sẹo.
- Dùng băng keo: Cắt băng keo dán lên mụn trong sáu ngày. Sau đó gỡ băng keo rồi ngâm phần da mụn trong nước và nhẹ nhàng loại bỏ các mô chết bằng đá mài hoặc dụng cụ dũa móng tay. Để mụn cóc ở trạng thái bình thường trong 12 giờ sau đó lặp lại quá trình cho đến khi mụn cóc hết.