Viêm da tiết bã nhờn – Nguyên nhân gây ra gàu có thể bạn chưa biết

Nổi mẩn đỏ, ngứa trên da đầu có vảy bong tróc có thể gây ra viêm da tiết bã hoặc bã nhờn. Đây là bệnh da phổ biến tương tự bệnh vẩy nến, chàm eczema hoặc bệnh dị ứng. Bệnh viêm da tiết bã nhờn có thể xuất hiện trên da đầu và cơ thể của bạn.

Vì sao bị viêm da tiết bã nhờn?

Nguyên nhân chính xác gây ra viêm da tiết bã nhờn chưa rõ ràng. Theo các chuyên gia đây là sự kết hợp của nhiều nguyên nhân như:

  • Cọ sát
  • Gen di truyền
  • Men trên da
  • Sử dụng thuốc
  • Thời tiết khô hanh
viêm da tiết bã nhờn
Thời tiết hanh khô khiến tình trạng viêm da tiết bã nhờn dễ bùng phát

Viêm da tiết bã nhờn không phải do bị dị ứng hoặc ô nhiễm. Trẻ sơ sinh và người ở độ tuổi từ 30 – 60 dễ bị viêm da tiết bã nhờn. Thường bệnh phổ biến ở nam giới hơn nữ giới và những người có làn da dầu.

Bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh nếu đang bị:

  • Mụn trứng cá
  • HIV/AIDS
  • Nghiện rượu
  • Căng thẳng – Stress
  • Rối loạn ăn uống
  • Bệnh động kinh
  • Đau tim
  • Bệnh Parkinson
  • Bệnh vẩy nến

Triệu chứng bệnh viêm da tiết bã nhờn

Gàu và “cứt trâu” là tên gọi chung của bệnh viêm da tiết bã nhờn. Trẻ từ 3 tháng tuổi dễ bị “cứt trâu” biểu hiện là vảy màu vàng hoặc nâu trên da đầu. Bệnh này thường biến mất trước khi trẻ được 1 tuổi mặc dù có thể trở lại khi tới tuổi dậy thì.

Viêm da tiết bã nhờn
Viêm da tiết bã nhờn trên da dầu (gầu) gây ra ngứa ngáy khó chịu vùng da đầu

Bạn có thể bị viêm da tiết bã trên mặt ở vùng quanh mũi, lông mày, trên mí mắt hoặc sau tai. Một số vùng trên cơ thể dễ nhiễm bệnh như:

  • Da quanh rốn
  • Da trên mông
  • Kẽ giữa cánh tay và ở kẽ chân.
  • Háng
  • Dưới ngực

Ở trẻ sơ sinh, viêm da tiết bã dễ bị nhầm với hăm tã.

Da bị ngứa, rát và có màu đỏ. Các vảy bong ra có màu trắng hoặc hơi vàng, ẩm hoặc nhờn.

Do viêm da tiết bã dễ bị nhầm lẫn với các bệnh về da khác nên bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp. Bác sĩ sẽ xem xét bề mặt da của bạn cũng như hỏi về lịch sử y tế của bạn. Nếu bác sĩ cho rằng da có triệu chứng này liên quan tới một tình trạng y tế khác thì bạn cần làm thêm một số xét nghiệm khác.

Điều trị viêm da tiết bã nhờn

viêm da tiết bã nhờn
Cần chú ý làm sạch da khi bị viêm da tiết bã nhờn

Ở một số trường hợp, viêm da tiết bã nhờn sẽ tự hết. Tuy nhiên phần lớn người mắc bệnh này sẽ rất dễ bùng phát trong một thời điểm nào đó. Bạn có thể kiểm soát bệnh bằng việc chăm sóc da đều đặn.

Người lớn bị viêm da tiết bã trên đầu (gầu) có thể dùng dầu gội trị gầu chứa một số thành phần sau:

  • Ketoconazole
  • Axit salicylic
  • Selen sulfua
  • Zn pyrithione

Đối với trẻ sơ sinh mắc phải “cứt trâu” hãy gội đầu hàng ngày cho bé bằng nước ấm và dầu gội trẻ em. Nếu không hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi để được tư vấn loại dầu gội phù hợp cho bé. Thông thường, hiện nay thường kết hợp bôi dầu lên vùng da dầu bị “cứt trâu” của bé để làm mềm các mảng dày, chà dầu khoáng lên và chải lại bằng lược cho bé để loại bỏ các vảy.

viêm da tiết bã nhờn
Trẻ bị “cứt trâu” nên gội đầu bằng nước ấm cùng dầu gội trẻ em thường xuyên

Đối vời người bị viêm da tiết bã ở các vùng da trên cơ thể hãy cố gắng giữ cho da sạch sẽ – luôn rửa bằng xà phòng và nước mỗi ngày. Ánh nắng mặt trời có thể ngăn chặn sự phát triển của nấm men làm viêm da. Do đó, tích cực làm việc ở ngoài trời và tập thể dục ở bên ngoài có thể giúp vết đỏ và vẩy nhanh biến mất. Tuy nhiên đừng quên kem chống nắng.

Một số phương pháp điều trị bệnh viêm da tiết bã khác như:

  • Bôi kem chống nấm.
  • Thuốc bôi Corticosteroid
  • Dầu gội thuốc theo toa bác sĩ

Hiệu quả sẽ kết hợp bởi các phương pháp điều trị khi bạn thay đổi cả lối sống, dùng thuốc và tắm gội.

Hãy làm việc với bác sĩ hoặc bác sĩ nhi khoa nếu bạn đung dùng một phương pháp điều trị khác ngoài dầu gội vì có thể có tác dụng phụ. Đặc biệt nếu bạn dùng thuốc lâu hơn so với chỉ định.

Nếu viêm da tiết bã của bạn không đỡ hơn hoặc nếu vùng đó bị đỏ, sưng, chảy máu thì cần điều trị dưới sự giám sát của bác sĩ.