Bệnh tiểu đường biến chứng có thể gây ảnh hưởng tới hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Tìm hiểu ngay các giải pháp ngăn chặn tiểu đường biến chứng để kéo dài tuổi thọ.
Bệnh tiểu đường gây biến chứng tim mạch
Bệnh tim là một trong những biến chứng tiểu đường phổ biến nhất. Khi đi khám, bác sĩ có thể cần làm các xét nghiệm tầm soát bệnh tim để giúp người bệnh phòng ngừa các vấn đề về tim mạch. Người bệnh cần được đo huyết áp, lấy máu để xét nghiệm xem mức cholesterol và chất béo trung tính.
Vì thế người bệnh tiểu đường nên phòng ngừa bệnh tim bằng cách giữ cân nặng trung bình, tập thể dục thường xuyên, kiểm soát căng thằng, giữ huyết áp và chỉ số cholesterol trong máu ở mức bình thường.
Nguy cơ đột quỵ ở người tiểu đường
Các triệu chứng của đột quỵ bao gồm:
- Yếu đột ngột ở một bên mặt hoặc cơ thể
- Tê mặt, cánh tay hoặc chân
- Khó khăn trong việc nói
- Tầm nhìn hạn chế
- Chóng mặt
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào trong số này, hãy gặp ngay bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.
Tiểu đường gây biến chứng bệnh thận
Nếu bạn bị tiểu đường, hãy xét nghiệm nước tiểu định kỳ để kiểm soát xem có mắc bệnh thận không.
Bác sĩ sẽ làm xét nghiệm creatinine máu để kiểm tra xem các cơ quan này hoạt động như thế nào. Họ cũng sẽ kiểm tra huyết áp của bạn thường xuyên. Huyết áp phải dưới 130/80 thì mới đảm bảo an toàn.
Tiểu đường biến chứng gây tổn thương dây thần kinh
Theo thời gian, bệnh tiểu đường biến chứng có thể gây tổn thương thần kinh. Bạn có thể cảm thấy tê, rát hoặc đau ở bàn tay, bàn chân hoặc cẳng chân. Nếu bạn mất cảm giác, bạn có thể không nhận thấy vết thương nhỏ có thể phát triển thành những vết thương lớn.
Kiểm tra các bộ phận này của cơ thể hàng ngày xem có bị mẩn đỏ, chai, nứt hoặc tổn thương khác không. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng bệnh này hãy báo cho bác sĩ ngay.
Bệnh võng mạc do biến chứng tiểu đường
Để bảo vệ thị lực, người bệnh tiểu đường hãy đi khám mắt ít nhất một lần mỗi năm. Người bị bệnh tiểu đường tuýp 1 trên 10 tuổi nên khám mắt trong vòng 2 – 3 năm sau khi được chẩn đoán. Người bị tiểu đường tuýp 2 nên khám mắt ngay khi được chẩn đoán.
Nếu bạn gặp vấn đề về thị giác cần đi khám thường xuyên hơn.
Biến chứng bệnh dạ dày
Bệnh tiểu đường có thể gây ảnh hưởng tới các dây thần kinh kiểm soát dạ dày khiến chúng hoạt động không được bình thường. Tình trạng này khiến cho dạ dày mất nhiều thời gian để tiêu hóa thức ăn. Khả năng tiêu hóa bị ảnh hưởng sẽ khiến khó kiểm soát lượng đường trong máu.
Rối loạn cương dương
Bệnh tiểu đường khiến cho nam giới dễ bị rối loạn cương dương hoặc liệt dương. Đôi khi những gì bạn cần làm là phải áp dụng lối sống lành mạnh hơn như: bỏ thuốc lá, tập thể dục thường xuyên và giảm căng thẳng. Quan trọng hơn là phải nói với bác sĩ vấn đề bạn đang gặp phải. Bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc hoặc biện pháp dành cho bạn.
Các vấn đề về da
Lượng đường trong máu tăng tạo môi trường tốt cho vi khuẩn và nấm phát triển trên da. Tiểu đường cũng làm giảm khả năng tự chữa lành của cơ thể.
Dễ bị nhiễm trùng
Bệnh tiểu đường tuýp 2 làm chậm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể. Lượng đường cao trong các mô giúp cho vi khuẩn dễ dàng sinh sôi và khiến cho nhiễm trùng xảy ra nhanh hơn. Một số vị trí dễ bị nhiễm khuẩn gồm: bàng quang, thận, âm đạo, bàn chân và da. Điều trị sớm khi có nhiễm trùng sẽ giúp ngăn ngừa tốt các biến chứng nghiêm trọng.
Các vấn đề răng miệng
Lượng đường trong máu càng ít được kiểm soát, bạn càng có nhiều khả năng gặp các vấn đề về răng miệng. Đây là lý do khiến bệnh tiểu đường gây hại cho các tế bào bạch cầu, vốn là lớp bảo vệ chính giúp cơ thể tránh nhiễm trùng. Nên đánh răng và dùng chỉ nha khoa làm sạch răng mỗi ngày. Khám răng định kỳ để biết được sớm các vấn đề răng miệng.
Đào Tâm