Âm nhạc ảnh hưởng đến hiệu quả học tập như thế nào?

Theo kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tờ Journal of Educational Psychology, những học sinh trung học đã tham gia các khóa học âm nhạc đạt điểm số cao hơn trong các môn toán, khoa học và tiếng Anh so với những học sinh khác.

hiệu quả học tập
Âm nhạc ảnh hưởng thế nào tới kết quả học tập?

Nghiên cứu cho thấy học âm nhạc ảnh hưởng tích cực tới kết quả học tập

Âm nhạc thường được xem là môn học phụ trợ trong chương trình đào tạo tiểu học và trung học trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Đặc biệt, môn học này còn bị lược bỏ ở phần lớn các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông tại Việt Nam. Ban giám hiệu nhà trường khi cần cắt giảm ngân sách thường nghĩ tới việc giảm lược các khóa học âm nhạc trước tiên bởi họ quan niệm rằng những học sinh dành nhiều thời gian cho âm nhạc sẽ học kém những môn học quan trọng như toán, khoa học và tiếng Anh.

hiệu quả học tập
Loại bỏ âm nhạc không giúp tăng điểm số môn toán, khoa học và tiếng Anh

Nghiên cứu tại Đại học British Columbia đã chứng minh quan niệm đó là sai lầm và nhận thấy rằng, học sinh càng được học âm nhạc, được chơi nhạc thì càng có điểm số cao ở những môn học trên.

Những học sinh đã học chơi một loại nhạc cụ từ tiểu học và tiếp tục chơi cho tới khi học trung học không chỉ đạt điểm số cao hơn đáng kể mà còn học sớm hơn 1 năm so với các học sinh cùng tuổi về các môn tiếng Anh, toán và khoa học. Kết quả này được đo lường bằng điểm kiểm tra, không phân biệt nền tảng kinh tế xã hội, dân tộc, giới tính và việc học trước các môn toán và tiếng Anh.

>> Xem thêm Bất ngờ khả năng cải thiện sức khỏe não bộ khi dùng cồn

hiệu quả học tập
Học sinh được học âm nhạc có điểm số các môn toán, khoa học cao hơn

Mối liên hệ giữa đào tạo âm nhạc và thành tích học tập

Nhóm nghiên cứu phân tích dữ liệu từ tất cả học sinh ở các trường công lập tại British Columbia đã học hết lớp 12, trong khoảng thời gian từ 2012 đến 2015. Mẫu dữ liệu có 112.000 học sinh, gồm những người đã hoàn thành ít nhất một kỳ thi chuẩn của môn toán, khoa học và tiếng Anh. Nhóm nghiên cứu cũng thu thập thông tin về nhân khẩu học của những đối tượng tham gia, bao gồm: giới, dân tộc, tình trạng kinh tế xã hội và việc học trước các kỹ năng số học và kiến thức.

Những học sinh được học ít nhất 1 khóa học về nhạc cụ trong chương trình học được xếp vào nhóm học sinh học âm nhạc. Khóa học âm nhạc đủ kiều kiện là những khóa yêu cầu kinh nghiệm chơi nhạc cụ trước đó và có bao gồm ban nhạc biểu diễn, chơi piano, dàn nhạc, ban nhạc Jazz, hợp xướng hòa nhạc và thanh nhạc.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy mối quan hệ giữa đào tạo âm nhạc và thành tích trong học tập được thấy rõ hơn ở nhóm học nhạc cụ so với nhóm học thanh nhạc. Phát hiện này cho thấy kỹ năng học được từ nhạc cụ có ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh ở trường.

>> Xem thêm Những hội chứng tâm thần cơ bản mà trẻ thường mắc phải

Kỹ năng học được khi chơi một loại nhạc cụ

Việc học chơi một loại nhạc cụ và chơi nó trong một nhóm đòi hỏi nhiều kỹ năng. Học sinh phải học cách đọc các ký hiệu âm nhạc, phát triển kỹ năng phối hợp tay-mắt, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng đội nhóm khi hòa nhạc và phát triển tính kỷ luật trong luyện tập. Tất cả những kinh nghiệm đó đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện khả năng nhận thức, điều hành, động lực học tại trường và năng lực của người học.

hiệu quả học tập
Chơi nhạc cụ trong một dàn nhạc đòi hỏi rất nhiều kỹ năng

Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng, thông thường, các nguồn lực cho đào tạo âm nhạc – bao gồm tuyển dụng các giảng viên âm nhạc chuyên nghiệp, các ban nhạc và nhạc cụ có dây – bị cắt giảm hoặc không có sẵn tại các trường tiểu học và trung học cơ sở, để tập trung vào toán, khoa học và tiếng Anh. Nhưng điều trớ trêu là đào tạo âm nhạc – học nhạc cụ trong nhiều năm và chơi trong một ban nhạc, dàn nhạc hoặc hát trong một dàn hợp xướng ở cấp độ chuyên nghiệp – có thể cải thiện thành tích học tập trong mọi lĩnh vực và là một cách lý tưởng để học sinh học tập tốt hơn tại trường học.

Vì vậy, nhóm nghiên cứu mong rằng, những phát hiện của họ thu hút được sự chú ý của học sinh, phụ huynh, giáo viên và các cấp lãnh đạo trong ngành giáo dục để âm nhạc có thể giúp ích cho sự phát triển toàn diện của học sinh.

Tài liệu tham khảo: 

University of British Columbia. “Music students do better in school than non-musical peers.” ScienceDaily, 24 June 2019.