Dậy thì sớm ở trẻ nhỏ – Nỗi lo của nhiều bố mẹ

Dậy thì sớm ở trẻ có thể gây ra nhiều hệ lụy khó lường và cũng khiến nhiều phụ huynh đau đầu. Tìm hiểu các dấu hiệu dậy thì sớm để biết cách xử trí kịp thời sẽ giúp ích cho cả phụ huynh và trẻ nhỏ.

Dậy thì sớm ở trẻ
Trẻ dậy thì sớm sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng về sau

Thông tin tổng quát về dậy thì sớm

Tuổi dậy thì bắt đầu trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai được coi như dậy thì sớm.

Khi dậy thì, xương và cơ sẽ phát triển nhanh chóng, thay đổi về hình dạng và kích thước cơ thể đồng thời phát triển khả năng sinh sàn.

Nguyên nhân của dậy thì sớm hiện vẫn chưa được xác định. Đôi khi một số tình trạng như nhiễm trùng, rối loạn hormone, khối u, bất thường trong não hoặc chấn thương có thể gây ra dậy thì sớm. Điều trị dậy thì sớm thường cần phải dùng thuốc để trì hoãn sự phát triển.

Dấu hiệu dậy thì sớm ở trẻ em

Các dấu hiệu và triệu chứng dậy thì sớm ở trẻ là xuất hiện một số thay đổi trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai:

  • Phát triển vú và có kỳ kinh nguyệt đầu tiên ở bé gái
  • Tinh hoàn và dương vật to ra, mọc râu và giọng nói trầm hơn ở bé trai
  • Phát triển lông mu hoặc lông ở dưới cánh tay
  • Chiều cao tăng lên nhanh chóng
  • Mọc mụn trứng cá
  • Xuất hiện mùi cơ thể

Khi nào cần đưa trẻ đi khám?

Trẻ dậy thì sớm
Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu dậy thì sớm bố mẹ cần đưa bé đi khám

Hãy đưa trẻ đi khám ngay lập tức nếu như bạn nhận thấy con mình có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng dậy thì sớm nào.

Nguyên nhân dẫn tới dậy thì sớm

Bộ não sẽ bắt đầu quá trình sản xuất một loại hormone gọi là hormone giải phóng gonadotropin (GnRH). Khi hormone này tới tuyến yên – một tuyến hình hạt đậu nhỏ ở đáy não – sẽ dẫn tới việc sản xuất nhiều hormone hơn trong buồng trứng đối với nữ (estrogen) và tinh hoàn đối với nam (testosterone).

  • Estrogen tham gia vào quá trình sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục nữ.
  • Testosterone chịu trách nhiệm cho sự tăng trưởng và phát triển các đặc tính sinh dục nam.

Dậy thì sớm thường do hai nguyên nhân được chia là: dậy thì sớm trung ương và dậy thì sớm ngoại biên. Cụ thể:

Dậy thì sớm trung ương

Trẻ dậy thì sớm
Dậy thì sớm trung ương không xác định được chính xác nguyên nhân

Hiện chưa biết chính xác nguyên nhân dẫn tới dậy thì sớm trung ương.

Ở trẻ dậy thì sớm trung ương, quá trình dậy thì bắt đầu quá sớm. Mô hình và thời gian của các bước trong quy trình là bình thường. Với trẻ nhỏ gặp tình trạng này, không có vấn đề y tế nào cơ bản và không có lý do xác định cho việc bị dậy thì sớm.

Với một số trường hợp rất hiếm thì dậy thì sớm trung ương là do:

  • Khối u trong não hoặc tủy sống (hệ thần kinh trung ương)
  • Khiếm khuyết trong não từ khi sinh ra, như tích tụ chất lỏng dư thừa (não úng thủy) hoặc khối u không phải ung thư
  • Bức xạ tới não hoặc tủy sống
  • Tổn thương não hoặc tủy sống
  • Tăng sản thượng thận bẩm sinh – một nhóm các rối loạn di truyền liên quan đến việc sản xuất hormone bất thường của tuyến thượng thận
  • Suy giáp – tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ hormone.

Dậy thì sớm ngoại vi

Estrogen và testosterone trong cơ thể trẻ gây ra loại dậy thì sớm này.

Dậy thì sớm ngoại vi ít phổ biến hơn xảy ra mà không có sự kích hoạt của hormone trong não của trẻ (GnRH) – để gây ra giai đoạn dậy thì. Thay vào đó, nguyên nhân là do giải phóng estrogen hoặc testosterone vào cơ thể do các vấn đề với buồng trứng, tinh hoàn, tuyến thượng thận hoặc tuyến yên.

Ở cả bé trai và bé gái thì một số nguyên nhân sau có thể dẫn tới dậy thì sớm ngoại biên:

  • Khối u trong tuyến thượng thận hoặc trong tuyến yên tiết ra hormone estrogen hoặc testosterone
  • Hội chứng McCune – Albright, một chứng rối loạn di truyền hiếm gặp ảnh hưởng đến màu da, xương và gây ra các vấn đề về nội tiết tố
  • Tiếp xúc với nguồn estrogen hoặc testosterone từ bên ngoài như kem hoặc thuốc mỡ.

Ở trẻ gái, dậy thì sớm ngoại vi cũng có thể liên quan tới:

Ở trẻ trai thì dậy thì sớm ngoại vi có thể liên quan tới:

  • Khối u trong các tế bào tạo ra tinh trùng hoặc trong các tế bào tạo ra testosterone
  • Chứng rối loạn hiếm gặp được gọi là chứng tăng sinh dục gia đình không phụ thuộc vào gonadotropin, gây ra bởi khiếm khuyết trong gen, có thể dẫn đến việc sản xuất sớm testosterone ở bé trai độ tuổi 1 – 4.

Yếu tố rủi ro dễ dẫn tới dậy thì sớm

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ bao gồm:

  • Là con gái: Trẻ em nữ thường có khả năng dậy thì sớm cao hơn so với nam.
  • Bị béo phì: Trẻ em thừa cân có thể bị dậy thì sớm.
  • Đang tiếp xúc với hormone sinh dục: Tiếp xúc với kem hoặc thuốc mỡ chứa estrogen hoặc testosterone, hoặc các chất khác có chứa các loại hormone này (như thuốc của người lớn hoặc thực phẩm chức năng), có thể làm tăng nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ.

Biến chứng của dậy thì sớm

Trẻ dậy thì sớm
Trẻ dậy thì sớm thường bị thấp hơn so với các bạn cùng lứa khi trưởng thành

Một số hệ lụy của dậy thì sớm ở trẻ gồm có:

  • Thấp hơn so với bạn cùng tuổi: Trẻ dậy thì sớm ban đầu có thể phát triển nhanh và cao hơn so với các bạn cùng lứa tuổi. Tuy nhiên vì xương của chúng trưởng thành nhanh hơn so với bình thường nên sẽ ngừng phát triển sớm hơn. Hệ quả là trẻ bị thấp hơn mức chiều cao trung bình khi trưởng thành. Sớm điều trị tình trạng dậy thì sớm sẽ giúp trẻ phát triển chiều cao ở mức bình thường.
  • Gặp các vấn đề về xã hội và tình cảm: Các bé gái và bé trai bắt đầu dậy thì sớm hơn các bạn cùng lứa sẽ có ý thức về những thay đổi trong cơ thể lớn hơn. Điều này dẫn tới ảnh hưởng tâm lý, tăng nguy cơ trầm cảm hoặc lạm dụng chất kích thích.

Phương pháp phòng ngừa dậy thì sớm ở trẻ nhỏ

Một số yếu tố nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ không thể tránh né được như giới tính. Tuy nhiên, bạn có thể giảm nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ nhỏ bằng cách:

  • Giữ cho con tránh xa các nguồn bổ sung estrogen và testosterone từ bên ngoài như thuốc kê đơn cho người lớn hoặc thực phẩm chức năng có chứa hai loại này.
  • Khuyến khích trẻ giữ mức cân nặng hợp lý bằng chế độ ăn uống lành mạnh, vận động, tập thể dục thể thao phù hợp.

Đào Tâm